YOMEDIA

Tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Tải về
 
NONE

Tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ mà Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận được nỗi lòng của người chinh phụ khi trông ngóng chồng đang chinh chiến ở miền viễn xứ. Đồng thời, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu này sẽ giúp các em định hướng được cách phân tích một vấn đề, một khía cạnh trong tác phẩm văn học. Mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, để nắm vững kiến thức của tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.

ATNETWORK
YOMEDIA

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả Đặng Trần Côn và đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ: Đặng Trần Côn là con người tài ba học giỏi và có tài văn chương. Đoạn trích này là một trong những đoạn hay và xúc động nhất của tác phẩm chinh phụ ngâm
  • Khát quát tâm trạng của người chinh phụ: Tâm trạng chủ đạo buồn sầu cô đơn nhung nhớ. 2. Thân bài

a. Nỗi cô đơn của người chinh phụ (8 câu đầu)

  • Cảnh ngộ: Chồng đi đánh trận, người chinh phụ phải ở nhà một mình.
  • Hành động:
    • “Gieo từng bước”: bước chân chậm rãi từng bước một
    • “Rủ thác đòi phen”: Buông xuống cuốn lên nhiều lần.

→ Hành động lặp đi lặp lại nhiều lần, không có mục đích

→ Tâm trạng bần thần, cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ.

  • Hình ảnh:
    • “Chim thước”: Loài chim báo tin lành. Người chinh phụ ngóng trông tin chồng thắng trận trở về, nhưng thươc chẳng mách tin → Sự ngóng trông đến vô vọng
  • “Ngọn đèn” “chẳng biết”: Gợi thời gian đêm khuya → Gợi sự cô đơn, khát vọng sum họp, không ai chia sẻ.
  • “Hoa đèn - bóng người”: Gợi sự trằn trọc, thao thức vì nhớ chồng, con người không còn sức sống. → Tâm trạng buồn sầu, nhớ nhung, ngóng trông vô vọng.
  • Lời độc thoại của nhân vật.
    • “Lòng thiếp riêng bi thiết”: Nỗi lòng bi thương, thảm thiết không nói lên lời
    • “Buồn rầu”: Buồn đau, cô đơn
    • “Khá thương”: Xót xa, đau đớn, bồn chồn
  • Nghệ thuật:
    • Đối: rủ - thác, ngoài - trong
    • Điệp ngữ bắc cầu: đèn biết chăng - đèn chẳng biết: Tâm trạng buồn triền miên, kéo dài.
    • Câu hỏi tu từ: Là lời than thở khắc khoải không yên
    • Những từ ngữ đặc tả tâm trạng: Bi thiết, buồn rầu, khá thương,... tô đậm tâm trạng nhân vật.

b. Nỗi sầu muộn triền miên của người chinh phụ (8 câu tiếp)

  • Cảnh vật
    • “Gà eo óc”, “năm trống”: Gợi âm thanh của sự lẻ loi, cô quạnh và thời gian ban đêm trống vắng → Người chinh phụ nhớ chồng thao thức suốt đêm
    • “Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên”: Bóng cây hòe ngoài sân trong vườn ngắn rồi dài, dài lại ngắn nhàm chán không có sức sống. → Cảnh vật gợi sự cô quạnh, hoang vắng đến đáng sợ
  • Thời gian
    • “Khắc giờ đằng đẵng như niên”: Một giờ xa cách như một năm dài đằng đẵng. → Nỗi buồn kéo dài vô tận.
  • “Mối sầu”, “dằng dặc”, “miền biển xa”: Cụ thể hóa nỗi sầu, giúp người đọc cảm nhận được sự dàn trải của nó. → Tô đậm nỗi cô quạnh, sầu muộn dàn trải của người chinh phụ
  • Hành động.
    • Động từ “gượng”: gượng gạo, miễn cưỡng
    • “Hương gượng đốt”, “hồn đà mê mải”: Miễn cưỡng đốt hương tìm sự thanh thản nhưng lại mê man.
    • “Gương gượng soi”, “lệ lại châu chan”: Gượng gạo soi gương mà òa khóc
    • “Gượng gảy ngón đàn”: Khát khao hạnh phúc nhưng lại sợ điềm gở
  • Hình ảnh: “Sắt cầm, dây duyên, phím loan”: Biểu tượng của hạnh phúc lứa đôi nhưng lại gợi nỗi đau chia lìa

→ Người chinh phụ càng cố gắng giải tỏa thì tâm trạng càng cô đơn, tuyệt vọng, nỗi sầu muộn càng trở nên ám ảnh.

  • Nghệ thuật
    • Sử dụng các từ láy gợi hình gợi cảm: eo óc, phất phơ, đằng đẵng,...
    • Sử dụng các hình ảnh so sánh: lấy vật hữu hình để nói vật vô hình để cụ thể hóa nỗi sầu.
    • Điệp từ “gượng”: Khắc họa tâm trạng gượng gạo một cách ám ảnh
    • Hình ảnh ước lệ, tả cảnh ngụ tình.

c. Niềm thương nhớ chồng của người chinh phụ (8 câu cuối)

  • Không gian:
    • “Gió Đông, non Yên”: Hình ảnh ước lệ gợi hình ảnh người vợ phải mượn ngọn gió Đông mới có thể truyền tải được nỗi nhớ chồng.
    • “Đường lên bằng trời”: Xa vời dường như không có điểm cuối

→ Nhấn mạnh sự xa cách trùng khơi của người chinh phụ, thể hiện tình yêu và nỗi nhớ da diết của người chinh phụ.

  • Tính chất nỗi nhớ.
    • “Thăm thẳm”: Gợi độ dài của thời gian, độ rộng của không gian, độ sâu của nỗi nhớ.
    • “Đau đáu”: Trạng thái không yên lòng, quan tâm nhớ nhung mong đợi day dứt khôn nguôi.

→ Nỗi nhớ triền miên trong thời gian vô tận được cụ thể hóa bằng không gian xa vơi, khắc họa nỗi nhớ khắc khoải dằng dặc.

  • Tâm trạng:
    • “Cảnh buồn, thiết tha lòng”: Tả cảnh ngụ tình, cảnh buồn, lòng người đau xót, quặn thắt.
    • “Cành cây sương đượm”: Gợi sự buốt giá, lạnh lẽo
    • “Tiếng trùng mưa phun”: Sự ảo não, hoang vắng, nghe được cả tiếng côn trùng kêu rả rích.

→ Tâm trạng cô đơn, thổn thức, nỗi nhớ thương, khát khao được đồng cảm nhưng vô vọng.

  • Nghệ thuật.
    • Từ láy gợi hình gợi cảm: thăm thẳm, đau đáu, thiết tha
    • Hình ảnh ước lệ: gió đông, non Yên.
    • So sánh: “đường lên bằng trời”
    • Điệp từ: “nhớ”, “gửi”, “thăm thẳm”
    • Điệp ngữ bắc cầu: “non Yên –non Yên”, “bằng trời - trời thăm thẳm”.
    • Tả cảnh ngụ tình: “Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun”.

d. Thái độ của tác giả trước tâm trạng của người chinh phụ

  • Thương xót, cảm thông trước tình cảnh cô đơn sầu muộn của người chinh phụ
  • Ngợi ca tấm lòng thủy chung, khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.
  • Lên án chiến tranh phong kiến đã gây ra cho con người bao đau khổ, mất mát

3. Kết bài

  • Khái quát lại tâm trạng của người chinh phụ
  • Thể hiện suy nghĩ của bản thân: Đồng cảm, thương xót cho người phụ nữ, trân trọng những vẻ đẹp phẩm chất của họ.

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Gợi ý làm bài:

Đặng Trần Côn là người làng Mọc, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Hiện chưa rõ năm sinh, năm mất của ông, chỉ biết ông là một danh sĩ nổi tiếng hiếu học, tài ba sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Cảm xúc trước hiện thực những cuộc chiến tranh do giai cấp phong kiến đương thời tiến hành chém giết lẫn nhau để tranh giành địa vị hoặc đàn áp những cuộc khởi nghĩa của nông dân, Đặng Trần Côn đã sáng tác “Chinh Phụ Ngâm” để nói lên những khổ đau, mất mát của con người, nhất là tình cảnh người vợ lính trong chiến tranh.

Nhiều người đã diễn Nôm Chinh phụ ngâm, song chỉ bản diễn Nôm Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm vượt qua giới hạn của bản dịch để trở thành sự đồng sáng tạo tuyệt vời. Dịch giả đã dùng thể thơ song thất lục bát, một thể thơ do người Việt sáng tạo để miêu tả những diễn biến tâm trạng người chinh phụ có chồng đi chinh chiến. Trong đó đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” đã nói lên tình cảnh và tâm trạng người chinh phụ cô đơn, buồn khổ trong thời gian chồng ngoài chiến trận, không có tin tức, không rõ ngày trở về, đồng thời thể hiện ý nghĩa nhân đạo sâu sắc.

Tám câu thơ đầu diễn tả nỗi bồn chồn của người chinh phụ trong cảnh lẻ loi. Không gian hết sức vắng lặng, hiu hắt, chỉ có bước chân của người lẻ bóng thầm gieo trên hiên vắng. người chinh phụ đứng ngồi không yên, hết rủ rèm rồi lại cuốn rèm, đi đi lại lại như chờ mong tin lành báo chồng trở về, nhưng tin tức về người chồng vẫn bặt vô âm tín. Nỗi thất vọng tràn trề. Ở ngoài hiên hay ở trong phòng, nàng vẫn lẻ loi, cô đơn hết sức. Mong con chim thước cất lên tiếng kêu, nhưng đến cả tiếng chim của sự mong mỏi cũng im vắng. Đêm khuya, một mình một bóng dưới ánh đèn, người chinh phụ khao khát sự đồng cảm, sẻ chia, nàng hi vọng ngọn đèn thấu hiểu và soi tỏ lòng mình. Nhưng đèn vô tri, vô cảm, đèn không thể an ủi, sẻ chia cùng người nỗi buồn đau cô lẻ.

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

Chinh phụ ngâm thể hiện nỗi đau khổ của người chinh phụ phải sống trong cảnh lẻ loi, cô đơn.

Bốn câu thơ tiếp theo diễn tả những gắng gượng của người chinh phụ để mong thoát khỏi vòng vây của cảm giác lẻ loi, cô đơn, nhưng không thoát nổi. Người chinh phụ gượng soi gương để trang điểm, nhưng nhìn thấy gương mặt mình, người chinh phụ lại không cầm nổi nước mắt. Đau đớn nhất là khi:

Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,

Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng

Đàn cầm, đàn sắt thường hoà âm với nhau ví như cảnh vợ chồng đoàn tụ, hoà thuận, ấm êm. Dây đàn uyên ương gợi lên biểu tượng lứa đôi gắn bó, hoà hợp như đôi chim uyên ương. Những biểu tượng ấy càng khơi sâu nỗi sầu cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ. Ba từ “gượng” diễn tả cảm giác vô duyên, trớ trêu, xót xa trước cảnh ngộ. Dây đàn “đứt” và “chùng” đều là dấu hiệu về điềm gở. Nỗi kinh hãi, ngại ngùng của người chinh phụ khi “gượng gảy ngón đàn” trở thành một mặc cảm về sự lẻ loi, cô đơn trọn kiếp của cô phụ.

Tám câu thơ cuối thể hiện nỗi khao khát gửi tình thương nhớ sâu nặng của người chinh phụ đến chồng, nhưng trong nỗi khao khát ấy đã chứa sẵn mầm tuyệt vọng. Làn gió đông yếu ớt kia không đủ sức mang nỗi lòng thương nhớ “nghìn vàng” của nàng đến tận non Yên xa thẳm. Nỗi nhớ thương càng trở nên thăm thẳm, không thể cân đo đong đếm được. Nỗi niềm ấy chìm vào lạnh lẽo với hình ảnh sương gió, mưa, tiếng côn trùng. Tất cả đều sự gợi cô đơn, buồn nhớ.

Chinh phụ ngâm thể hiện nỗi đau khổ của người chinh phụ phải sống trong cảnh lẻ loi, cô đơn. Đoạn trích có ý nghĩa đề cao hạnh phúc lứa đôi của tuổi trẻ và phản kháng chiến tranh phi nghĩa. Tiếng nói nhân đạo của Chinh phụ ngâm hoà vào với tiếng nói nhân đạo của văn học thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX có ý nghĩa khẳng định truyền thống quý báu của văn học dân tộc.

 

Trên đây là bài văn mẫu Tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON