YOMEDIA

Trình bày ý nghĩa giáo dục của truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

Tải về
 
NONE

Truyện ngụ ngôn nào cũng vậy, tác giả ngụ ngôn sáng tạo ra nó với mục đích gửi gắm những bài học đến tất cả mọi người. Dựa trên câu chuyện về các bộ phận trên cơ thể con người “Chân tay tai mắt miệng” là lời răn dạy mỗi người về tình đoàn kết trong cuộc sống. Tài liệu văn mẫu Trình bày ý nghĩa giáo dục của truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng sẽ giúp các em hiểu hơn về ý nghĩa của văn bản trên. Chúc các em học tập thật tốt!

ATNETWORK

I. SƠ ĐỒ TÓM TẮT GỢI Ý

II. DÀN BÀI CHI TIẾT

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm: Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh và trong kho tàng truyện ngụ ngôn Việt Nam câu chuyện “Chân tay tai mắt miệng” đã khẳng định được rất rõ chân lý ấy.

2. Thân bài

– Truyện đã dùng các bộ phận trên cơ thể người để nói về chính con người.

– Chân, tay, tai, mắt, miệng trước nay vẫn luôn chung sống hòa thuận, đoàn kết cho đến một ngày cô Mắt có ý kiến rằng họ luôn phải làm việc mệt mỏi, cực nhọc cả năm trong khi lão Miệng không cần làm gì cũng được hưởng của ngon, vật lạ.

–> Nhưng hành động bồng bột, suy nghĩ ích kỷ đó đã khiến họ phải trả giá.

– Cùng nhau đình công nhưng cuộc sống của họ không hề nhàn nhã, vui vẻ mà lại vô cùng mệt mỏi.

– Dựa trên câu chuyện về các bộ phận trên cơ thể con người “Chân tay tai mắt miệng” là lời răn dạy mỗi người về tình đoàn kết trong cuộc sống.

– Tất cả chúng ta đều biết đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh, tinh thần đoàn kết có thể giúp con người vượt qua mọi gian khó trong cuộc sống.

– Câu chuyện chính là bài học chân thực và đắt giá khiến mỗi người tự hiểu ra được ý nghĩa của tình đoàn kết trong cuộc sống.

– Đồng thời nó còn giúp mỗi người nhận thức được rằng bản thân họ là một cá thể riêng biệt, có cá tính riêng, có vai trò riêng, có nhiệm vụ riêng

3. Kết bài

Bằng câu chuyện hài hước, dí dỏm tác giả ngụ ngôn đã để lại cho chúng ta những bài học thật sâu sắc và ý nghĩa. Tôi tin chắc rằng câu chuyện sẽ là hành trang của mỗi người trên con đường tạo dựng sự nghiệp của mình.

III. BÀI VĂN MẪU

Đề bài: Trình bày ý nghĩa giáo dục của truyện Chân tay tai mắt miệng

Gợi ý làm bài

1. Bài văn mẫu số 1

Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh và trong kho tàng truyện ngụ ngôn Việt Nam câu chuyện “Chân tay tai mắt miệng” đã khẳng định được rất rõ chân lý ấy.

Chân tayTruyện đã dùng các bộ phận trên cơ thể người để nói về chính con người. Chân, tay, tai, mắt, miệng trước nay vẫn luôn chung sống hòa thuận, đoàn kết cho đến một ngày cô Mắt có ý kiến rằng họ luôn phải làm việc mệt mỏi, cực nhọc cả năm trong khi lão Miệng không cần làm gì cũng được hưởng của ngon, vật lạ. Ý kiến của cô mắt được tất cả mọi người ủng hộ, họ cùng nhau tuyên bố từ nay sẽ không làm gì nữa và lão Miệng phải tự nuôi bản thân mình. Nhưng hành động bồng bột, suy nghĩ ích kỷ đó đã khiến họ phải trả giá. Cùng nhau đình công nhưng cuộc sống của họ không hề nhàn nhã, vui vẻ mà lại vô cùng mệt mỏi. Cho đến khi hiểu ra sai lầm của mình tất cả liền tự giác ai làm việc nấy và họ lại cùng nhau chung sống hòa thuận.

Truyện ngụ ngôn nào cũng vậy, tác giả ngụ ngôn sáng tạo ra nó với mục đích gửi gắm những bài học đến tất cả mọi người. Dựa trên câu chuyện về các bộ phận trên cơ thể con người “Chân tay tai mắt miệng” là lời răn dạy mỗi người về tình đoàn kết trong cuộc sống. Tất cả chúng ta đều biết đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh, tinh thần đoàn kết có thể giúp con người vượt qua mọi gian khó trong cuộc sống. Vậy mà có đôi khi chúng ta lại ích kỷ, so bì với mọi người và tự tách ra khỏi cộng đồng. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân bạn mà còn ảnh hưởng đến cả những người xung quanh. Câu chuyện chính là bài học chân thực và đắt giá khiến mỗi người tự hiểu ra được ý nghĩa của tình đoàn kết trong cuộc sống. Đồng thời nó còn giúp mỗi người nhận thức được rằng bản thân họ là một cá thể riêng biệt, có cá tính riêng, có vai trò riêng, có nhiệm vụ riêng. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là họ được tách biệt ra khỏi cộng đồng và cần phải phát huy tốt ưu điểm của bản thân để cùng tạo thành một tập thể lớn mạnh.

Bằng câu chuyện hài hước, dí dỏm tác giả ngụ ngôn đã để lại cho chúng ta những bài học thật sâu sắc và ý nghĩa. Tôi tin chắc rằng câu chuyện sẽ là hành trang của mỗi người trên con đường tạo dựng sự nghiệp của mình.

2. Bài văn mẫu số 2

Trong những bài học mà cha ông ta vẫn truyền lại cho thế hệ trẻ có bài học về sự đoàn kết giữa cá nhân và tập thể. Không có cá nhân tách biệt, cũng không có tập thể mà chỉ có một người. Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể vẫn biểu hiện rất rõ trong cuộc sống của mỗi người. Câu chuyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” đã phản ánh được đúng đắn mối quan hệ gắn bó ấy. Cha ông ta đã kín đáo gửi gắm quan niệm sống cũng như bài học qua câu chuyện dân gian hàm chứa ý nghĩa sâu sắc này.

“Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” là câu chuyện hài hước, dí dỏm kể về cuộc sống của cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng. Chỉ vì sự ganh ghét, đố kị của cô Mắt đã dẫn đến tình huống cả bọn cùng tẩy chay lão Miệng, vì nghĩ rằng lão Miệng không phải làm gì nhưng cũng được hưởng thụ mọi miếng ngon ở trên đời. Suy nghĩ của cô Mắt đã khiến cho cậu Chân, cậu Tay và bác Tai cùng đồng tình ủng hộ.

Và diễn biến câu chuyện cứ thế trở nên phức tạp hơn. Khi nghe sự giải thích của cô Mắt thì tất cả mọi người đều tìm đến lão Miệng và nói “Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay chúng tôi đã cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi”. Mặc dù câu nói thể hiện sự tức giận, bực mình, bức bội bấy lâu nay nhưng suy nghĩ của cô Mắt không phải là không có lí. Vì cô Mắt chỉ nghĩ rằng lão Miệng không phải làm việc vất vả gì, chỉ việc ăn nên gây ra sự ghen ăn tức ở là đúng. Nhưng cô Mắt đã không biết rằng lão Miệng cũng làm, việc mà lão làm hằng ngày chính là nhai thức ăn, giúp nuôi sống cơ thể, để cho các bộ phận khác trên cơ thể có thể khỏe mạnh để hoạt động được.

Tuy nhiên lời giải thích của lão Miệng không được ai lắng nghe và đồng cảm. Sự rạn nứt, tan vỡ của các bộ phận trên cơ thể người cũng từ đó mà hình thành. Một tập thể từng hòa thuận, đoàn kết với nhau giờ bị tách biệt, chia bè kéo cánh.

Và chính suy nghĩ phiến diện của cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai đã dẫn đến nhiều hậu quả tai hại, và cái giá mà họ phải trả cũng rất đắt. Vì không phải làm việc để nuôi lão Miệng nên các bộ phận đó trở nên uể oải, mệt nhọc, không có động lực và tinh thần làm việc. Cậu Chân, cậu Tay cũng không vận động, chạy nhảy nhiều như trước nữa. Cô Mắt không còn tinh anh, suốt ngày mệt mỏi. Tất cả mọi người đều rơi vào trạng thái mệt mỏi, không thiết tha làm việc. Đây chính là hậu quả mà cả bọn phải trả giá, và việc họp nhau bàn lại mọi chuyện cũng xuất phát từ đây.

Bác Tai là người lớn tuổi nhất, đã ngộ ra điều mà bấy lâu nay mọi người vẫn nghĩ không đúng. Bác đã giải thích cho mọi người “Chúng ta lầm rồi các cháu ạ….” Chính lời nói chí lí như thế này đã thuyết phục được cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cùng đi đến nói chuyện với lão Miệng.

Những ngày cô Mắt, cậu Chân, cậu tay và bác Tai không làm việc, không có gì để ăn nên lão Miệng cũng trở nên mệt mỏi và không còn sức sống.

Như vậy qua chi tiết này có thể thấy được nếu như trong một tập thể không có sự đồng lòng và hợp sức của tất cả mọi người thì tập thể đó sẽ rơi vào bệ rạc và không còn một thể thống nhất. Bởi vậy trách nhiệm của mỗi cá nhân là phải cố gắng vì tập thể chứ không phải vì chính bản thân mình.

Câu chuyện kết thúc trong sự hòa thuận, vui vẻ của cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng. Sự hòa thuận này xuất phát từ sự thấu hiểu cho nhau, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau.

Từ câu chuyện hài hước, dí dỏm trên mà chúng ta mới ý thức được mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa cá nhân và tập thể, cách ứng xử của từng cá nhân trong một tập thể cũng hoàn toàn quan trọng, quyết định đến sự tồn tại của tập thể đó.

------------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----------

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON