YOMEDIA

Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn GDCD 12 năm học 2019 - 2020 có đáp án Trường THPT Lý Thường Kiệt

Tải về
 
NONE

Mời các em học sinh cùng tham khảo tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn GDCD 12 năm học 2019 - 2020 có đáp án của Trường THPT Lý Thường Kiệt. Đề kiểm tra bao gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm hoàn thành trong thời gian 50 phút. Hy vọng đề kiểm tra này sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả hơn và đạt kết quả cao ở bài kiểm tra sắp tới. 

ATNETWORK
YOMEDIA

Trường THPT Lý Thường Kiệt          Kiểm tra 1 tiết  HKI - Năm học 2019-2020

          Tổ Sử - Địa - GDCD                          Môn: GDCD 12 - Thời gian: 45 phút

MĐ:132

Câu 1: Anh X mượn xe của chị Q chở bạn gái đi tham quan, do bị thua cá độ, X đã mang xe của chị Q đi cầm đồ để lấy tiền. Trong trường hợp này X đã vi phạm pháp luật nào?

A. Dân sự.                     B. Kỷ luật.                     C. Hình sự                     D. Hành chính.

Câu 2: Các qui phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với

A. nguyện vọng của giai cấp cầm quyền.             B. lợi ích của giai cấp cầm quyền.

C. ý chí của giai cấp cầm quyền.                          D. quyền lợi của giai cấp cầm quyền.

Câu 3: Anh A tố cáo anh B ( Cảnh sát giao thông ) vì nhận hối lộ khi thi hành nhiệm vụ công vụ. Sau khi xác minh, Giám đốc công an huyện H đã xử lý kỷ luật anh B với hình thức buộc thôi việc. Trong trường hợp nầy ai là người sử dụng pháp luật?

A. Anh A.                                                             B. Anh A và giám đốc công an.

C. Giám đốc công an.                                           D. Anh B.

Câu 4: Cá nhân, tổ chức nào dưới đây có quyền áp dụng hình phạt đối với người phạm tội?

A. Cảnh sát hình sự.                                             B. Viện kiểm sát nhân dân.

C. Cơ quan điều tra.                                             D. Tòa án nhân dân.

Câu 5: B 14 tuổi, cố ý đi xe máy ngược đường một chiều và bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe để kiểm tra. Trong trường hợp này, cảnh sát giao thông xử lí vi phạm của B theo cách nào dưới đây?

A. Vừa quyết định xử phạt cảnh cáo vừa phạt tiền.

B. Ra quyết định xử phạt hành chính với hình thức cảnh cáo.

C. Nhắc nhở, giáo dục B rồi cho đi.

D. Ra quyết định xử phạt hành chính với hình thức phạt tiền.

Câu 6: Công dân có hành vi buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Thi hành pháp luật.   B. Tuân thủ pháp luật.   C. Áp dụng pháp luật.   D. Sử dụng pháp luật.

Câu 7: "Nhờ có pháp luật, nhà nước mới kiểm tra kiểm soát được các hoạt động của mọi hoạt động mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình. Nhận định này muốn đề cập đến

A. vai trò của pháp luật.                                       B. chức năng của pháp luật.

C. nhiệm vụ của pháp luật.                                  D. đặc trưng của pháp luật.      

Câu 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi

A. dân tộc, độ tuổi, điều kiện, hoàn cảnh.            B. dân tộc, độ tuổi, giới tính, thu nhập.

C. dân tộc, giới tính, tuổi tác, tôn giáo.               D. dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo.

Câu 9: Sau khi viết bài phản ánh hiện tượng bảo kê tại khu chợ đầu mối X lên mạng xã hội, chị A thường xuyên bị ông B là chủ một đường dây cho vay nặng lãi nhắn tin dọa giết cả nhà khiến chị hoảng loạn tinh thần phải nằm viện điều trị dài ngày. Ông B đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Hình sự.                    B. Hành chính.               C. Kỉ luật.                      D. Dân sự.

Câu 10: Anh A điều khiển xe ô tô tham gia giao thông, vì vội đến nơi làm việc nên đã vượt đèn đỏ gây ra tai nạn, làm ông B cùng tham gia giao thông bị thương nhẹ, xe máy bị hư hại khoảng 5 %. Hành vi của anh A phải chịu trách nhiệm pháp lý gì dưới đây?

A. Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự.          B. Trách nhiệm dân sự và trách nhiệm kỷ luật.

C. Trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự.  D. Trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự.

Câu 11: Hiến pháp quy định " Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập'' phù hợp với Hiến pháp và Luật Giáo dục quy định " Mọi công dân, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nguồn gốc, thành phần, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế, đều bình đẳng về cơ hội học tập". Sự đồng nhất về nội dung của Luật giáo dục với Hiến pháp thể hiện đặc trưng  nào dưới đây của pháp luật?

A. Xác định chặt chẽ về mặt nội dung.                B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính quyền lực bắt buộc chung.                      D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 12: Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ

A. quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.        B. ý chí và lợi ích của giai cấp cầm quyền.

C. các giá trị đạo đức.                                          D. sức mạnh quyền lực của Nhà nước.

Câu 13: Hành vi vi phạm pháp luật có các dấu hiệu cơ bản nào dưới đây?

A. Sai trái, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

B. Trái đạo đức, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm thực hiện.

C. Trái luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

D. Trái luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm thực hiện.

Câu 14: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về

A. mọi tội phạm.                                                   B. một số tội phạm.

C. tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.                      D. tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý.

Câu 15: Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ

A. nhu cầu, ý chí của Nhà nước.                          B. lợi ích của giai cấp cầm quyền.

C. quyền lợi của gia cấp công nhân.                    D. thực tiễn đời sống xã hội.

Câu 16: Anh A tự do lựa chọn ngành nghề, hình thức kinh doanh phù hợp với điều kiện, khả năng của mình và tổ chức việc kinh doanh theo đúng luật. Anh A đã

A. tuân thủ pháp luật.                                           B. sử dụng pháp luật.

C. áp dụng pháp luật.                                           D. thi hành pháp luật.

Câu 17: Người kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, thanh niên đủ 18 tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự. Là hình thức

A. Thực hiện đúng đắn các quyền hợp pháp.       B. Thi hành pháp luật.

C. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý.          D. Không làm những điều pháp luật cấm

Câu 18: Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống , trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là quá trình

A. thi hành pháp luật.    B. áp dụng pháp luật.    C. thực hiện pháp luật.  D. sử dụng pháp luật.

Câu 19: Giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật được thể hiện rõ nhất ở đặc trưng nào đưới đây?

A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.                B. Tính qui phạm phổ biến.

C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.               D. Tính quyền lực bắt buộc chung.

Câu 20: Trần văn B (14 tuổi 3 tháng) bị công an bắt khi đang vận chuyển 3kg ma túy đến nơi để tiêu thụ. Với hành vi này , B phải chịu trách nhiệm

A. hành chính.               B. hình sự.                     C. dân sự.                      D. kỷ luật.

{-- xem đầy đủ nội dung Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn GDCD 12 năm học 2019 - 2020 có đáp án Trường THPT Lý Thường Kiệt​​ ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn GDCD 12 năm học 2019 - 2020 có đáp án Trường THPT Lý Thường Kiệt. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề kiểm tra các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài kiểm tra sắp tới.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON