Chuyên đề Phân loại bài tập trắc nghiệm về Lực hấp dẫn môn Vật lý 10 theo dạng năm 2019 có đáp án dưới đây gồm nội dung ôn tập lý thuyết và các bài tập trắc nghiệm rất hay nằm trong chương 1 Động học chất điểm. Bên cạnh đó, tài liệu còn cung cấp đáp án chi tiết, giúp các em thuận tiện hơn khi đối chiếu với kết quả bài làm của mình. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo.
PHÂN LOẠI BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VỀ LỰC HẤP DẪN THEO DẠNG
DẠNG 1. LỰC HẤP DẪN GIỮA HAI CHẤT ĐIỂM
Câu 1. Hai vật có khối lượng bằng nhau đặt cách nhau 10cm thì lực hút giữa chúng là 1,0672.10-7N. Khối lượng của mỗi vật là
A. 2kg. B. 4kg
C. 8kg. D. 16kg.
Câu 2. Một vật khối lượng 2 kg, ở trên mặt đất có trọng lượng 20 N. Khi chuyển động tới một điểm cách tâm Trái Đất 2R (R là bán kính Trái Đất) thì nó có trọng lượng bằng
A. 1 N. B. 2.5N.
C. 5N. D. 10N.
Câu 3. Hai xe tải giống nhau, mỗi xe có khối lượng 2.104 kg, ở cách xa nhau 40 m. Lấy g = 9,8 m/s2.Lực hấp dẫn giữa chúng bằng bao nhiêu phần trọng lượng P của mỗi xe ?
A. 34.10-10P. B. 34.10-8P.
C. 85.10-8P. D. 34.10-12P.
Câu 4. Một con tàu vũ trụ có khối lượng m = 1000 kg đang bay quanh Trái Đất ở độ cao bằng hai lần bán kính Trái Đất. Cho biết gia tốc rơi tự do ở mặt đất là g = 9,8 m/s2. Lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên nó bằng
A. 4900 N. B. 3 270 N.
C. 2 450 N. D. 1089 N.
Câu 5. Bán kính của sao Hoả r = 3400 km và gia tốc rơi tự do ở bề mặt sao Hoả g = 0,38g0 (g0 là gia tốc rơi tự do ở bề mặt Trái Đất). Cho biết Trái Đất có bán kính R0 = 6 400 km và có khối lượng M0 = 6.1024 kg. Khối lượng của sao Hoả là
A. 6,4.1023kg. B. 1,2.1024kg.
C. 2,28.1024 kg. D. 21.1024kg.
Câu 6. Hai chất điểm có khối lượng m1 và m2 đặt cách nhau 40 cm, lực hút giữa chúng 6,67.10−9 N. Biết m1 + m2 = 10 kg và m2 > m1. Lấy G = 6,67.10-11 N.m2/kg2. Giá trị của m2 là
A. 3kg. B. 2kg.
C. 7kg. D. 8kg.
Câu 7. Gia tốc rơi tự do trên bề mặt mặt trăng là g0 và bán kính mặt trăng là 1740 km.Ở độ cao h =3480 km so với bề mặt mặt trăng thì gia tốc rơi tự do bằng
A. \(\frac{1}{9}{g_0}\). B. \(\frac{1}{3}{g_0}\) C. 3g0 D. 9g0
Câu 8. (KSCL THPT Yên Lạc – Vĩnh Phúc 2018-2019). Một vật ở trên mặt đất có trọng lượng P, R là bán kính Trái Đất. Cần chuyển vật đó tới vị trí cách cách mặt đất bao nhiêu để có trọng lượng P/16
A. 2R. B. 3R
C. 4R. D. R.
Câu 9. Một vật có khối lượng m. Nếu đặt vật trên mặt đất thì nó có trọng lượng là 20 N. Biết Trái Đất có bán kính R, để vật có trọng lượng là 5 N thì phải đặt vật ở độ cao h so với tâm Trái Đất là
A. R. B. 2R.
C. 3R. D. 4R.
Câu 10. Lực hấp dẫn giữa thầy Bảo và thầy Bình khi đứng cách nhau 20 cm là 9,7382.10-6 N. Biết thầy Bảo nặng hơn thầy Bình là 7 kg, lấy gia tốc trên mặt đất bằng g = 10 m/s2. Trọng lượng thầy Bảo là
A. 73 kg. B. 80 kg.
C. 730 N. D. 800 N.
Câu 11. Hai tàu thuỷ có khối lượng 50 000 tấn ở cách nhau 1km. Lấy g = 10 m/s2, So sánh lực hấp dẫn giữa chúng với trọng lượng của một quả cân có khối lượng 20g?
A. Lớn hơn. B. Bằng nhau.
C. Nhỏ hơn. D. Chưa thể biết.
Câu 12. Gọi g là gia tốc trọng trường trên Trái Đất. Gia tốc trọng trường trên một hành tinh có khối lượng riêng bằng Trái Đất nhưng bán kính nhỏ hơn k2 lần sẽ bằng
A. g/k. B. \(\frac{g}{{\sqrt k }}\). C. g/k3. D. g/k2.
Câu 13. Chia một vật khối lượng M thành 2 phần m1 và m2 rồi đặt chúng ở một khoảng cách xác định thì lực hấp dẫn giữa m1 và m2 lớn nhất khi
A. m1 = 0,9M; m2 =0,1M. B. m1=0,8M; m2 = 0,2M.
C. m 1 = 0,7M; m2 = 0, 3M D. m1 = m2 = 0,5M.
Câu 14. Gia tốc rơi tự do của vật tại mặt đất là g = 9,8 m/s2. Biết bán kính trái đất 6400 km.Độ cao của vật đối với mặt đất mà tại đó gia tốc rơi gh = 8,9 m/s2 nhận giá trị bằng
A. 26.500 km. B. 62.500 km.
C. 316 m. D. 5.000 km.
Câu 15. Một vật có khối lượng ở trên mặt đất có trọng lượng 10N. Khi chuyển vật tới một điểm cách tâm Trái Đất 2R (R: bán kính Trái Đất) thì có trọng lượng bằng
A. 10N. B. 5N.
C. 2,5N. D. 1N.
Câu 16. Hai túi mua hàng dẻo, nhẹ, có khối lượng không đáng kể, cách nhau 2m. Mỗi túi chứa 15 quả cam giống hệt nhau và có kích thước không đáng kể. Nếu đem 10 quả cam ở túi này chuyển sang túi kia thì lực hấp dẫn giữa chúng
A. bằng 2/3 giá trị ban đầu. B. bằng 2/5 giá trị ban đầu.
C. bằng 5/3 giá trị ban đầu. D. bằng 5/9 giá trị ban đầu.
Câu 17. Hai vật có kích thước nhỏ X và Y cách nhau một khoảng d mét. Khối lượng X gấp 4 lần Y. Khi X hấp dẫn Y với một lực 16N. Nếu khoảng cách giữa X và Y bị thay đổi thành 2d thì Y sẽ hấp dẫn X với một lực bằng
A. 1N. B. 4N.
C. 8N. D. 16N.
Câu 18. Một quả bóng được thả rơi gần bề mặt Trái Đất chạm đất sau 5s với vận tốc có độ lớn là 50m/s. Nếu quả bóng được thả với cùng độ cao như vậy trên hành tinh X. Sau 5s, vận tốc của nó có độ lớn là 31m/s. Lực hút của hành tinh X đó bằng mấy lần lực hút của Trái Đất?
A. 0,16 lần. B. 0,39 lần. C. 1,61 lần. D. 0,62 lần.
Câu 19. Trên hành tinh X, gia tốc rơi tự do chỉ bằng 0,25 gia tốc rơi tự do trên Trái Đất. Bỏ qua sự thay đổi gia tốc trọng trường theo độ cao. Nếu thả vật từ độ cao h trên Trái Đất mất thời gian là t thì cũng ở độ cao đó vật sẽ rơi trên hành tinh X mất thời gian là
A. 5t. B. 2t. C. t/2. D. t/4.
DẠNG 2. LỰC HẤP DẪN GIỮA CÁC VẬT CÓ DẠNG HÌNH CẦU, ĐỒNG CHẤT
Câu 20. Hai quả cầu mỗi quả có khối lượng 200kg,bán kính 5m đặt cách nhau 100m. Cho G = 6,67.10-11(Nm2/kg2). Nếu khoảng cách giữa hai của cầu có thể thay đổi thì lực hấp dẫn giữa chúng lớn nhất bằng
A. 2,668.10-6 N. B. 2,204.10-8 N. C. 2,668.10-8 N. D. 2,204.10-9 N.
Câu 21. Hai quả cầu đồng chất đặt cách nhau cố định một khoảng nào đó. Nếu bào mòn sao cho bán kính mỗi quả cầu giảm đi một nửa thì lực hấp dẫn giữa chúng sẽ giảm đi
A. 4 lần. B. 8 lần. C. 16 lần. D. 64 lần.
Câu 22. (HK1 chuyên QH Huế năm học 2018-2019). Hai quả cầu đặc đồng chất làm bằng một chất liệu, được đặt cách nhau một khoảng không đổi. nếu một trong hai quả cầu bị Bào mòn sao cho bán kính của nó bị giảm đi một nữa thì lực hấp dẫn lúc này
A.giảm 2 lần. B. giảm 4 lần. C. giảm 8 lần. D. giảm 16 lần.
Câu 23. Bán kính của trái đất là Rđ, của mặt trăng là RT. Nếu khối lượng riêng của cả hai như nhau thì tỉ số của gia tốc trọng trường trên bề mặt trái đất và bề mặt mặt trăng là
A. \(\frac{{{R_d}}}{{{R_T}}}\). B. \({\left( {\frac{{{R_d}}}{{{R_T}}}} \right)^2}\)
C. \({\left( {\frac{{{R_d}}}{{{R_T}}}} \right)^3}\) D. \(\frac{{R_d^3}}{{R_T^2}}\)
Câu 24. Hãy tính gia tốc rơi tự do trên bề mặt của Mộc Tinh. Biết gia tốc rơi tự do trên bề mặt của Trái Đất là g = 9,81 m/s2. Khối lượng của Mộc Tinh bằng 318 lần khối lượng Trái Đất; đường kính của Mộc Tinh và của Trái Đất lần lượt là 142980 km và 12750 km.
A. 278,2 m/s2. B. 24,8 m/s2.
C. 3,88 m/s2. D. 6,2 m/s2.
Câu 25. Người ta phóng một con tàu vũ trụ từ Trái Đất bay về hướng Mặt Trăng. Biết rằng khoảng cách từ tâm Trái Đất đến tâm Mặt Trăng bằng 60 lần bán kính R của Trái Đất; khối lượng Mặt Trăng nhỏ hơn khối lượng Trái Đất 81 lần. Hỏi ở cách tâm Trái Đất bao nhiêu thì lực hút của Trái Đất và của Mặt Trăng lên con tàu vũ trụ sẽ cân bằng nhau?
A. 50R. B. 60R.
C. 54R. D. 45R.
Câu 26. Đặt hai quả cầu có khối lượng là m1 và m2 cùng trên một đường thẳng và giữ cho quả cầu 1 cố định. Khi đặt cho quả cầu 2 vào vị trí A thì lực hút giữa chúng là 36.10-4 N; khi đặt quả cầu 2 vào vị trí B thì lực hút giữa chúng là 9.10-4 N. Lực hút giữa chúng khi đặt quả cầu 2 vào trung điểm của đoạn AB là
A.13,5.10-4 N. B. 22,5.10-4 N.
C. 27.10-4 N. D. 16.10-4 N.
Trên đây là toàn bộ nội dung Phân loại bài tập trắc nghiệm về Lực hấp dẫn môn Vật lý 10 theo dạng có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
-
Chuyên đề phương pháp giải bài tập Chuyển động thẳng đều môn Vật lý 10
-
Bài tập Xác định vận tốc trung bình. Xác định các giá trị trong chuyển động thẳng đều
-
Phương trình chuyển động và Đồ thị toạ độ - thời gian của Chuyển động thẳng đều
Chúc các em học tập tốt !