YOMEDIA

Đề thi chọn HSG vòng 2 môn Hóa học 9 năm 2019-2020 Phòng GD&ĐT Bù Đăng

Tải về
 
NONE

Kỳ thi học sinh giỏi luôn thu hút được sự quan tâm và đón nhận không chỉ của các bạn học sinh, giáo viên mà còn có những bậc phụ huynh. Kì thi học sinh giỏi không chỉ đánh giá năng lực của các em học sinh mà còn là kì thi để tuyển chọn ra những tài năng trẻ và bồi dưỡng các em thành những nhân tài cho đất nước về sau. Hiểu được điều đó HOC247 đã biên soạn và tổng hợp Đề thi chọn HSG vòng 2 môn Hóa học 9 năm 2019-2020 Phòng GD&ĐT Bù Đăng có lời giải và đáp án chi tiết nhằm giúp các em học sinh cũng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng giải bài tập khó đồng thời đánh giá được năng lực bản thân cũng như tiếp cận các cách ra đề thi mới. Mời các quý thầy cô, quý phụ huynh cùng các em tham khảo.

ADSENSE
YOMEDIA

PHÒNG GD&ĐT BÙ ĐĂNG

ĐỀ THI CHỌN HSG VÒNG 2

MÔN HÓA HỌC 9

NĂM HỌC 2019-2020

 

Câu 1:

1. Từ các chất Na2O, CaO, H2O, CuSO4, FeCl3 . Viết các phương trình hóa học điều chế các hiđroxit tương ứng.

2. Có 5 gói bột trắng là KNO3, K2CO3, K2SO4, BaCO3, BaSO4. Chỉ được dùng thêm nước, khí cacbon đioxit và các dụng cụ cần thiết. Hãy nhận biết từng chất bột trắng nói trên.

Câu 2:

1. Cho hỗn hợp gồm 3 chất rắn: Al2O3, SiO2 và Fe2O3 vào dung dịch chứa một chất tan A thì thu được một chất kết tủa B duy nhất. Hãy cho biết A, B có thể là những chất gì? Cho ví dụ và viết phương trình hóa học minh họa.

2. Đơn chất của hai nguyên tố X, Y  ở điều kiện thường là chất rắn. Số mol X trong 8,4 gam nhiều hơn số mol Y trong 6,4 gam là 0,15mol. Biết khối lượng mol của X nhỏ hơn khối lượng mol của Y là 8 gam.

a. Xác định nguyên tố X, Y

b. Các nguyên tố X, Y có thể tạo nên những loại hợp chất nào? Cho ví dụ minh họa.

Câu 3: Xác định các chất A, B, C, D, E và viết phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển đổi hóa học sau:

Câu 4: A là dung dịch H2SO4, B là dung dịch NaOH.

1. Trộn 50 ml dung dịch A với 50 ml dung dịch B được dung dịch C. Cho quỳ tím vào dung dịch C thấy có màu đỏ. Thêm từ từ  dung dịch NaOH 0,1M vào dung dịch C đến khi quỳ trở lại màu tím thì thấy hết 20 ml dung dịch NaOH.

2. Trộn 50ml dung dịch A với 100ml dung dịch B thu được dung dịch D. Cho quỳ tím vào dung dịch D thấy có màu xanh. Thêm từ từ dung dịch HCl 0,1M vào dung dịch D đến khi quỳ trở lại màu tím thấy hết 20 ml dung dịch HCl.

3. Tính nồng độ mol của các dung dịch A và B.  

Câu 5: Hòa tan hỗn hợp kim loại Na và Ba (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch A và 6,72 lít khí (đktc).

1. Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch HCl 0,1M để trung hòa 10% dung dịch A.

2. Cho 56 ml CO2 (đktc) hấp thụ hết vào 10% dung dịch A. Tính khối lượng kết tủa thu được.

3. Thêm m gam NaOH vào 10% dung dịch A ta được dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,2M thu được kết tủa C. Tính m để cho khối lượng kết tủa C là lớn nhất, bé nhất. Tính khối lượng kết tủa lớn nhất, bé nhất. 

 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG HÓA 9 VÒNG 2

Câu 1:

1.

Na2O + H2O → 2NaOH

CaO + H2O → Ca(OH)2

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4

CuSO4 + Ca(OH)2 → Cu(OH)2↓ + CaSO4

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓+ 3NaCl

2FeCl3 + 3Ca(OH)2  → 2Fe(OH)3↓+ 3CaCl2

2.

- Lấy mẫu thử

- Hòa tan lần lượt các mẫu thử vào nước: Hai mẫu không tan là BaCO3 và BaSO4, ba mẫu tan là KNO3, K2CO3 và K2SO4.

- Sục khí CO2 vào 2 ống nghiệm chứa 2 mẫu không tan: Mẫu tan là BaCO3 mẫu không tan là BaSO4: BaCO3 + CO2 + H2O → Ba(HCO3)2

- Lấy dung dịch Ba(HCO3) thu được cho vào 3 mẫu muối kali tan: Dung dịch không tạo kết tủa trắng là KNO3:

K2CO3 + Ba(HCO3) → BaCO3 ↓ + 2KHCO3

K2SO4 + Ba(HCO3) → BaSO4 ↓ + 2KHCO3

- Sục khí CO2 vào 2 ống nghiệm có kết tủa trên: kết tủa nào tan ra thì muối ban đầu là K2CO3. Muối kia là K2SO4.

Câu 2:

1. Ta thấy hỗn hợp gồm: Fe2O3 là oxit bazo, SiO2 là oxit axit, Al2O3 là oxit lưỡng tính, nên khi cho vào dung dịch chứa một chất tan A  thu được một chất rắn duy nhất B sẽ xảy ra hai trường hợp sau:

* Trường hợp 1: A là kiềm (VD: NaOH), Al2O3 và SiO2 tan còn chất rắn không tan là Fe2O3 (Chất B). PTHH:

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

SiO2 + 2NaOH  → Na2SiO3 + H2O

* Trường hợp 2: Chất A là axit (VD: dd HCl), Al2O3 và Fe2O3 tan còn SiO2 không tan (Chất B). PTHH:

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

2.

a)  Đặt khối lượng mol của  nguyên tố X là x

 → Khối lượng mol của nguyên tố Y là  x + 8

Ta có:  \(\frac{{8,4}}{x} - \frac{{6,4}}{{x + 8}} = 0,15\)

Giải  PT trên ta được: x = 24  → X là Magie (Mg)

KL mol của nguyên tố Y = 24 + 8 = 32 →  Y là Lưu huỳnh (S)

b)  Mg và S tạo được các loại hợp chất:

- Oxit bazo: MgO , Oxit axit: SO2, SO3

- Bazo: Mg(OH)2

- Axit: H2SO3, H2SO4

- Muối: MgS, MgSO3, MgSO4

Câu 3:

* A: SO2         C: Na2SO3         E: Na2SO4

   B : SO       D: H2SO3

* PTHH:

(1)   8FeS2  +  11O2  → 4Fe2O3 + 8SO2

(2)    2SO2 + O2 → 2SO3

(3)    SO3 + 2NaOH  → Na2SO3 + H2O

(4)    SO3  + H2O → H2SO4

(5)    H2SO4 + Na2SO3 → Na2SO4 + H2O + SO2

(6)    SO2 + H2O → H2SO3

(7)     H2SO3  + 2NaOH  →Na2SO3 + 2H2O

(8)    Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2↑ + H2O

(9)   H2SO4 + 2NaOH  → Na2SO4 + 2H2O

(10)   Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓+ 2NaCl

 

---(Để xem đáp án đầy đủ của đề thi chọn HSG vòng 2 môn Hóa học 9 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là trích đoạn nội dung Đề thi chọn HSG vòng 2 môn Hóa học 9 năm 2019-2020 Phòng GD&ĐT Bù Đăng, đề xem thêm nhiều tài liệu hay, hữu ích các em vui lòng truy cập vào hoc247.net để xem online hoặc tải về máy!

Các em có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt! 

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF