YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Địa lí 10 Cánh diều năm 2022-2023

Tải về
 
NONE

Với mong muốn giúp các em có thêm nhiều nguồn tài liệu để ôn tập thật tốt cho kỳ thi giữa học kì 1 sắp tới ban biên tập HOC247 xin giới thiệu Đề cương ôn tập giữa Học kì 1 môn Địa lí 10 Cánh diều năm 2022-2023. Nội dung tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm về thuyết kiến tạo mảng, Trái Đất, ngoại lực,  ... Mời các em tham khảo nội dung tài liệu dưới đây.

ADSENSE

1. Kiến thức có bản

1.1. Môn Địa lí định hướng nghề nghiệp cho học sinh

- Học sinh khái quát được đặc điểm cơ bản của môn Địa lí

- Xác định được vai trò của môn Địa lí đối với đời sống.

- Xác định được những ngành nghề có liên quan đến kiến thức địa lí.

1.2. Sử dụng bản đồ

- Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: kí hiệu, đường chuyền động, chấm điểm, khoanh vùng, bản đồ-biểu đồ.

- Sử dụng được bản đồ trong học tập địa lí và đời sống.

- Xác định và sử dụng được một số ứng dụng GPS và bản đồ số trong đời sống.

1.3. Trái Đất. Thuyết kiến tạo mảng

- Trình bày được nguồn gốc hình thành Trái Đất, đặc điểm của vỏ Trái Đất, các vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất.

- Trình bày được khái quát thuyết kiến tạo mảng; vận dụng để giải thích được nguyên nhân hình thành các vùng núi trẻ các vành đai động đất núi lửa.

1.4. Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất

- Phân tích (kết hợp sử dụng hình vẽ, lược đồ) được hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất: chuyển động tự quay (sự luân phiên ngày đêm, giờ trên Trái Đất); chuyển động quanh Mặt Trời (các mùa trong năm, ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ).

- Liên hệ được thực tế địa phương về các mùa trong năm và chênh lệch thời gian ngày đêm.

1.5. Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

- Trình bày được khái niệm thạch quyển, phân biệt được thạch quyển với vỏ Trái Đất.

- Trình bày khái niệm, nguyên nhân của nội lực và tác động của nội lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.

- Phân tích được sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh về tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.

- Nhận xét và giải thích được sự phân bố các vành đai động đất, các vành đai núi lửa trên Trái Đất.

1.6. Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

- Trình bày được khái niệm, nguyên nhân của ngoại lực và tác động của ngoại lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.

- Phân tích được sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh về tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.

2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Ở cấp Trung học phổ thông môn Địa lí thuộc nhóm môn nào sau đây?

 A. Khoa học xã hội.         

B. Khoa học tự nhiên.                                  

C. Kinh tế vĩ mô.              

D. Xã hội học.

Câu 2. Môn Địa lí được học ở

A. tất cả các cấp học phổ thông.                                  

B. tất cả các môn học ở tiểu học.

C. cấp trung học, chuyển nghiệp.                                

D. cấp tiểu học, trung học cơ sở.

Câu 3. Dạng kí hiệu nào sau đây không thuộc phương pháp kí hiệu?

A. Hình học.                     

B. Chữ.                                    

C. Điểm.                           

D. Tượng hình.

Câu 4. Bản đồ là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong

A. nông nghiệp, công nghiệp.                                  

B. quân sự, hàng không.

C. đời sông hàng ngày.                                             

D. giáo dục, du lịch.                

Câu 5. Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời có quỹ đạo chuyển động từ

A. nam đến bắc.               

B. đông sang tây.                                      

C. bắc đến nam.                

D. tây sang đông.

Câu 6. Cấu trúc của Trái Đất gồm các lớp nào sau đây?

A. Vỏ Trái Đất, lớp Manti, nhân Trái Đất.                                     

B. Vỏ đại dương, lớp Manti, nhân Trái Đất.

C. Vỏ lục địa, lớp Manti, nhân Trái Đất.                                     

D. Vỏ đại dương, Manti trên, nhân Trái Đất.

Câu 7. Kinh tuyến được chọn để làm đường chuyển ngày quốc tế là

A. 90o.                               

B. 120o.                                    

C. 150o.                             

D. 180o.

Câu 8. Múi giờ có đường chuyển ngày quốc tế chạy qua mang số

A. 9.                                  

B. 12.                                       

C. 10.                                

D. 11.

Câu 9. Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau, còn được gọi là

A. sinh quyển.                  

B. khí quyển.                                 

C. thạch quyển.                

D. thủy quyển.

Câu 10. Theo thứ tự từ dưới lên, các tầng đá ở lớp vỏ Trái Đất lần lượt là

A. tầng badan, tầng đá trầm tích, tầng granit.                                 

B. tầng đá trầm tích, tầng granit, tầng badan.

C. tầng badan, tầng granit, tầng đá trầm tích.                                     

D. tầng granit, Tầng đá trầm tích, tầng badan.

Câu 11. Các quá trình ngoại lực bao gồm có

A. phong hoá, nâng lên, vận chuyển, bồi tụ.

B. phong hoá, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ.

C. phong hoá, hạ xuống, vận chuyển, bồi tụ.

D. phong hoá, uốn nếp, vận chuyển, bồi tụ.

Câu 12. Cường độ phong hoá xảy ra mạnh nhất ở

A. bề mặt Trái Đất.          

B. tầng khí đối lưu.    

C. ở thềm lục địa.          

D. lớp man ti trên.

Câu 13. Học Địa lí có vai trò tạo cơ sở vững chắc để

A. người học tiếp tục theo học các ngành nghề liên quan.

B. người học có kiến thức cơ bản về khoa học và xã hội.

C. người học có khả năng nghiên cứu khoa học về vũ trụ.

D. người học khám phá bản thân, môi trường và thế giới.

Câu 14. Học Địa lí giúp người học hiểu biết hơn về

A. quá khứ, hiện tại và kinh tế của địa phương.    

B. quá khứ, hiện tại và định hướng nghề nghiệp.

C. quá khứ, hiện tại và sự hình thành trái đất.                                      

D. quá khứ, hiện tại và tương lai của toàn cầu.

Câu 15. Ở vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo không bao giờ là

A. có xảy ra các loại hoạt động kiến tạo.                                      

B. những vùng ổn định của vỏ Trái Đất.

C. có nhiều hoạt động núi lửa, động đất.                                      

D. có những sống núi ngầm ở đại dương.

Câu 16. Các đô thị thường được biểu hiện bằng phương pháp

A. bản đồ - biểu đồ.          

B. đường chuyển động.                                   

C. kí hiệu.                         

D. chấm điểm.

Câu 17. Hướng gió thường được biểu hiện bằng phương pháp

 A. đường chuyển động.    

B. kí hiệu.                                    

C. bản đồ - biểu đồ.          

D. chấm điểm.

Câu 18. Phát biểu nào sau đây không đúng với lớp Manti trên?

A. Hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng.                                   

B. Không lỏng mà ở trạng thái quánh dẻo.

C. Cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển.                                 

D. Có vị trí ở độ sâu từ 700 đến 2900 km.

Câu 19. Khu vực nào sau đây trong năm có từ một ngày đến sáu tháng luôn là toàn đêm?

A. Từ Xích đạo đến chí tuyến.                                  

B. Từ chí tuyến đến vòng cực.

C. Từ vòng cực đến cực.                                                                                

D. Từ cực đến chí tuyến.

Câu 20. Những ngày nào sau đây ở mọi nơi trên Trái Đất có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau?

 A. 21/3 và 23/9.                

B. 23/9 và 22/6.                                    

C. 21/3 và 22/12.              

D. 22/6 và 21/3.

Câu 21. Phát biểu nào sau đây không đúng với vận động nội lực theo phương thẳng đứng?

A. Xảy ra chậm và trên một diện tích lớn.                                      

B. Hiện nay vẫn tiếp tục xảy ra một số nơi.

C. Làm cho lục địa nâng lên hay hạ xuống.                                 

D. Gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.

Câu 22. Dạng địa hình nào sau đây được xem là kết quả của quá trình phong hoá hoá học là chủ yếu?

A. Bậc thềm sóng vỗ.       

B. Bán hoang mạc.    

C. Hang động đá vôi.     

D. Địa hình phi-o.

Câu 23. Biểu hiện nào sau đây đúng với phong hoá vật lí?

A. Các đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột.    

B. Hoà tan đá vôi do nước để tạo ra hang động.

C. Rễ cây làm cho các lớp đá rạn nứt, đổi màu.    

D. Xói mòn đất do dòng chảy nước tạm thời.

Câu 24. Nơi nào sau đây trong năm có sáu tháng luôn là toàn ngày?

A. Xích đạo.                     

B. Chí tuyến.                                  

C. Cực.                             

D. Vòng cực.

ĐÁP ÁN

1.A

2.A

3.C

4.C

5.D

6.A

7.D

8.B

9.C

10.C

11.B

12.A

13.A

14.D

15.B

16.C

17.A

18.D

19.C

20.A

21.D

22.C

23.A

24.C

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Địa lí 10 Cánh diều năm 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Ngoài ra, các em có thể thực hiện làm đề thi trắc nghiệm online tại đây:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF