YOMEDIA

32 câu bài tập trắc nghiệm về Hai lực đồng quy môn Vật lý 10 năm 2020

Tải về
 
NONE

32 câu bài tập trắc nghiệm về Hai lực đồng quy môn Vật lý 10 năm học 2019-2020 dưới đây gồm phương pháp giải và các bài tập ví dụ minh họa rất hay nằm trong Chuyên đề Tổng hợp và Phân tích lực. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả, rèn luyện kỹ năng giải bài tập Vật lý. Mời các em cùng tham khảo.

ADSENSE
YOMEDIA

32 CÂU BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VỀ HAI LỰC ĐỒNG QUY NĂM 2020

Câu 1: Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng 9N và 12N. Trong các giá trị sau đây, giá trị nào là độ lớn của hợp lực? Biết góc của hai lực là 900.

A. 1N.                         B. 2N.            

C. 15 N.                      D. 25N

Câu 2: Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của ba lực 6N, 8N và 10N. Hỏi góc giữa hai lực 6N và 8N bằng bao nhiêu?

A. 300 .                        B. 450.            

C. 600.                         D. 900.

Câu 3: Cho hai lực đồng quy có cùng độ lớn 10N. Góc giữa hai lực bằng bao nhiêu thì hợp lực cũng có độ lớn bằng 10N?

A. 900.                         B. 1200.                      

C. 600.                         D. 0­0.

Câu 4: Một vật có khối lượng 8,0 kg trượt xuống một mặt phẳng nghiêng nhẵn với gia tốc 2,0 m/s2. Lực gây ra gia tốc này bằng bao nhiêu? So sánh lực này với trọng lượng của vật. Lấy g = 10 m/s2.

A. 1,6 N, nhỏ hơn.                  B. 16N, nhỏ hơn.       

C. 160N, lớn hơn.                  D. 4N, lớn hơn.

Câu 5: Một quả bóng có khối lượng 500g đang nằm trên mặt đất thì bị đá bằng một lực 250N. Nếu thời gian quả bóng tiếp xúc với bàn chân là 0,02s thì bóng sẽ bay đi với vận tốc bằng bao nhiêu?

A. 0,01 m/s.                 B. 2,5 m/s.                  

C. 0,1 m/s.                   D. 10 m/s.

Câu 6: Một hợp lực 1,0N tác dụng vào một vật có khối lượng 2,0kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng thời gian 2,0 giây. Quãng đường mà vật  đi được trong khoảng thời gian đó là

A. 0,5m.                      B.2,0m.                                  

C. 1,0m.                      D. 4,0m

Câu 7: Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 5,0kg làm vận tốc của nó tăng từ 2,0m/s đến 8,0m/s trong thời gian 3,0 giây. Hỏi lực tác dụng vào vật là bao nhiêu?

A. 15N.                                   B. 10N.                                  

C. 1,0N.                                  D. 5,0N.

Câu 8: Hai tàu thuỷ có khối lượng 50 000 tấn ở cách nhau 1km. Lấy g = 10 m/s0, So sánh lực hấp dẫn giữa chúng với trọng lượng của một qủa cân có khối lượng 20g.

A. Lớn hơn.                B. Bằng nhau.            

C. Nhỏ hơn.                D. Chưa thể biết.

Câu 9: Một người có khối lượng 50kg hút Trái Đất với một lực bằng bao nhiêu? lấy g = 9,8m/s2

A. 4,905N.                  B. 49,05N.                 

C. 490,05N.                D. 500N.

Câu 10:Phải treo một vật có trọng lượng bằng bao nhiêu  vào lò xo có độ cứng k =100N/m để nó dãn ra được 10 cm?

A. 1000N.                   B. 100N.                    

C. 10N            .            D. 1N.

Câu 11: Một lò xo có chiều dai tự nhiên 10cm và có đọ cứng 40N/m. Giữ cố định một đầu và tác dụng vào đầu kia một lực 1N để nén lo xo. Khi ấy, chiều dài của nó là bao nhiêu?

A. 2,5cm.                    B. 12.5cm.                  

C. 7,5cm.                     D. 9,75cm.

Câu 12: Người ta dùng vòng bi trên bánh xe đạp là với dụng ý gì?

A. Để chuyển ma sát trượt về ma sát lăn.                   B. Để chuyển ma sát lăn về ma sát trượt.

C. Để chuyển ma sát nghỉ về ma sát lăn.                    D. Để chuyển ma sát lăn về ma sát nghỉ.

Câu 13: Điều gì sẽ xảy ra đôi với hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc nếu lực ép hai mặt đó tăng lên?

A. Tăng lên.                          B. Giảm đi.                 

C. Không thay đổi.                 D. Không biết được

Câu 14: Một vận động viên môn hốc cây (môn khúc côn cầu ) dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho nó một tốc độ đầu 10 m/s. Hệ số ma sát trượt giữa quả bóng mặt băng là 0,10. Lấy g = 9,8 m/s2. Hỏi quả bóng đi được một đoạn đường bằng bao nhiêu thì dừng lại?

A. 51m.                       B. 39m.                      

C. 57m.                       D. 45m.

Câu 15: Đẩy một cái thùng có khối lượng 50 kg theo phương ngang với lực 150 N làm thùng chuyển động. Cho biết hệ số ma sát trượt giữa thùng và mặt sàn là 0,2. Gia tốc của thùng là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2.

A. 1 m/s2.                           B. 1,01 m/s2.   

C. 1,02m/s2.                 D. 1,04 m/s2.

Câu 16: Viết phương trình quỹ đạo của một vật ném ngang với vận tốc ban đầu là 10m/s. Lấy g = 10m/s2.

A. y = 10t + 5t2.                      B. y = 10t + 10t2.       

C. y = 0,05 x2.                         D. y = 0,1x2.

Câu 17: Một máy bay ngang với tốc độ 150 m/s ở độ cao 490m thì thả một gói hàng xuống đất. Lấy g = 9,8m/s2 . Tấm bay xa của gói hàng  là

A. 1000m.                   B. 1500m.                  

C. 15000m.                 D. 7500m.

Câu 18: Một vật được ném ngang ở độ cao h = 80 m với vận tốc đầu  v0 = 20 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian và tầm bay xa của vật là

A. 1s và 20m.              B. 2s và 40m.             

C. 3s và 60m.              D. 4s và 80m.

Câu 19: Cần  tăng hay giảm khoảng cách bao nhiêu lần để lực hút  giữa hai vật tăng 16 lần

A. Giảm 4 lần                    B.Tăng 4 lần               

C.Giảm 16lần                    D.tăng 16 lần

Câu 20: Biết bán kính trái đât là 6400km. ở độ cao nào thì gia tốc rơi tự do giảm đi 4 lần so với mặt đất

A.h=3200km               B.6400km                  

C.12800km                 D.19200km

Câu 21: Một chất điểm đứng yên dướI tác dụng của ba lực có độ lớn 3N, 4N, 5N. HỏI góc giữa hai lực 3N và 4N là bao nhiêu?

A.300                           B.450                          

C.600                           D.900

Câu 22: Cần phải tăng hay giảm khoảng cách giữa hai vật bao nhiêu để lực hút tăng 6 lần. Chọn phương án trả lờI đúng trong các phương án sau.

A.Tăng 6 lần.              B.Tăng \(\sqrt 6 \) lần.         

C.Giảm 6 lần.              D.Giảm \(\sqrt 6 \) lần.

Câu 23: Một vật có khối lượng 3kg đang chuyển động thẳng đều với vận tốc vo=2m/s thì bắt đầu chịu tác dụng của một lực 12N cùng chiều véc tơ vo. Hỏi vật sẽ chuyển động 12m tiếp theo trong thời gian là bao nhiêu?

A. 1s                            B. 2,5s                        

C. 2,5s                         D. 2s

Câu 24: Phân tích lực \(\overrightarrow {{F}}\)  thành hai lực \(\overrightarrow {{F_1}} ;\overrightarrow {{F_2}}\)  theo hai phương OA vào OB; các  giá trị nào sau đây là độ lớn của hai lực thành phần?       

A. F= F2 = F         

B. F= F2 = \(\frac{1}{2}\)F   

C. F= F2 = 1,15 F    

D. F= F2 = 0,58 F   

Câu 25: Một chất diểm đứng yên dưới tác dụng của 3 lực 6N, 8N, 10N. Hỏi góc giữa hai lực 6N và 8N là bao nhiêu?

A. 300,                B. 600,                     

C. 450,                D. 900

 

...

---Để xem tiếp nội dung từ câu 26-32, các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu 32 câu bài tập trắc nghiệm về Hai lực đồng quy môn Vật lý 10 năm 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF