YOMEDIA

Đề thi chọn HSG môn Hóa học 9 năm học 2018 - 2019 Huyện Hoằng Hóa

Tải về
 
NONE

Kỳ thi học sinh giỏi luôn thu hút được sự quan tâm và đón nhận không chỉ của các bạn học sinh, giáo viên mà còn có những bậc phụ huynh. Kì thi học sinh giỏi không chỉ đánh giá năng lực của các em học sinh mà còn là kì thi để tuyển chọn ra những tài năng trẻ và bồi dưỡng các em thành những nhân tài cho đất nước về sau. Hiểu được điều đó HOC247 đã biên soạn và tổng hợp Đề thi chọn HSG môn Hóa học 9 năm học 2018 - 2019 Huyện Hoằng Hóa có lời giải và đáp án chi tiết nhằm giúp các em học sinh cũng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng giải bài tập khó đồng thời đánh giá được năng lực bản thân cũng như tiếp cận các cách ra đề thi mới. Mời các quý thầy cô, quý phụ huynh cùng các em tham khảo.

ADSENSE
YOMEDIA

UBND HUYỆN HOẰNG HÓA

ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP HUYỆN

MÔN HÓA HỌC 9

Năm học: 2018 – 2019

Thời gian: 150 phút

 

Câu 1 : Cho sơ đồ biến hóa sau:

Biết A + HCl  → D + G + H2O

Tìm công thức của các chất kí hiệu bằng các chữ cái (A, B,...). Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ trên.

Câu 2 : Hãy giải thích và chứng minh bằng phương trình phản ứng các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm sau: Cho CO2 dư lội chậm qua dung dịch nước vôi trong (Có nhận xét gì về sự biến đổi số mol kết tủa theo số mol CO2). Sau đó cho tiếp nước vôi trong vào dung dịch vừa thu được cho đến dư.

Câu 3 : Hòa tan oxít MxOy bằng dung dịch H2SO4 24,5% thu được dung dịch muối có nồng độ 32,2%. Hãy tìm công thức phân tử oxít.

Câu 4 : Cho 4,58g hỗn hợp Zn, Fe, Cu vào cốc đựng 170ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A và chất rắn B. Hãy cho biết dung dịch CuSO4 dư hay hỗn hợp kim loại dư?

Câu 5 : Tính nồng độ mol (CM) ban đầu của dung dịch H2SO4 (dung dịch A) và dung dịch NaOH (dung dịch B). Biết rằng: 

- Nếu đổ 3 lít dung dịch A vào 2 lít dung dịch B thì thu được dung dịch có nồng độ của axit dư là 0,2M.

- Nếu đổ 2 lít dung dịch A vào 3 lít dung dịch B thì thu được dung dịch có nồng độ của NaOH dư là 0,1M.

Câu 6 : Hòa tan hoàn toàn 35,2g hỗn hợp gồm kim loại A (hóa trị n) và kim loại B (hóa trị m) bằng 500ml dung dịch axit clohiđric d = 1,2gam/ml. Phản ứng xong, thu được 26,88 lít khí H2 (ở đktc).

a) Tính tổng khối lượng muối thu được.

b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch axit ban đầu.

 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI BẬC THCS CẤP HUYỆN

Câu 1: Chọn đúng các chất: (các chất X; Y; Z có thể đổi vị trí cho nhau)

A: Fe3O4;                    

B: HCl                                    

X: H2;                         

D: FeCl2                                                                                            

Y: Al;                         

E: Cl2                                                                                                  

Z: CO;            

G: FeCl3                                                                                            

Phương trình hóa học:

Fe3O4   +  8HCl  →   FeCl2  + 2FeCl3 + 4H2O                      

Fe3O4   +  4H2  →   3Fe   +  4H2O                     

3Fe3O4   +  8Al → 4Al2O3   +  9Fe      

Fe3O4   +  4CO  →   3Fe   +  4CO2         

Fe    +  2HCl   →    FeCl2   +  H2                         

2FeCl2   +  Cl2   →  2FeCl3                                     

Câu 2

- Nước vôi trong đục dần, kết tủa trắng tăng dần đến tối đa ( max).

Ca(OH)2 + CO2    →  CaCO3 + H2O         (1)                                             

- Sau một thời gian kết tủa tan trở lại, sau cùng trong suốt.              

CaCO3 + CO2 dư + H2O    →    Ca(HCO)2    (2)                                             

- Cho tiếp dung dịch Ca(OH)2 vào dd vừa thu được. Dung dịch lại đục ,kết tủa trắng xuất hiện trở lại, sau thời gian có tách lớp.     

Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2      →    2CaCO3  + 2H2O   (3)                   

Câu 3 : Gọi M là nguyên tử khối của kim loại M.

PTPƯ:   MxOy  +  y H2SO4  →  Mx(SO4)y  +  yH2O        

              1mol        y mol

Giả sử lấy 1 mol MxOy hòa tan, cần y mol H2SO4.                

mdung dịch H2SO4 =  (100.98Y) : 24,5 = 400y   (gam)                           

Theo đầu bài ta có :  [(x.M + 96) : (400.y + x.M + 16)] .100% = 32,20%    

Giải ra ta có: M = (56.y) : x = (28.2y) : x                         

→ M = 56

Công thức phân tử của oxít là FeO   

Câu 4 : PTPƯ:

Zn   +    CuSO4  →  ZnSO4 +   Cu                              

a mol       a mol                          a mol  

Fe    +   CuSO→     FeSO4 +   Cu                             

b mol      b mol                           b mol

Cu không phản ứng:  nCuSO4  = 0,085 mol

Gọi:  nZn  = a mol   ;    nFe = b mol  ;       nCu = c mol 

Theo đầu bài ta có: 65a + 56b + 64c = 4,58

a + b + c =  (4,58 - 9a - 8c) : 56 = 0,082 - (9a + 8c) : 56 mol        

a + b = nZn + nFe <   a + b + c =  0,082 - (9a + 8c) : 56 < 0,085 mol          

Vậy dung dịch CuSO4 dư. Zn, Fe phản ứng hết.                    

Câu 5 : Gọi x, y lần lượt là nồng độ mol của dung dịch H2SO4 và NaOH

- Thí nghiệm 1: Số mol H2SO4 trong 3 lít là 3x, số mol NaOH trong 2 lít là 2y.

H2SO4   +   2NaOH  →  Na2SO4   +  2H2O              

y                  2y                                                              

- Vì axit dư  →  tính theo NaOH.                                                                 

- nH2SO4 dư: 0,2 x 5 = 1 (mol)  →  ta có phương trình:                   

3x  - y  = 1  (*)                                                                       

- Thí nghiệm 2: Số mol H2SO4 trong 2lít là 2x, số mol NaOH trong 3lít là 3y.

H2SO4   +   2NaOH  →  Na2SO4   +  2H2O   

   2x                4x

- Vì NaOH dư →  tính theo H2SO4.  

- nNaOH (dư): 0,1 x 5 = 0,5 (mol) →  ta có phương trình:  

3y -  4x =  0,5   (**)               

- Từ (*)và (**) giải hệ phương trình ta được:  x = 0,7  ;  y =  1,1.    

Vậy nồng độ ban đầu của dung dịch H2SO4 là 0,7M ; của NaOH là 1,1 M.

Câu 6 : PTHH:

2A  + 2 nHCl  →    2ACln   + nH2↑    (1)       

2B  +  2mHCl  →    2BClm    +  mH2↑           (2)                   

Theo các phương trình phản ứng (1) và (2) ta có:

nHCl =  2n H2 =   (2.26,88) : 22,4  = 2,4 (mol)                                                      

a) Khối lượng = khối lượng kim loại + khối lượng gốc axit   

 Tổng khối lượng muối thu được là:  

→  ∑ m ( muối ) =  35,2 + 2,4 x 35,5 = 120,4 (gam)     

m(dd)  =   v.d = 500.1,2  =  600 (gam)    

b) Nồng độ dung dịch axit ban đầu là:

c% (dd ) = (2,4.6,5.100%) : 600  =  14,6 %      

...

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề thi chọn HSG môn Hóa học 9 năm học 2018 - 2019 Huyện Hoằng Hóa đề xem thêm nhiều tài liệu hay, hữu ích các em vui lòng truy cập vào hoc247.net để xem online hoặc tải về máy!

Các em có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt! 

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF