YOMEDIA

Chuyên đề phương pháp giải bài tập muối nhôm tác dụng với dung dịch kiềm môn Hóa học 9 năm 2021-2022

Tải về
 
NONE

Muối nhôm tác dụng với dung dịch kiềm là dạng bài cơ bản, xuất hiện nhiều trong các đề kiểm tra, đề thi. Dạng bài này đòi hỏi học sinh áp dụng thuần thục các các kiến thức lý thuyết đã học. Vì vậy Hoc247 xin chia sẻ nội dung tài liệu dưới đây. Mong muốn của chúng tôi là giúp các bạn hoàn thiện, nâng cao kiến thức để hoàn thành được mục tiêu của mình.

ADSENSE

1. Tổng quan kiến thức

PTTQ:

CxHy  +  (x + y/4)O2 →  xCO2 + y/2H2O

Chú ý:

- Sản phẩm đốt cháy thường được định lượng bằng bình (1) chứa H2SO4 đặc, P2O5,…hấp thu nước, bình (2) chứa NaOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2,…hấp thụ CO2.

- Nếu cho toàn bộ sản phẩm cháy qua dung dịch Ca(OH)2, Ba(OH)2 thì khối lượng bình tăng = mCO2 + mH2O

1.1. Đốt cháy ankan

CTTQ: CnH2n +2

PTHH:  CnH2n +2 + (\(\frac{3n+1}{2}\))O2 → nCO2 + (n+1)H2O

Kết luận:

- Sản phẩm đốt cháy có: nH2O > nCO2

- nAnkan = nH2O – nCO2.

Phương pháp giải:

- Bước 1:  Đổi dữ kiện của đề bài đã cho ra số mol.

- Bước 2: Gọi CTPT của ankan là CnH2n +2 → Viết PTHH.

- Bước 3: Đặt số mol vào PTHH .

- Bước 4: Tính toán theo yêu cầu của đề bài và kết luận.

Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn V lít (đktc) một ankan. Sản phẩm đốt cháy dẫn lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 , bình 2 đựng Ca(OH)2 dư. Thấy bình 1 tăng lên 3,6 gam và bình 2 thu được 10g kết tủa.

a) Tính V.

b) Xác định công thức phân tử của ankan.

Ta có: nH2O = \( \frac{m}{M}= \frac{3,6}{18} = 0,2 \) (mol)

nCaCO3 = \( \frac{m}{M}= \frac{10}{100} = 0,1 \) (mol)

     CO2 + Ca(OH)2 →  CaCO3 + H2O

(mol)  0,1                     0,1

→  nCO2 = nCaCO3 = 0,1 (mol)

Gọi CT của ankan là : CnH2n+2 (n≥1)

PTHH: CnH2n +2 + (\(\frac{3n+1}{2}\))O2 → nCO2 + (n+1)H2O

P/ư                                                       0,1               0,2        

Ta có:   nAnkan = nH2O – nCO2 = 0,2 – 0,1 = 0,1 (mol)

→  V = 0,1 . 22, 4 = 2,24 (lit)              

b) Ta có : n = \( \frac{n_{CO_2}}{n_{ankan}}\) = 0,1 : 0,1 = 1

→ CTPT của ankan : CH4

1.2. Đốt cháy anken

CTTQ: CnH2n

PTHH:  CnH2n  + (\(\frac{3n}{2}\))O2 → nCO2 + nH2O

Kết luận:

- Sản phẩm đốt cháy có: nH2O =  nCO2.

Phương pháp giải:

- Bước 1:  Đổi dữ kiện của đề bài đã cho ra số mol.

- Bước 2: Gọi CTPT của ankan là CnH2n  → Viết PTHH.

- Bước 3: Đặt số mol vào PTHH .

- Bước 4: Tính toán theo yêu cầu của đề bài và kết luận.

Ví dụ 2: Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít (đktc) một ankan. Sản phẩm đốt cháy dẫn toàn bộ vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 40g kết tủa. Xác định công thức phân tử của anken.

Ta có: nAnkan = \( \frac{4,48}{22,4} = 0,2 (mol) \)

nCaCO3 = \( \frac{m}{M}= \frac{40}{100} = 0,4 \) (mol)

        CO2 + Ca(OH)2 →  CaCO3 + H2O

(mol)  0,4                         0,4

→ nCO2 = nCaCO3 = 0,4 (mol)

Gọi CT của ankan là : CnH2n (n≥2)

PTHH: CnH2n  + (\(\frac{3n}{2}\))O2 → nCO2 + nH2O

P/ư         0,2                                  0,4    

Ta có : n = \( \frac{n_{CO_2}}{n_{anken}}\) = 0,4 : 0,2 = 2

→ CTPT của anken : C2H4.

1.3. Đốt cháy ankin

CTTQ: CnH2n - 2

PTHH:  CnH2n - 2 + (\(\frac{3n-1}{2}\))O2 → nCO2 + (n-1)H2O

Kết luận:

- Sản phẩm đốt cháy có: n CO2 > nH2O

- nAnkin = nCO2 – nH2O.

Phương pháp giải:

- Bước 1:  Đổi dữ kiện của đề bài đã cho ra số mol.

- Bước 2: Gọi CTPT của ankan là CnH2n -2 → Viết PTHH.

- Bước 3: Đặt số mol vào PTHH .

- Bước 4: Tính toán theo yêu cầu của đề bài và kết luận.

Ví dụ 3: Đốt cháy hoàn toàn V lít (đktc) một ankin. Sản phẩm đốt cháy dẫn lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4, bình 2 đựng Ca(OH)2 dư. Thấy bình 1 tăng lên 1,8 gam và bình 2 thu được 20g kết tủa.

a) Tính V.

b) Xác định công thức phân tử của ankin.

Ta có: nH2O = \( \frac{m}{M}= \frac{1,8}{18} = 0,1 \) (mol)

nCaCO3 = \( \frac{m}{M}= \frac{20}{100} = 0,2 \) (mol)

     CO2 + Ca(OH)2 →  CaCO3 + H2O

(mol)  0,2                     0,2

→ nCO2 = nCaCO3 = 0,2 (mol)

Gọi CT của ankan là : CnH2n­-2 (n≥2)

PTHH: CnH2n - 2 + (\(\frac{3n-1}{2}\))O2 → nCO2 + (n-1)H2O

P/ư                                                       0,2               0,1        

Ta có:   nAnkin = nCO2 – nH2O = 0,2 – 0,1 = 0,1 (mol)

→ V = 0,1 . 22, 4 = 2,24 (lit)              

b) Ta có : n = \( \frac{n_{CO_2}}{n_{ankin}}\) = 0,2 : 0,1 = 2

→ CTPT của ankin : C2H2

1.4. Đốt cháy hỗn hợp hidrocacbon liên tiếp cùng dãy đồng đẳng

- Khối lượng mol TB : \( \overline{M} = \frac{m_{hh}}{n_{hh}} \)

- Số nguyên tử C TB: \( \overline{n} = \frac{n_{CO_2}}{n_{hh}} \)

Phương pháp giải:

- Bước 1:  Đổi dữ kiện của đề bài đã cho ra số mol.

- Bước 2: So sánh số mol CO2 và H2O

- Bước 3: Gọi CTPT chung của 2 hidrocacbon → Viết PTHH. Đặt số mol vào PTHH.

- Bước 4: Xác định \(\overline{n} \)

- Bước 5: Tính toán theo yêu cầu của đề bài và kết luận.

Ví dụ 4: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai hidrocacbon liên tiếp trong dãy đồng đẳng thu được 22,4 lít CO2(đktc) và 25,2 gam H2O. Xác định CTPT của hai hidrocacbon đó.

Ta có: nH2O = \( \frac{m}{M}= \frac{25,2}{18} = 1,4 \) (mol)

nCO2 = \( \frac{V}{22,4}= \frac{22,4}{22,4} = 1 \) (mol)

Ta thấy nH2O > nCO2 → 2 hidrocacbon thuộc dãy ankan.

Gọi CTPT chung của 2 hidrocacbon này là: \( C_{\overline{n}}H_{2\overline{n}+2}\)

PTHH: \( C_{\overline{n}}H_{2\overline{n}+2}\) + (\(\frac{3 \overline{n}+1}{2}\))O2 → \( \overline{n}\) CO2 + (\(\overline{n}\) -1)H2O

P/ư                                                       1               1,4 

→ \( \frac{\overline{n}}{\overline{n}+1} = \frac{1}{1,4}\)     

→ \(\overline{n}\) = 2,5

Do 2 hidrocacbon này là hai đồng đẳng liên tiếp nhau → Hai hidrocacbon có CTPT là: C2H6 và C3H8.      

1.5. Đốt cháy hỗn hợp nhiều hidrocacbon

- Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

mCxHy + mO2 = mCO2 + mH2O

- Áp dụng bảo toàn nguyên tố:

nC(CxHy) = nC(CO2)    ;   nH(CxHy) = nH(H2O)­

→  mCxHy = mC + mH = 12nCO2 + 2nH2O

nO2 = nCO2 + ½ nH2O

Phương pháp giải:

- Bước 1:  Đổi dữ kiện của đề bài đã cho ra số mol.

- Bước 2: Áp dụng bảo toàn nguyên tố, tính nC , nH.

- Bước 3: Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng hoặc bảo toàn nguyên tố, tính toán theo yêu cầu của đề bài và kết luận.

Ví dụ 5: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm : C3H8 , C4H6, C5H10 và C6H6 thu được 7,92 gam CO2 và 2,7 gam H2O. Tính giá trị của m.

Ta có: nH2O = \( \frac{m}{M}= \frac{2,7}{18} = 0,15 \) (mol)

nCO2 = \( \frac{m}{M}= \frac{7,92}{44} = 0,18 \) (mol)

Sơ đồ phản ứng:

X { C3H8 , C4H6, C5H10 và C6H6} + O2 →   0,18 mol CO2, 0,15 mol H2O

Áp dụng BTNT:

nC = nCO2 = 0,18 (mol) ; nH = 2nH2O = 0,15.2 = 0,3 (mol)

→ mX = mC + mH = 0,18.12 + 0,3.1 = 2,46 (g)

2. Luyện tập

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn m g hỗn hợp gồm CH4, C2H6 và C4H10 thu được 3,3g CO2 và 4,5 g H2O. Giá trị của m là:

  A. 1g                                B. 1,4 g                              C. 2 g                                      D. 1,8 g

Câu 2: Đốt cháy hòan toàn một hidrocacbon X thu được 6,72 lít CO2 ( đktc) và 7,2 g H2O. CTPT của X là:

  A. C2H6                           B. C3H8                             C. C4H10                                D. Không xác định

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol 1 AnKan X thu được 3,28g hỗn hợp CO2 và H2O. X có CTPT là:

  A. C3H8                           B. C4H10                            C. C5H12                                D. C2H6

Câu 4: Oxi hoá hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm 2 ankan. Sản phẩm thu được cho đi qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng dung dịch Ba(OH)2 dư  thì khối lượng của bình 1 tăng 6,3 g và bình 2 có m gam kết tủa xuất hiện. Giá trị của m là :

  A. 68,95g                         B. 59,1g                             C. 49,25g                                D. Kết quả khác

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hiđrocacbon cần có  8,96 lít O2 (đktc). Thu được 5,4 gam H2O. CTPT của hiđrocacbon là:

  A. C5H10                          B .C6H12                            C . C5H12                               D. C6H14

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 8,8 g hỗn hợp 2 ankan X,Y ở thể khí ,cho 13,44 lít CO2 (đktc), biết thể tích 2 ankan trong hỗn hợp bằng nhau. X,Y có công thức phân tử là :

  A. C2H6 và C4H10            B. C2H6 và C3H8               C. CH4 và C4H10                    D. Kết quả khác

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 2,3 gam hỗn hợp hai ankan khí có tỉ lệ mol 1 : 5 thu được 6,6 gam CO2. Hai ankan là

  A. CH4 và C2H6               B. CH4 và C3H8                 C. C2H6 và C3H8                    D. CH4 và C4H10

Câu 8: X là hỗn hợp 2 ankan. Để đốt cháy hết 10,2 gam X cần 25,76 lít O2 (đktc). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư được m gam kết tủa.

a. Giá trị m là:

  A. 30,8 gam.                    B. 70 gam.                         C. 55 gam.                              D. 15 gam

b. Công thức phân tử của A và B là:

  A. CH­4 và C4H10.            B. C2H6 và C4H10.             C. C38 và C4H10.                 D. Cả  A, B và C.

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 1 ankan và 1 anken. Cho sản phẩm cháy lần lượt đi qua bình 1 đựng P2O5 dư và bình 2 đựng dung dịch KOH dư, thấy bình 1 tăng 4,14 g, bình 2 tăng 6,16 g. Số mol ankan có trong hỗn hợp là

  A. 0,06 mol                      B. 0,09 mol                        C. 0,03 mol                             D. 0,045 mol

Câu 10: Trộn etan với O2 trong một bình kín thu được 11,2 lít (đktc) hỗn hợp X. Bật tia lửa điện để đốt cháy hoàn toàn etan trong hỗn hợp X thu được hỗn hợp các chất có trong bình. Đưa bình về 0oC thu được hỗn hợp khí Y và áp suất trong bình lúc này là 0,6 atm. Tính tỉ khối của hỗn hợp Y so với Heli?

  A. 5,0                               B. 9,6                                 C. 10,0                                   D. 10,4

Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CH4, C3H6 và C4H10 thu được 17,6 gam CO2 và 10,8 gam H2O. Vậy m có giá trị là:

  A. 2 gam.                         B. 4 gam.                           C. 6 gam.                                D. 8 gam.

Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít AnKan X(đktc) , sau đó dẫn toàn bộ sp cháy sục và dung dịch nước vôi trong dư thu được 40g kết tủa. CTPT cua X là:

  A. C2H6                           B. C4H10                            C. C3H6                                  D. C3H8

Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ankan kế tiếp trong dãy đồng đẳng được 24,2 gam CO2 và12,6 gam H2O. Công thức phân tử 2 ankan là:

  A. CH4 và C2H6.              B. C2H6 và C3H8.              C. C3H8 và C4H10.                 D. C4H10 và C5H12

Câu 14. Đốt cháy hổn hợp CH4, C2H6, C3H8 thu được 2,24 lit CO2 (đktc) và 2,7g H2O. Thể tích O2 (đktc) đã tham gia phản ứng cháy là:

  A. 2,48 l                           B. 3,92 l                             C. 4,53 l                                  D. 5,12 l

Câu 15: Đốt cháy hết x lít metan rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào 200ml dung dịch Ca(OH)2 1M  thu được 10 g kết tủa. Thể tích x lít khí CH4  đem đốt có thể là:

  A. 4,48                             B. 2,24                               C. 6,72                                   D. B hoặc C

---Hết---

Trên đây là trích đoạn nội dung tài liệu Chuyên đề phương pháp giải bài tập muối nhôm tác dụng với dung dịch kiềm môn Hóa học 9 năm 2021-2022. Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết của tải liệu các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF