YOMEDIA

Phân tích bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng

Tải về
 
NONE

Bài văn mẫu Phân tích bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng dưới đây đã được Học247 biên soạn và tổng hợp bao gồm: Sơ đồ tóm tắt gợi ý, dàn bài chi tiết cùng bài văn mẫu nhằm giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học hay và đặc sắc nhất. Chúc các em học tập thật tốt nhé! Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tào Tháo uống rượu luận anh hùng.

ATNETWORK

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả La Quán Trung.

- Khái quát về tác phẩm.

b. Thân bài:

* Nhân vật Lưu Bị:

- Tình thế của Lưu Bị:

+ Thế lực còn yếu, phải nương dựa vào Tào Tháo.

+ Tìm mọi cách để giấu ý đồ chiến lược của mình.

- Phản ứng trước câu hỏi dò xét của Tào Tháo:

+ Giật mình, đánh rơi thìa đũa, ung dung cúi nhặt.

+ Dẫn câu nói của Khổng Tử.

+ Lợi dụng tiếng sấm che giấu thái độ và mưu đồ.

=> Khôn ngoan, thận trọng, bình tĩnh đối phó.

- Quan niệm về người anh hùng:

+ Cứu khốn phò nguy.

+ Báo đền nợ nước, yên định lê dân.

=> Có chí khí làm vua.

=> Tính cách tiêu biểu của Lưu Bị qua đoạn trích trên: trầm tĩnh đầy bản lĩnh, khiêm nhường, khôn ngoan, kiên trì, nhẫn nại thực hiện chí lớn.

* Tính cách nhân vật Tào Tháo:

- Quan niệm về người anh hùng:

+ Chỉ đề cao tài năng cá nhân “phải hơn đời, chí lớn tung hoành bốn phương”.

+ Không thấy được yêu cầu đạo đức đối với người anh hùng.

+ Đa nghi, kiêu ngạo.

+ Có tài bao trùm vũ trụ.

- Bản chất:

+ Có tài thao lược nhưng mưu mô xảo quyệt.

+ Bằng mọi thủ đoạn để đạt được mục đích.

+ Đa nghi, kiêu ngạo nên chủ quan, thiếu cảnh giác.

=> Tính cách tiêu biểu của Tào Tháo qua đoạn trích trên: bản lĩnh, tự tin đến mức tự cao tự đại, chủ quan, coi  thường Lưu Bị.

* Giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm:

- Giá trị nội dung: Ngợi ca Lưu Bị - một con người khiêm nhường, thận trọng, kín đáo, khôn ngoan.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Khắc họa tính cách nhân vật qua lời nói, cử chỉ, dáng điệu, chi tiết giàu kịch tính, tăng sức hấp dẫn của lời kể.

+ Sử dụng hình ảnh thiên nhiên để làm rõ tính cách nhân vật.  

c. Kết bài:

- Cảm nhận chung về tác phẩm.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Bằng một bài văn ngắn em hãy phân tích văn bản Tào Tháo uống rượu luận anh hùng của La Quán Trung.

GỢI Ý LÀM BÀI

3.1. Bài văn mẫu số 1

Đoạn trích này nam ở hồi thứ 21 của Tam quốc diễn nghĩa. Nội dung kể về bữa rượu Tào Tháo đãi Lưu Bị trong thời gian ba anh em Lưu – Quan – Trương tạm thời nương náu trên đất Ngụy để chờ thời cơ ra đi mưu nghiệp lớn. Đề tài của hai người trong bữa rượu là bàn luận về anh hùng và mục đích của Tào Tháo là thăm dò và thử thách Lưu Bị. Hiểu rõ ý đồ đó nên Lưu Bị đã khôn khéo đánh lạc hướng, khiến Tào Tháo không còn nghi ngờ gì nữa. Qua đoạn trích, người đọc có thể hiểu phần nào quan niệm về người anh hùng của Tào Tháo và sự sáng suốt cùng tính cách khôn ngoan, thận trọng của Lưu Bị.

La Quán Trung đã vẽ chân dung nhân vật bằng những lời lẽ, cử chí tiêu biểu nhất, chọn lọc nhất, ở đoạn trích này, ta thấy Tào Tháo và Lưu Bị hoàn toàn tương phản về mặt tính cách nhưng đặt cạnh nhau thì tính cách của mỗi nhân vật lại càng thêm nổi bật. Vị trí của đoạn trích này nằm sau đoạn kể về việc ba anh em Lưu – Quan – Trương phải tạm náu mình dưới trướng Tào Tháo. Lúc này, Tào Tháo đang ở thế rất mạnh, còn Lưu Bị, tuy cũng ấp ủ chí anh hùng tạo dựng sự nghiệp lớn lao nhưng thế lực còn quá yếu.

Tình thế hiểm nghèo chẳng khác nào cá nằm trên thớt. Tào Tháo vốn đa nghi và gian hiểm. Nếu Lưu Bị sơ hở để lộ tung tích thì cầm chắc cái chết. Vì thế mà Lưu Bị hết sức cẩn thận: Huyền Đức bấy giờ sợ Tháo nghi mình có mưu đồ gì, bèn làm một vườn rau ở sau nhà, ngày ngày vun xới, tưới tắm để làm cho Tháo khỏi ngờ. Thế nhưng chuyện ấy Tào Tháo cũng biết.

Việc Tào Tháo sai Hứa Chử và Trương Liêu là hai dũng tướng thân cận của hắn đến mời tạo ra một tình huống bất ngờ và bất lợi cho Lưu Bị. Trong lúc Quan Vũ và Trương Phi đi vắng, không biết Tào Tháo mời mình đến dinh Thừa tướng để làm gì? Lưu Bị đã giật mình hỏi: Việc gì khẩn cấp thế, hai ông? Từ chối không đi hoặc nấn ná trì hoãn đều bất ổn, Lưu Bị buộc phải theo Hứa Chử, Trương Liêu đến yết kiến Tào Tháo.

Lưu Bị đến phủ Thừa tướng, Tào Tháo thay cho lời chào bằng câu: Huyền Đức độ này ở nhà làm một việc lớn lao đấy nhỉ! khiến cho Lưu Bị sợ tái mặt. Rồi Tào Tháo dắt Lưu Bị ra sau vườn, nói tiếp: Huyền Đức học làm vườn, chắc không phải là một việc dễ dàng? Lúc bấy giờ, Lưu Bị mới vững dạ đáp một cách tự nhiên rằng: Không có việc gì, làm để tiêu khiển đó thôi.

Trong câu chuyện Tào Tháo hỏi Lưu Bị về sự biến hóa để trở thành rồng như thế nào? Đây là một câu hỏi mang ẩn í nhằm thăm dò Lưu Bị xem có muốn trở thành rồng, có mưu đồ làm vua bá chủ thiên hạ hay không?Tào Tháo là người học rộng hiểu nhiều nên khi ông nói tới sự chuyển hóa thành rồng thật thâm thúy, nhiều ý nghĩa sâu xa: Rồng thì lúc to lúc nhỏ, lúc to thì thì nổi mây phun mù, lúc nhỏ thì thu hình ẩn bóng…Rồng ví như người anh hùng trong đời.

Tào Tháo vô cùng khôn khéo, đa mưu chủ động lái câu chuyện của mình rẽ sang một hướng khác cho có vẻ tự nhiên nhưng thực chất hắn đang cố ý đưa nhân vật Lưu Bị và tình thế khó xử khi hắn bất ngờ đặt câu hỏi “Huyền Đức lâu nay đi khắp bốn phương bao nhiêu anh hùng đời nay hẳn biết cả xin nói cho nghe?” Trước sự thăm dò của Tào Tháo, Lưu Bị chỉ khiêm nhường “Bị người trần mắt thịt không biết ai là anh hùng…”Tào Tháo vẫn không yên tâm nên cố gắng gặng hỏi thêm “Đã đành không biết mặt nhưng phải nghe tiếng chứ?”

Tình thế khiến Lưu Bị rơi vào thế bị động không thể khước từ được mãi nên ông đành đưa ra một vài cái tên, nhưng nói tới ai thì Tào Tháo để khinh khi cho rằng những người đó chỉ là chó giữ nhà, hoặc một kẻ hèn kém sớm muộn gì cũng chết trong tay của Tào Tháo mà thôi. Qua đoạn trích ta thấy được rõ nét tính cách của hai nhân vật Lưu Bị là người hiền lành, nhã nhặn, nhún nhường nhưng không kém phần thông minh và khôn khéo . Ngược lại Tào Tháo là người đa nghi, hống hách, và tỏ vẻ cao ngạo khinh đời.

Thông qua những lời văn sắc sảo của mình tác giả La Quán Trung đã khắc họa thành công nhân vật của mình làm nên tính đối nghịch trong câu chuyện và thể hiện rõ được cái nhìn nhân sinh của tác giả trong tác phẩm. Trích đoạn này thể hiện sự đấu trí giữa hai nhân vật Lưu Bị và Tào Tháo, trong câu chuyện luận anh hùng Lưu Bị cố tình đưa ra những cái tên nhỏ bé tầm thường để Tào Tháo chủ quan khinh địch tưởng trong thiên hạ chỉ có mình hắn là anh hùng, Lưu Bị cũng khôn khéo, để cho Tào Tháo chừa mình ra, để hắn không tìm cách đề phòng mà thủ tiêu mình.

Qua đoạn trích tác giả đã thể hiện sự tài tình của mình trong ngôn ngữ, trong cách miêu tả tâm trạng nhân vật cho thấy La Quán Trung là bậc thầy văn chương.

3.2. Bài văn mẫu số 2

“Tam quốc diễn nghĩa” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của văn học Trung Hoa. “Tam quốc diễn nghĩa” là tác phẩm nổi tiếng nhất của tác giả La Quán Trung, không chỉ tái hiện lại chuyện lịch sử mà xét về mặt văn học thì các nhân vật của ông đều có những tính cách riêng không ai lẫn vào với ai được. Và nói đến “Tam quốc diễn nghĩa” thì người đọc không thể nào quên nhân vật Tào Tháo đặc biệt là qua đoạn trích “Tào Tháo uống rượu luận anh hùng” thuộc chương 21 của tác phẩm.

Có thể thấy ba anh em Lưu,Quan, Trương đều như đã muốn dựng nghiệp trị quốc tuy nhiên do ba anh em mới có thể khởi nghiệp cho nên vẫn còn yếu, và cả chuyện đất đai không có nên sang nương nhờ Tào Tháo chờ thời cơ. Huyền Đức lúc này nhanh trí đã trồng một vườn rau sau nhà và hàng ngày cứ vun xới để cho Tào Tháo không nghi ngờ.

Trước tiên là nhân vật Lưu Bị, Lưu Bị được xem là một người anh hùng thật sự chưa thể thắng nổi Tào Tháo thì Lưu đã như quyết định giả vờ là một người ngày ngày chỉ biết vun trồng vườn rau ngoài nhà. Ta cũng như đã cảm nhận thấy rất rõ rằng đó chính là chí anh hùng và sự thông minh và rất đỗi nhạy bén của ông. Lưu Bị lúc này đây như lại không mù quáng mà cũng như không suy xét tình hình. Ông như cũng đã biết rõ tình thế của mình cũng như của địch và biết làm nhẫn nhịn chờ đợi thời cơ đến.

Tào Tháo quả thật cũng thông minh không kém, bởi ở ông ta toát lên một vẻ gian hùng khác người thường. Có lẽ, tuy ở bên phản diện nhưng quả thật ông ta đã được xem là một người có tài và rất thông minh mà khó ai có thể sánh kịp. Nhân vật Tào Tháo dường như cũng đã sớm đã biết được âm mưu của ba anh em nhà Lưu,Quan ,Trương lúc này lại như muốn thu phục người tài cũng như tránh được mầm họa sau nay ông ra sức mua chuộc dụ dỗ họ. Còn việc Lưu Bị ông vẫn chưa phát hiện được ra.

Cũng chính vì muốn ẩn dấu mình mà cho nên khi được người của Tào Tháo đến mời đi uống rượu thì Lưu Bị đã rất mất bình tĩnh và gương mặt của Lưu Bị như đã “tái mét mặt”. Và có thể nói cho tới đây kịch tính bắt đầu xuất hiện. Đặc biệt hơn nữa là khi Tào Tháo nói rằng “Huyền Đức dạo này ở nhà làm một việc lớn lao đấy nhỉ?” thì dường như lúc này Lưu Bị đã thật bất ngờ và giật mình nhưng sau khi lấy lại được bình tĩnh nên trả lời rằng “không có việc gì làm để tiêu khiển đó thôi”. Tiếp sau đó nhân vật Tào Tháo như đã hỏi Lưu Bị về những vị anh hùng. Lưu Bị cũng đã đoán biết ý và đã làm ra vẻ mộng muội không biết gì nhưng vẫn bị dồn đến mức phải kể ra mới yên thân.

Qua những hành động và bản tính của hai người ta có thể thấy rõ quan điểm cũng như sự khác nhau về tư tưởng của họ. Tào Tháo quan niệm anh hùng là:"Anh hùng là người trong bụng có chí lớn, có m¬ưu cao, có tài bao trùm được cả vũ trụ, có chí nuốt cả trời đất" điều đó cho thấy đây là một quan niệm áp bức bóc lột trong xã hội phog kiến Trung Quốc. Quan niệm về anh hùng của Lưu Bị không đồng nhất với quan điểm với Tào Tháo, ngay từ nhỏ Lưu Bị đã có chí lớn nhưng giờ đây không phải lúc để Lưu Bị tranh luận, lúc này, phải giữ bí mật quan điểm của bản thân để khỏi bị Tào Tháo tiêu diệt.

Có thể hiểu đây là lúc Lưu Bị mai danh ẩn tích để chờ đợi thời cơ lộ diện. Bởi thế, đọc qua đoạn trích, tưởng như Tào Tháo phủ nhận ý kiến Lưu Bị, Lưu Bị lúc thì sợ tái mặt, lúc thì đánh rơi cả thìa đũa, có nghĩa là Lưu Bị thua. Nhưng thực chất, trong cuộc đấu trí này, Lưu Bị đã là người giành phần thắng và ông đã thực hiện thành công màn kịch của mình, đó là màn kịch của người có mư¬u cao, chí lớn trong thiên hạ, biết chờ thời, biết cương nhu đúng lúc, đúng chỗ.

Các vị anh hùng được Lưu Bị kể ra đều bị Tháo gạt phăng đi. Nào là "Viên Thiệu mặt béo mà gan non, háo mưu mà vô đoán, gánh việc lớn thì tiếc thân, thấy lợi nhỏ lại quên mệnh, không phải là anh hùng" rồi đến "Lưu Biểu chỉ có hư danh, không có thực tài. Ðâu phải là anh hùng". Khi Lưu Bị hỏi thế ra ai mới là người anh hùng trong thiên hạ Tháo bèn thẳng thắn chỉ tay vào Lưu và ngực mình mà nói: " Anh hùng trong thiên hạ ngày nay chỉ có sứ quân với Tháo này mà thôi!". Lưu Bị nghe thấy thế thì không khỏi giật mình ông đánh rơi hết cả bát đũa xuống.

Thế nhưng ngay lúc đó sấm cũng đồng thời vang lên che đi sự giật mình ấy. Phải chăng bậc anh hùng hiền tài không chỉ được nhân dân yêu mến mà còn được trời thương. Lưu Bị lấy ngay lý do "sợ sấm" để che đậy cái sợ thật sự của mình. May thay cũng chính cái lí do sợ sấm đó mà che được mắt được Tào Tháo, hắn nghĩ Huyền Đức là kẻ tầm thường không đáng để hắn phải bận tâm, đàng hoàng là một bậc trương phu mà lại sợ sấm. Chính sự trùng hợp và lí do khôn khéo đó mà Huyền Đức vừa vẫn được an thân nương nhờ Tháo vừa lại có thời gian đợi thời cơ đến. Chính vì sự khôn khéo đó mà người đời vẫn có câu khen ngợi Huyền Đức rằng:

"Gượng vào hang cọp tạm nương thân,

Lộ mặt anh hùng, đũa rớt lăn!

Vội vã bầy ra trò sợ sấm,

Tùy cơ ứng biến lẹ như thần"

Người tài giỏi nhưng cần phải có đức thì mới được chứ như Tháo cũng là một bậc anh hùng tài giỏi hơn người đấy nhưng ngặt một nỗi hắn gian hùng chứ không phải anh hùng. Một bậc anh hùng thật sự thì không thể có quan niệm đè đầu cưỡi cổ thiên hạ để làm bá chủ thiên hạ được. Anh hùng thật sự là phải coi trọng nhân dân và biết làm việc nghĩa như Huyền Đức chứ không phải như Tháo kia. Như thế có thể nói cuộc uông rượu lần một Tháo đã thua Huyền Đức.

Cuộc nói chuyện tưởng chừng dừng lại ở đấy thì bỗng Quan Vân Trường và Trương Phi xông vào tay cầm kiếm lăm lăm xông vào người bên tả kẻ bên hữu. Khi nhìn thấy Lưu Bị đang uống rượu với Tháo thì hai người viện cớ múa kiếm mua vui cho hai người. Thật may cho họ nếu không thì đã hỏng hết việc lớn. Ngày hôm sau Tháo lại cho mời Lưu Bị đến uống rượu thì nghe được tin Viên Thiệu đã diệt Công Tôn Toản. Nhân sự kiện đó mà Huyền Đức có cơ hội "Ta đang như chim trong lồng, như cá trong lưới.

Ta đi chuyến này cũng như cá ra biển cả, chim lượn trời xanh, không còn bị ràng buộc gì nữa!" Tháo cho người đuổi theo nhưng nhờ tài khôn khéo và mưu trí cuộc hành trình của ba anh em Lưu Bị vẫn diễn ra bình thường. Đó lại là lần thua thứ hai của Tào Tháo, như thế mới biết người anh hùng Lưu Bị sáng suốt như thế nào, nhạy bén ra sao khi biết ẩn mình, biết nắm bắt thời cơ và dành chiến thắng. Quả xứng đáng là một bặc thiên tài một bậc anh hùng thực sự.

Qua đoạn trích này ta càng thêm yêu mến những vị anh hùng thời xưa của Trung Quốc và đồng thời thêm khâm phục tài năng cũng như mưu lược mà tiêu biểu ở đây là Lưu Bị. Không những thế đoạn trích còn giúp ta mường tượng được lịch sử Trung Quốc lúc bấy giờ. Dường như đoạn trích này cũng góp phần ca ngợi những bậc anh hùng uyên thâm trận sư biết ẩn nấu khi yêu và khởi sự khi có thời cơ. Với cốt truyện hoàn chỉnh ly kỳ hấp dẫn, với hàng loạt các tình tiết trùng hợp như cơn mưa và tiếng sấm, ngôn ngữ trang trọng đã làm cho đoạn trích khó quên khi người ta đọc nó.

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON