YOMEDIA

27 câu trắc nghiệm Cân bằng và chuyển động của vật rắn mức độ nhận biết và hiểu môn Vật lý 10

Tải về
 
NONE

27 câu trắc nghiệm Cân bằng và chuyển động của vật rắn mức độ nhận biết và hiểu môn Vật lý 10 năm 2020 dưới đây các bài tập minh họa bám sát với chủ đề Cân bằng của vật rắn. Bên cạnh đó, tài liệu còn cung cấp đáp án chi tiết, giúp các em thuận tiện hơn khi đối chiếu với kết quả bài làm của mình. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo.

ADSENSE
YOMEDIA

27 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN

1. Mức độ nhận biết:

Câu 1: Điền từ cho dưới đây vào chỗ trống: “ Muốn cho một vật chịu tác dụng của hai lực ở trạng thái cân bằng thì hai lực đó phải cùng giá ................................và ngược chiều”.

A. cùng độ lớn                                    B. không cùng độ lớn            

C. trực đối                               D. đồng qui

Câu 2: Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song: “ Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy, hợp của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba” Biểu thức cân  bằng lực của chúng là:

A. \({\vec F_1} - {\vec F_3} = {\vec F_2}\)         B. \({\vec F_1} + {\vec F_2} = - {\vec F_3}\)

C. \({\vec F_1} + {\vec F_2} = {\vec F_3}\)        D.\({\vec F_1} - {\vec F_2} = {\vec F_3}\)

Câu 3: Trọng tâm của vật là điểm đặt

A. Trọng lực tác dụng vào vật.                       B. Lực đàn hồi tác dụng vào vật.

C. Lực hướng tâm tác dụng vào vật.              D. Lực từ trường Trái Đất tác dụng vào vật.

Câu 4: Mô men của một lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho

A. tác dụng kéo của lực.                                             B. tác dụng làm quay của lực.                       

C. tác dụng uốn của lực.                                             D. tác dụng nén của lực.

Câu 5: Điền từ cho sẵn dưới đây vào chỗ trống: “Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng, thì tổng ............ có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các .......... có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ.

A. mômen lực.                        B. hợp lực.                

C. trọng lực.                D. phản lực.

Câu 6: Biểu thức nào là biểu thức mômen của lực đối với một trục quay?

A. \(M = Fd\)              B. \(M = \frac{F}{d}\)           

C. \(\frac{{{F_1}}}{{{d_1}}} = \frac{{{F_2}}}{{{d_2}}}\)            D. \({F_1}{d_1} = {F_2}{d_2}\)

Câu 7: Biểu thức của quy tắc hợp hai lực song song cùng chiều là

  A. \(\left\{ \begin{array}{l} {F_1} - {F_2} = F\\ \frac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{d_1}}}{{{d_2}}} \end{array} \right.\)                    B.   \(\left\{ \begin{array}{l} {F_1} + {F_2} = F\\ \frac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{d_2}}}{{{d_1}}} \end{array} \right.\)                   

C. \(\left\{ \begin{array}{l} {F_1} + {F_2} = F\\ \frac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{d_1}}}{{{d_2}}} \end{array} \right.\)                      D.  \(\left\{ \begin{array}{l} {F_1} - {F_2} = F\\ \frac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{d_2}}}{{{d_1}}} \end{array} \right.\)

Câu 8: Điền vào phần khuyết: Hợp của hai lực song song cùng chiều là một lực...........(1).............  và có độ lớn bằng.....(2)........ các độ lớn của hai lực ấy.

A. 1- song song, cùng chiều; 2- tổng.                                     B. 1- song song, ngược chiều; 2- tổng.

C. 1- song song, ngược chiều; 2- hiệu.                                   D. 1- song song, cùng chiều; 2 - hiệu.

Câu 9: Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là giá của trọng lực phải

A. xuyên qua mặt chân đế.                 B. không xuyên qua mặt chân đế.

C. nằm ngoài mặt chân đế.                  D. một đáp án khác.

Câu 10: Mức vững vàng của cân bằng được xác định bởi

A. độ cao của trọng tâm.                     B. diện tích của mặt chân đế.

C. giá của trọng lực.                            D. độ cao của trọng tâm và diện tích của mặt chân đế.

Câu 11: Điền khuyết vào phần trống: “Chuyển động tính tiến của một vật rắn là chuyển động trong đó đường nối hai điểm bất kỳ của vật luôn luôn ....................  với chính nó”.

A. song song.              B. ngược chiều.                      

C. cùng chiều.             D. tịnh tiến.

Câu 12: Mức quán tính của một vật quay quanh một trục không phụ thuộc vào

A. khối lượng của vật.                                    B. hình dạng và kích thước của vật.

C. tốc độ góc của vật.                         D. vị trí của trục quay.

Câu 13: Điền khuyết vào chỗ trống: “Ngẫu lực là: hệ hai lực .............. và cùng tác dụng vào một vật”.

A. song song, cùng chiều, có độ lớn bằng nhau.  B. song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau

C. song song, cùng chiều, không cùng độ lớn.     D. song song, ngược chiều, không cùng độ lớn.

Câu 14: Mômen của ngẫu lực được tính theo công thức

A. M = Fd.                  B. M = F.d/2.             

C. M = F/2.d.                          D. M = F/d

2. Mức độ hiểu

Câu 15: Tìm phát biểu SAI sau đây về vị trí trọng tâm của môt vật.

A. phải là một điểm của vật.                                       B. có thể trùng với tâm đối xứng của vật.

C.  có thể ở trên trục đối xứng của vật.                      D. phụ thuộc sự phân bố của khối lượng vật

Câu 16: Trong các vật hình: tam giác tù, hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật.

Vật nào có trọng tâm không nằm trên trục đối xứng của nó?

A. Tam giác tù.                       B. Hình vuông.                      

C. Hình tròn.                           D. Hình chữ nhật.

Câu 17: Nhận xét nào sau đây là đúng nhất. Quy tắc mômen lực   

A. Chỉ được dùng cho vật rắn có trục cố định.          B. Chỉ được dùng cho vật rắn không có trục cố định.

C. Không dùng cho vât nào cả.                                  D. Dùng được cho cả vật rắn có trục cố định và không cố định.

Câu 18: Đoạn thẳng nào sau đây là cánh tay đòn của lực?

A. Khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.            B. Khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.

C. Khoảng cách từ vật đến giá của lực.                      D. Khoảng cách từ trục quay đến vật.

Câu 19: Hãy chỉ ra dạng cân bằng của nghệ sĩ xiếc đang đứng trên dây ở trên cao so với mặt đất là

A. Cân bằng bền.                    B. Cân bằng không bền.        

C. Cân bằng phiến định.         D. Không thuộc dạng cân bằng nào cả.

Câu 20: Biện pháp nào dưới đây để thực hiện mức vững vàng cao của trạng thái cân bằng đối với xe cần cẩu.

A. Xe có khối lượng lớn.                                      B. Xe có mặt chân đế rộng.

C. Xe có mặt chân đế rộng và trọng tâm thấp.     D. Xe có mặt chân đế rộng, và khối lượng lớn.

Câu 21: Tại sao không lật đổ được con lật đật?

   A. Vì nó được chế tạo ở trạng thái cân bằng bền.         B. Vì nó được chế tạo ở trạng thái cân bằng không bền.

   C. Vì nó được chế tạo ở trạng thái cần bằng phiếm định.   D. Ví nó có dạng hình tròn.

Câu 22: Một vật đang quay quanh một trục với tốc độ góc w = 6,28 rad/s. Nếu bỗng nhiên mômen lực tácdụng lên nó mất đi thì

A. vật dừng lại ngay.                                                              B. vật đổi chiều quay.

C. vật quay đều với tốc độ góc w = 6,28 rad/s.                      D. vật quay chậm dần rồi dừng lại.

Câu 23: Chuyển động của đinh vít khi chúng ta vặn nó vào tấm gỗ là

A. chuyển động thẳng và chuyển động xiên.        B. chuyển động tịnh tiến và chuyển động xiên.

C. chuyển động quay và chuyển động chéo.        D. chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay.

Câu 24: Vật rắn không có trục quay cố định, chịu tác dụng của mômen ngẫu lực thì trọng tâm của vật sẽ như thế nào?

A. đứng yên.                           B. chuyển động.dọc trục.       

C. chuyển động quay.             D. chuyển động lắc.

Câu 25: Khi vật rắn không có trục quay cố định chịu tác dụng của mômen ngẫu lực thì vật sẽ quay quanh

A.trục đi qua trọng tâm.                                  B. trục nằm ngang qua một điểm.

C. trục thẳng đứng đi qua một điểm.              D. trục bất kỳ.

Câu 26: Khi vật rắn có trục quay cố định chịu tác dụng của mômen ngẫu lực thì vật rắn sẽ quay quanh

A. trục đi qua trọng tâm.                                 B. trục cố định đó.

C. trục xiên đi qua một điểm bất kỳ.               D. trục bất kỳ.

Câu 27: Khi chế tạo các bộ phận bánh đà, bánh ôtô.... người ta phải cho trục quay đi qua trọng tâm vì

A. chắc chắn, kiên cố.                                     B. làm cho trục quay ít bị biến dạng.

C. để làm cho chúng quay dễ dàng hơn.        D. để dừng chúng nhanh khi cần.

 

 

Trên đây là toàn bộ nội dung 27 câu trắc nghiệm Cân bằng và chuyển động của vật rắn mức độ nhận biết và hiểu môn Vật lý 10. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF