YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Toán 7 Cánh diều năm học 2022-2023

Tải về
 
NONE

Nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Toán 7 Cánh diều năm học 2022-2023 được biên soạn bởi HOC247 sau đây giúp các em học sinh lớp 7 ôn tập và rèn luyện kĩ năng giải đề, chuẩn bị cho kì thi HK1 sắp tới. Hi vọng với đề cương ôn tập HK1 dưới đây sẽ giúp các em ôn tập kiến thức dễ dàng hơn. Chúc các em học tập tốt!

ATNETWORK

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Số hữu tỉ

- Tập hợp các số hữu tỉ

Số hữu tỉ là số được viết dưới dạng phân số ∈ ℤ, b ≠ 0. Các phân số bằng nhau biểu diễn cùng một số hữu tỉ.

- Thứ tự trong tập hợp số hữu tỉ

+ Với hai số hữu tỉ bất kì x, y ta luôn có: hoặc x = y hoặc x < y hoặc y > x.

+ Số hữu tỉ lớn hơn 0 gọi là số hữu tỉ dương.

+ Số hữu tỉ bé hơn 0 gọi là số hữu tỉ âm.

+ Số hữu tỉ 0 không là số hữu tỉ dương cũng không là số hữu tỉ âm.

+ Trên trục số, mỗi số hữu tỉ được biểu diễn bởi một điểm. Điểm biểu diễn số hữu tỉ x được gọi là điểm x.

+ Với hai số hữu tỉ bất kì x, y, nếu x < y thì trên trục số nằm ngang, điểm x ở bên trái điểm y.

- Các phép tính với số hữu tỉ

+ Để cộng, trừ hai số hữu tỉ x, y, ta có thể viết chúng dưới dạng hai phân số rồi áp dụng quy tắc cộng, trừ phân số.

+ Phép cộng số hữu tỉ cũng có các tính chất như phép cộng số nguyên: giao hoán, kết hợp và cộng với số 0.

+ Phép nhân số hữu tỉ cũng có các tính chất như phép nhân số nguyên: giao hoán, kết hợp, nhân với số 1, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.

- Lũy thừa bậc n của một số hữu tỉ x , kí hiệu xn , là tích của n thừa số x ( n là số tự nhiên lớn hợn 1)

- Tích và thương hai lũy thừa cùng cơ số

+ Khi nhân 2 lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng 2 số mũ

xm . xn = xm+n

+ Khi chia 2 lũy thừa cùng cơ số khác 0, ta giữ nguyên cơ số và lấy số mũ của lũy thừa bị chia trừ đi lũy thừa của số chia

xm : xn = xm-n (\(x\ne 0;m\ge n\))

- Thứ tự thực hiện các phép tính. Quy tắc chuyển vế

+ Với các biểu thức chỉ có phép cộng và phép trừ hoặc chỉ có phép nhân và phép chia, ta thực hiện các phép tính từ trái sang phải.

+ Với các biểu thức không có dấu ngoặc, ta thực hiện theo thứ tự:

Lũy thừa => Nhân và chia => Cộng và trừ

+ Với các biểu thức có dấu ngoặc, ta thực hiện trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau. Trường hợp có nhiều dấu ngoặc, ta thực hiện theo thứ tự ( ) => [ ] => { }

1.2. Số thực

- Mọi số hữu tỉ đều viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn.

- Nếu phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu không có ước nguyên tố nào khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.

- Số vô tỉ là số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn.

- Căn bậc hai số học của một số a không âm, kí hiệu \(\sqrt{a}\text{ }\) là số x không âm sao cho x2 = a.

*Thứ tự trong tập hợp các số thực

+ Các số thực đều được viết dưới dạng số thập phân (hữu hạn hoặc vô hạn). Vì thế có thể so sánh hai số thực bằng cách viết dưới dạng số thập phân.

+ Cũng như các số hữu tỉ, ta có

Với hai số thực a và b bất kì ta luôn có a = b hoặc a < b hoặc a > b.

Cho ba số thực a, b, c. Nếu a < b và b < c thì a < c (tính chất bắc cầu).

+ Trên trục số thực, nếu a < b thì điểm a nằm trước điểm b. Các điểm nằm trước gốc O biểu diễn các số âm, các điểm nằm sau gốc O biểu diễn các số dương.

+ x là số âm, ta viết: x < 0; x là số dương, ta viết: x > 0.

1.3. Hình học

Hình hộp chữ nhật

- Có 6 mặt, 12 cạnh, 8 đỉnh, 4 đường chéo.

- Các mặt đều là hình chữ nhật.

- Các cạnh bên bằng nhau.

Hình lập phương

- Có 6 mặt, 12 cạnh, 8 đỉnh, 4 đường chéo

- Các mặt đều là hình vuông

- Các cạnh đều bằng nhau

Hình lăng trụ đứng tam giác:

+) Có 6 đỉnh

+) 3 mặt bên là hình chữ nhật

+) 3 cạnh bên bằng nhau và song song với nhau = chiều cao của lăng trụ

+) 2 mặt đáy là hình tam giác

Hình lăng trụ đứng tứ giác

+) Có 8 đỉnh

+) 4 mặt bên là hình chữ nhật

+) 4 cạnh bên bằng nhau và song song với nhau = chiều cao của lăng trụ

+) 2 mặt đáy là hình tứ giác

- Các góc ở vị trí đặc biệt

+ Hai góc có một cạnh chung, 2 cạnh còn lại là hai tia đối nhau được gọi là 2 góc kề bù.

+ 2 góc đối đỉnh là hai góc mà mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia.

- Tia phân giác của một góc là tia nằm trong góc và tạo với hai cạnh của góc đó hai góc bằng nhau.

- Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song: Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a,b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau hoặc một cặp góc đồng vị bằng nhau thì a và b song song với nhau.

- Định lí là một khẳng định được suy ra từ những khẳng định đúng được coi là đúng.

+ Khi định lí được phát biểu dưới dạng: Nếu …. thì…thì:

+ Phần giữa từ “ nếu” và từ “thì” thì giả thiết của định lí

+  Phần sau từ “ thì” là kết luận của định lí.

2. Bài tập trắc nghiệm

Phần 1. Trắc nghiệm khách quan. Hãy khoanh tròn vào phương án mà em cho là đúng.

Câu 1: Căn bậc hai số học của 49 là :

A. -7                    

B. 49                          

C. ±7                

D. 7

Câu 2. Trong các số sau, số nào  là số vô tỉ?

A. -7.              

B. 4,2.               

C. \(\frac{5}{3}\).                

D. \(\sqrt{11}\).

Câu 3. \(\left| -3,5 \right|\) bằng:

A. 3,5               

B. -3,5             

C. 3,5 hoặc -3,5       

D. cả ba câu trên đều sai

Câu 4: Các mặt bên của hình lăng trụ đứng là

A. Hình thoi;         

B. Hình tam giác.        

C. Hình bình hành;       

D. Hình chữ nhật.

Câu 5. Trong hình vẽ bên, tia phân giác của góc ABC là:

A. Tia BA.                

B. Tia BA.        

C. Tia BC.                    

D. Tia BD.

Câu 6:  Qua điểm B nằm ngoài đường thẳng a …............. đường thẳng song song với đường thẳng a. Hãy điền vào chỗ “….” để được khẳng định đúng.

A. chỉ có một.

B. có hai.                    

C. không có.               

D. có vô số.

Câu 7: giá trị của \(\sqrt{21904}\) là:

A. - 148                      

B. 148            

C. 10952                    

D. - 10952

Câu 8: Cho hình lập phương như hình vẽ. Diện tích xung quanh của hình lập phương đó là:

A.36 cm2.                        

B. 108 cm2.                              

C. 144 cm2.            

D. 18 cm2.

Câu 9. Cho hình vẽ:

Biết rằng EF // BC. Số đo của góc BEF là:

A. 25°;                     

B. 155°;      

C. 50°;                   

D. 130°.

Câu 10. Cho hình vẽ. Biết rằng x // y; đường thẳng z cắt hai đường thẳng x, y lần lượt tại A, B sao cho \(\widehat{{{A}_{1}}}={{60}^{0}}\)

Số đó của \(\widehat{{{B}_{2}}}\) là:

A. 60°;          

B. 120°;            

C. 30°;         

D. 90°.

............

---(Để xem tiếp nội dung của đề cương các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Toán 7 Cánh diều năm học 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON