Đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019 có kết cấu đề thi gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm, có gợi ý giải sẽ giúp các em học sinh củng cố lại kiến thức đồng thời rèn luyện kỹ năng giải bài chuẩn bị thật tốt cho kì thi THPT QG sắp đến. Mời các em cùng tham khảo.
Đề thi thử THPT QG môn Hóa lần 1 năm 2019 - Trường THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng
Câu 41. Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là
A. nhiệt phân CaCl2. B. dùng Na khử Ca2+ trong dung dịch CaCl2.
C. điện phân CaCl2 nóng chảy. D. điện phân dung dịch CaCl2.
Câu 42. Chất nào sau đây có thể làm khô khí NH3?
A. CuO bột. B. H2SO4 đặc. C. P2O5. D. CaCl2.
Câu 43. Chất nào sau đây có thể tham gia phản ứng trùng ngưng?
A. C2H5OH. B. CH2=CHCOOH. C. CH3COOH. D. H2NCH2COOH.
Câu 44. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Saccarozơ còn gọi là đường nho.
B. Glucozơ bị khử bởi H2/Ni thu được sobitol.
C. Fructozơ có nhiều trong mật ong.
D. Có thể dùng dung dịch AgNO3 trong NH3 để phân biệt saccarozơ và glucozơ.
Câu 45. Điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catot xảy ra quá trình
A. khử ion Na+.
B. khử ion Cl–.
C. oxi hóa ion Na+.
D. oxi hóa ion Cl–.
Câu 46. Kim loại Fe phản ứng với dung dịch nào sau đây tạo thành muối sắt (III)?
A. Dung dịch H2SO4 (loãng dư) .
B. Dung dịch HCl dư.
C. Dung dịch HNO3 (loãng, dư) .
D. Dung dịch CuSO4 dư.
Câu 47. Kim loại có khả năng dẫn điện tốt nhất là
A. Cu.
B. Ag.
C. Al.
D. Au.
Câu 48. Phương trình điện li nào sau đây không đúng?
A. HCl → H+ + Cl–.
B. H3PO4 → 3H+ + PO43–.
C. Na3PO4 → 3Na+ + PO43-
D. CH3COOH → CH3COO- + H+ .
Câu 49. Chất nào sau đây phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng tạo ra kim loại Ag?
A. CH3COOH. B. C2H5OH. C. HCOOH. D. C6H5OH.
Câu 50. Metyl acrylat có công thức cấu tạo thu gọn là
A. CH2=CHCOOCH3. B. CH3COOCH3. C. CH3COOCH=CH2. D. C2H5COOCH3.
Câu 51. Chất nào sau đây dùng để thực hiện phản ứng tráng bạc trong công nghiệp sản xuất gương, ruột phích?
A. Anđehit fomic. B. Glucozơ. C. Anđehit axetic. D. Saccarozơ.
Câu 52. Cho các chất: CaC2, HCHO, CH3COOH, CO, C6H12O6, CCl4, NaHCO3, NaCN. Số chất hữu cơ trong số các chất đã cho là
A. 3. B. 5. C. 6. D. 4.
Câu 53. Ancol X có công thức đơn giản là C2H5O. X tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch xanh lam. Số công thức cấu tạo phù hợp với X là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 54. Cho m gam glucozơ tác dụng với lượng dư AgNO3 trong NH3 thu được 86,4 gam Ag. Mặt khác, lên men hoàn toàn m gam glucozơ, khí CO2 tạo ra cho hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được khối lượng kết tủa là
A. 60 gam. B. 80 gam. C. 40 gam. D. 20 gam.
Câu 55. Hỗn hợp X gồm hai loại axit cacboxylic no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X, thu được 11,2 lít khí CO2 (ở đktc). Trung hòa 0,15 mol X cần 500 ml dung dịch NaOH 0,5M. Công thức của hai axit trong X là
A. CH3COOH và HCOOH. B. CH3COOH và C2H5COOH.
C. HCOOH và HOOC-COOH. D. HCOOH và CH2(COOH)2.
Câu 56. Cho 200 ml dung dịch Ca(OH)2 3M vào 500 ml dung dịch KHCO3 1M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 60. B. 30. C. 50. D. 40.
Câu 57. Đốt cháy kim loại R trong bình chứa khí clo, thu được 32,5 gam muối. Thể tích khí clo đã phản ứng là 6,72 lít (ở đktc). Kim loại R là
A. Fe. B. Mg. C. Cu. D. Al.
Câu 58. Cho các este sau: C6H5COOCH3, HCOOCH=CH-CH3, CH3COOCH=CH2, HCOOC2H5, C6H5OCOCH=CH2, HCOOCH=CH2, C6H5OCOCH3, C2H5OCOCH3. Số este khi thủy phân trong môi trường kiềm thu được ancol là
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 59. Điều chế cao su buna từ xenlulozơ theo sơ đồ sau: Xenlulozơ → Glucozơ → Etanol → Buta-1,3-đien → Cao su buna. Khối lượng xenlulozơ cần để sản xuất 1 tấn cao su buna là
A. 8,571 tấn. B. 17,857 tấn. C. 10,714 tấn. D. 3,000 tấn.
Câu 60. Cho 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M phản ứng với x ml dung dịch H2SO4 0,05M thu được (200 + x) ml dung dịch có pH = 13. Sau phản ứng, khối lượng kết tủa tối đa thu được là
A. 1,32 gam. B. 4,66 gam. C. 2,33 gam. D. 1,94 gam.
Câu 61. Trộn 0,54 gam bột nhôm với hỗn hợp gồm bột Fe2O3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm, thu được hỗn hợp X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO3, thu được hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 3. Thể tích khí NO (ở đktc) là
A. 0,025 lít. B. 0,224 lít. C. 0,672 lít. D. 0,075 lít.
Câu 62. Cho các chất: CH3COOCH3; ClNH3CH2COOH; HOCH2C6H4OH; CH3COOC6H5; HCOOH. Số chất tác dụng với NaOH trong dung dịch theo tỉ lệ mol 1 : 2 là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 63. Cho Mg vào dung dịch chứa FeSO4 và CuSO4. Sau phản ứng, thu được chất rắn X chỉ có một kim loại và dung dịch Y chứa 2 muối. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. CuSO4 và FeSO4 hết, Mg dư. B. FeSO4 dư, CuSO4 chưa phản ứng, Mg hết.
C. CuSO4 dư, FeSO4 chưa phản ứng, Mg hết. D. CuSO4 hết, FeSO4 chưa phản ứng, Mg hết.
Câu 64. Hỗn hợp chất rắn X gồm: BaCO3, Fe(OH)2, Al(OH)3, CuO và MgCO3. Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào nước dư, thu được dung dịch Z chứa 2 chất tan và phần không tan E. Các chất trong E gồm
A. Fe2O3, Cu, MgO. B. Fe2O3, CuO, MgO.
C. FeO, CuO, MgO. D. Fe2O3, CuO, MgO, Al2O3.
Câu 65. Trong điều kiện thích hợp, cacbonmonooxit phản ứng được với dãy các chất nào sau đây?
A. CuO, CuSO4, Cu(OH)2 . B. O2, Ca(OH)2, CaO.
C. O2, Fe2O3, CuO. D. O2, Al, Al2O3.
Trên đây là phần trích dẫn nội dung đề thi thử THPT QG môn Hóa lần 1 năm 2019 - Trường THPT Chuyên Trần Phú, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô đăng nhập để tải về máy. Ngoài ra, các em học sinh có thể thực hiện để thi online tại đây:
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!