YOMEDIA

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 9 năm 2021-2022

Tải về
 
NONE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 9 năm 2021-2022 tóm tắt toàn bộ lý thuyết và các bài tập trắc nghiệm, tự luận Hóa lớp 9 học kì 1. Việc luyện tập với các bài tập sẽ giúp các bạn học sinh nâng cao kỹ năng giải bài tập Hóa học và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 1 lớp 9 môn Hóa. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn theo dõi tại đây.

ADSENSE

1. KIẾN THỨC CẦN NẮM

1.1. Dãy hoạt động hóa học của kim loại 

Theo chiều giảm dần độ hoạt động của kim loại:

Li, K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Ag, Hg, Pt, Au

Lúc khó bà cần nàng may áo giáp sắt nên sang phố hàng đồng á hiệu phi âu.

Ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại

- Mức độ họat động hóa học của kim loại giảm dần từ trái qua phải.

- Kim loại đứng trước Mg (5 kim loại đầu tiên) tác dụng với nước ở điều kiện thường à kiềm và khí hiđro.

- Kim loại đứng trước H phản ứng với một số dd axit (HCl, H2SO4 loãng, …) à khí H2.

- Kim loại đứng trước  đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối (trừ 5 kim loại đầu tiên).

1.2. Tính tan trong nước của một số dung dịch bazơ, muối

Bazơ tan (kiềm)

KOH, NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2 ít tan.

Bazơ không tan

Mg(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Zn(OH)2, Cu(OH)2, Al(OH)3, Pb(OH)2

Muối Sunfat (=SO4)

Hầu hết tan (trừ BaSO4, PbSO4 không tan).

Muối Sunfit (=SO3)     

Hầu hết không tan (trừ K2SO3 , Na2SO3 tan).

Muối K,Na, Nitrat (-NO3)

Tất cả đều tan.

Muối Photphat (ºPO4)

Hầu hết không tan (trừ K3PO4 , Na3PO4 tan ).

Muối Cacbonat (=CO3)

Hầu hết không tan (trừ K2CO3 , Na2CO3 tan).

Muối Clorua (-Cl ) 

Hầu hết đều tan (trừ AgCl không tan).

1.3. Hóa trị của một số nguyên tố và nhóm nguyên tử

 

Hóa trị (I)

Hóa trị (II)

Hóa trị (III)

Kim loại

Na, K, Ag

Ca , Ba , Mg , Zn, Fe, Cu

Al, Fe

Nhóm nguyên tử

­­-NO3 ; (OH) (I)

=CO3   ;    =SO3  ;   =SO4

PO4

Phi kim

Cl , H , F

 

Các phi kim khác:         

S (IV,VI ) ; C (IV) ; N (V) ; P (V).

1.4. Các loại hợp chất vô cơ

a. Oxit    

Ví dụ: CaO, SO2, CO, Na2O, Fe3O4, P2O5, …

b. Axit 

Ví dụ: Vd: HCl, HNO3, H2SO4, H3PO4, …     

c. Bazơ   

Ví dụ: Vd: KOH, NaOH, Ba(OH), Al(OH)3, …

d. Muối 

Ví dụ: NaCl, MgSO4, Fe(NO3)2, BaCO3, …

e. Kim loại

a) Tính chất vật lý:

- Có tính dẻo (dễ dát mỏng và dễ kéo sợi)

- Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. (Ag là kim loại dẫn điện và dẫn nhiệt tốt nhất, tiếp theo là Cu, Al, Fe, …)

- Có ánh kim.

b) Tính chất hóa học:

Lưu ý: Kim loại đứng trước H (trong dãy hoạt động hóa học của kim loại) tác dụng với một số axit (như HCl, H2SO loãng. . .) tạo thành  muối và giải phóng H2

Kim loại đứng trước (trừ 5 kim loại đầu tiên) đẩy kim loại đứng sau (trong dãy HĐHH của kim loại) ra khỏi dung dịch muối.

f. Phi kim

- Ở điều kiện thường, phi kim tồn tại ở cả 3 trạng thái: rắn (S, P, I2 ...) ; lỏng (Br2) ; khí (Cl2, O2, N2, H2, ...).

- Phần lớn các nguyên tố phi kim không có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt kém; Nhiệt độ nóng chảy thấp.

- Một số phi kim độc như: Cl2, Br2, I2.

- Mức độ hoạt động hóa học của phi kim:

+ Mức độ hoạt động hóa học mạnh hay yếu của phi kim thường được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hiđro.

+ Flo, oxi, clo là những phi kim hoạt động mạnh (flo là phi kim hoạt động mạnh nhất).

+ Lưu huỳnh, photpho, cacbon, silic là những phi kim hoạt động yếu hơn.

2. BÀI TẬP LUYỆN TẬP

2.1. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit axit?

A. SO2, Na2O, N2O5

B. SO2, CO, N2O5

C. SO2, CO2, P2O5

D. SO2, K2O, CO2

Câu 2. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit bazơ

A. CO2, CaO, K2O

B. CaO, K2O, Li2O

C. SO2, BaO, MgO

D. FeO, CO, CuO

Câu 3. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit tác dụng được với dung dịch HCl?

A. CaO, Na2O, SO2

B. FeO, CaO, MgO

C. CO2, CaO, BaO

D. MgO, CaO, NO

Câu 4. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit tác dụng được với dung dịch KOH?

A. CO2, Na2O, SO3

B. N2O, BaO, CO2

C. N2O5, P2O5, CO2

D. CuO, CO2, Na2O

Câu 5. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit tác dụng được với nước?

A. CaO, CuO, SO3, Na2O

B. CaO, N2O5, K2O, CuO

C. Na2O, BaO, N2O, FeO

D. SO3, CO2, BaO, CaO

Câu 6. Cho các chất sau: H2O, Na2O, CO2, CuO và HCl. Số cặp chất phản ứng được với nhau là:

A. 4

B. 5

C. 6

D. 3

Câu 7. Cho 16 gam bột CuO tác dụng hoàn toàn với 400ml dung dịch HCl. Nồng độ mol của dung dịch đã dùng là?

A. 0,1M

B. 1M

C. 0,2M

D. 2M

Câu 8. Oxit bazơ nào sau đây được dùng để làm khô nhiều nhất?

A. CuO

B. FeO

C. CaO

D. ZnO

Câu 9. Cho dãy các oxit sau: FeO, CaO, CuO, K2O, BaO, CaO, Li2O, Ag2O. Số chất tác dụng được vơi H2O tạo thành dung dịch bazơ?

A. 1

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 10. Cho các oxit sau: K2O, CO, SO2, CaO, CO2, Al2O3. Số cặp chất tác dụng được với nhau?

A. 5

B. 3

C. 4

D. 2

Câu 11. Để làm sạch khí O2 từ hỗn hợp khí gồm SO2 và O2, có thể dùng chất nào dưới đây?

A. Ca(OH)2

B. CaCl2

C. NaHSO3

D. H2SO4

Câu 12. Có thể dùng chất nào dưới đây làm khô khí O2 có lẫn hơi nước

A. SO3

B. SO2

C. CuO

D. P2O5

Câu 13. Dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt được 2 chất bột P2O5 và CaO

A. H2O

B. Dung dịch HCl

C. Dung dịch NaCl

D. CO2

Câu 14. Phản ứng giữa hai chất nào dưới đây không tạo thành khí lưu huỳnh đioxit?

A. Na2SO3 và HCl

B. Na2SO3 và Ca(OH)2

C. S và O2 (đốt S)

D. FeS2 và O2 (đốt quặng pirit sắt)

Câu 15. Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?

A. Ag, Fe, Mg

B. Fe, Cu, Al

C. Al, Mg, Zn

D. Zn, Cu, Mg

Câu 16. Để phân biệt 2 dung dịch H2SO4 loãng và HCl ta dùng hóa chất nào sau đây?

A. BaO

B. Al

C. K2O

D. NaOH

Câu 17. Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 vào ống nghiệm đựng Cu(OH)2 thấy?

A. Cu(OH)2 không tan

B. Cu(OH)2 tan dần, dung dịch không màu.

C. Cu(OH)2 tan dần, dung dịch màu xanh lam và có khí bay ra

D. Cu(OH)2 tan dần, dung dịch có màu xanh lam.

Câu 18. Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong dung dịch?

A. HCl, KCl

B. HCl và Ca(OH)2

C. H2SO4 và BaO

D. NaOH và H2SO4

Câu 19. Dãy nào sau đây gồm tất cả các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl?

A. Mg, KOH, CuO, CaCO3

B. NaOH, Zn, MgO, Ag

C. Cu, KOH, CaCl2, CaO

D. Mg, KOH, CO2, CaCO3

Câu 20. Kim loại X tác dụng với H2SO4 loãng giải phóng khí Hidro. Dẫn toàn bộ lượng hidro trên qua ống nghiệm chứa oxit, nung nóng thu được kim loại Y. Hai chất X, Y lần lượt là:

A. Ca và Zn

B. Mg và Ag

C. Na và Mg

D. Zn và Cu

Câu 21. Cho các chất: MgO, Mg(OH)2, MgCO3 và Mg. Chất nào sau đây phản ứng được với cả 4 chất trên?

A. H2O

B. HCl

C. Na2O

D. CO2

Câu 22. Sử dụng kim loại nào sau đây để nhận ra sự có mặt của HCl trong dung dịch gồm: HCl, KCl và H2O?

A. Na

B. Fe

C. Cu

D. Ba

Câu 23. Dãy chất nào dưới đây tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?

A. BaO, CuO, Cu, Fe2O3

B. Fe, NaOH, BaCl2, BaO

C. Cu, NaOH, Cu(OH)2, Na2O

D. P2O5, NaOH, Cu(OH)2, Ag

Câu 24. Chất nào dưới đây không tác dụng được với axit H2SO4 đặc nguội

A. Cu

B. Al

C. Mg

D. Zn

Câu 25. Muối pha loãng axit sunfuric đặc người ta làm như thế nào?

A. Rót từ từ nước vào lọ đựng axit

B. Rót từ từ axit đặc vào lọ đựng nước

C. Rót nhanh nước vào lọ đựng axit

D. Rót nhanh axit đặc vào lọ đựng nước

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM

1C

2B

3B

4C

5D

6B

7B

8C

9D

10B

11A

12D

13A

14B

15C

16A

17D

18A

19A

20D

21D

22B

23B

24B

25B

26D

27A

28A

29A

30D

31A

32D

33C

34D

35C

36C

37A

38B

39D

40A

41B

42D

43C

44A

45C

46C

47A

48C

49D

50D

51C

52B

53B

54D

55A

56B

57C

58D

59C

60B

2.2. Bài tập tự luận

Bài 1. Cho các chất sau: Al, Cu, CaO, Fe2O3, SO3, CO2, HCl, H2SO4, NaOH, Ca(OH)2, Mg(OH)2, Na2SO4, BaCl2, CaCO3. Chất nào phản ứng được với:

a. nước.

b. dung dịch H2SO4.

c. dung dịch NaOH.

Bài 2. Viết PTHH minh họa các tính chất hóa sau:

a. Muối + axit → muối + axit

c. Bazơ + axit → muối + nước

b. Muối + bazơ → muối + bazơ

d. Bazơ + oxit axit → muối + nước

Bài 3. Cho 200 ml dung dịch muối natri sunfat (Na2SO4) 0,2M vào 200 ml dung dịch barihiđroxit Ba(OH)2 0,1M.

a. Viết phương trình hoá học xảy ra.

b. Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng? (coi thể tích dung dịch phản ứng thay đổi không đáng kể)

Bài 4. Hoà tan hoàn toàn 14,6 (g) hỗn hợp gồm Zn và ZnO vào dung dịch HCl 10%. Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí ở (đktc)

a. Viết PTPƯ

b. Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu

c. Tính khối lượng dung dịch HCl cần dùng?

Bài 5: Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết các kim loại sau:

a. Fe, Al, Cu.

b. Ag, Fe, Al.

Bài 6:

a. Những khí thải(CO2, SO2…) trong quá trình sản xuất gang, thép có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường xung quanh?  Hãy nêu biện pháp chống ô nhiễm môi trường ở khu dân cư gần cơ sở sản xuất gang, thép?

b. Giải thích hiện tượng: “Một nồi nhôm mới mua về sáng lấp lánh, chỉ cần dùng nấu nước sôi, bên trong nồi nhôm, chỗ có nước biến thành màu xám đen?”

Bài 7: Cho một khối lượng mạt sắt dư vào 150ml dd HCl. Sau phản ứng thu được 10,08 lít khí (đktc).

a. Viết PTHH.

b. Tính khối lượng mạt sắt tham gia phản ứng.

c. Tính nồng độ mol của dd HCl đã dùng.

Bài 8: Cho 21g hỗn hợp bột nhôm và nhôm oxit tác dụng với dd HCl dư làm thoát ra 13,44 l khí (đktc).

a. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.

b. Tính thể tích dd HCl 36% (D = 1,18g/ml) để hòa tan vừa đủ hỗn hợp đó.

Bài 9: Cho 15,75g hỗn hợp 2 kim loại Cu và Zn vào dd H2SO­4 loãng dư, thu được 33,6l khí (đktc).

a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.

b. Tính khối lượng dd muối thu được.

Bài 10: Cho 9,2g một kim loại A phản ứng với khí clo (dư) tạo thành 23,4g muối. Xác định tên kim loại A, biết A có hóa trị I.

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 9 năm 2021-2022. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF