200 câu trắc nghiệm chuyên đề Nguyên hàm - Tích phân có đáp án sau đây sẽ giúp các em hệ thống các dạng bài tập của chuyên Nguyên hàm - Tích phân. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em ôn tập thật hiệu quả.
TRẮC NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ NGUYÊN HÀM - TÍCH PHÂN
HỌ NGUYÊN HÀM CỦA HÀM SỐ
1. Định nghĩa
Cho hàm số \(f(x)\) xác định trên khoảng K. Hàm số \(F(x)\) được gọi là nguyên hàm của hàm số \(f(x)\) nếu \(F'\left( x \right) = f\left( x \right)\) với mọi \(x \in K\).
Nhận xét. Nếu \(F(x)\) là một nguyên hàm của \(f(x)\) thì \(F(x)+C\) cũng là nguyên hàm của \(f(x)\).
Ký hiệu: \(\int {f\left( x \right){\rm{d}}x = F\left( x \right) + C} \).
2. Tính chất
\({\left( {\int {f\left( x \right){\rm{d}}x} } \right)^/} = f\left( x \right)\)
\(\int {a.f\left( x \right){\rm{d}}x} = a.\int {f\left( x \right){\rm{d}}x} {\rm{ }}\left( {a \in R,{\rm{ }}a \ne 0} \right)\)
\(\int {\left[ {f\left( x \right) \pm g\left( x \right)} \right]} {\rm{d}}x = \int {f\left( x \right){\rm{d}}x} \pm \int {g\left( x \right){\rm{d}}x} \)
3. Bảng nguyên hàm của một số hàm số thường gặp
Câu 1. Hàm số \(f(x)\) có nguyên hàm trên K nếu:
A. \(f(x)\) xác định trên K. B. \(f(x)\) có giá trị lớn nhất trên K.
C. \(f(x)\) có giá trị nhỏ nhất trên K. D. \(f(x)\) liên tục trên K.
Câu 2. Mệnh đề nào sau đây sai?
A. Nếu \(F(x)\) là một nguyên hàm của \(f(x)\) trên \((a;b)\) và \(C\) là hằng số thì \(\int {f\left( x \right){\rm{d}}x} = F\left( x \right) + C\).
B. Mọi hàm số liên tục trên \((a;b)\) đều có nguyên hàm trên \(\left( {a;b} \right) \Leftrightarrow {F^/}\left( x \right) = f\left( x \right),{\rm{ }}\forall x \in \left( {a;b} \right)\).
C. \(F(x)\) là một nguyên hàm của \(f(x)\) trên \((a;b)\).
D. .\({\left( {\int {f\left( x \right){\rm{d}}x} } \right)^/} = f\left( x \right)\)
Câu 3. Xét hai khẳng định sau:
(I) Mọi hàm số \(f(x)\) liên tục trên đoạn \(\left[ {a;b} \right]\) đều có đạo hàm trên đoạn đó.
(II) Mọi hàm số \(f(x)\) liên tục trên đoạn đều có nguyên hàm trên đoạn đó.
Trong hai khẳng định trên:
A. Chỉ có (I) đúng. B. Chỉ có (II) đúng.
C. Cả hai đều đúng. D. Cả hai đều sai.
Câu 4. Hàm số \(F(x)\) được gọi là nguyên hàm của hàm số \(f(x)\) trên đoạn \(\left[ {a;b} \right]\) nếu:
A. Với mọi \(x \in \left( {a;b} \right)\), ta có \({F^/}\left( x \right) = f\left( x \right)\).
B. Với mọi \(x \in \left( {a;b} \right)\), ta có \({f^/}\left( x \right) = F\left( x \right)\).
C. Với mọi \(x \in \left( {a;b} \right)\), ta có \({F^/}\left( x \right) = f\left( x \right)\).
D. Với mọi \(x \in \left( {a;b} \right)\), ta có \({F^/}\left( x \right) = f\left( x \right)\), ngoài ra \({F^/}\left( {{a^ + }} \right) = f\left( a \right)\) và \({F^/}\left( {{b^ - }} \right) = f\left( b \right)\).
Câu 5. Trong các câu sau đây, nói về nguyên hàm của một hàm số \(f\) xác định trên khoảng \(D\), câu nào là sai?
(I) \(F\) là nguyên hàm của \(f\) trên \(D\) nếu và chỉ nếu \(\forall x \in D:F'\left( x \right) = f\left( x \right)\).
(II) Nếu \(f\) liên tục trên \(D\) thì \(f\) có nguyên hàm trên .
(III) Hai nguyên hàm trên \(D\) của cùng một hàm số thì sai khác nhau một hằng số.
A. Không có câu nào sai. B. Câu (I) sai.
C. Câu (II) sai. D. Câu (III) sai.
Câu 6. Giả sử \(F(x)\) là một nguyên hàm của hàm số \(f(x)\) trên khoảng \((a;b)\). Giả sử \(G(x)\) cũng là một nguyên hàm của \(f(x)\) trên khoảng \((a;b)\). Khi đó:
A. \(F\left( x \right) = G\left( x \right)\) trên khoảng \((a;b)\).
B. \(G\left( x \right) = F\left( x \right) - C\) trên khoảng \((a;b)\), với \(C\) là hằng số.
C. \(F\left( x \right) = G\left( x \right) + C\) với mọi \(x)\) thuộc giao của hai miền xác định, \(C\) là hằng số.
D. Cả ba câu trên đều sai.
------------Để xem đầy đủ vui lòng xem online hoặc tải về máy------------
Ngoài ra quý thầy cô và các em học sinh có thểm tham khảo thêm 100 câu trắc nghiệm Vận dụng cao Hàm số có đáp án chi tiết
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm