Nhằm giúp các em học sinh lớp 7 có thêm nhiều kênh tài liệu tham khảo để ôn tập chương Ngành chân khớp Hoc247 đã tổng hợp và biên soạn tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương V Sinh học 7 có đáp án bao gồm các câu hỏi về ngành Chân khớp như cấu tạo, cách di chuyển, ý nghĩa thực tiễn,...sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả hơn. Hy vọng bộ tài liệu giúp các em ôn tập tốt nhất. Mời các em tham khảo tại đây.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG V SINH HỌC 7
Câu 1: Cơ thể tôm gồm:
a. 2 phần : đầu và bụng c. 3 phần : đầu, thân, đuôi
b. 2 phần : đầu - ngực và bụng d. 4 phần : đầu, ngực, bụng, đuôi
Câu 2: Các hình thức di chuyển của tôm sông :
a. Bơi c. Nhảy giật lùi
b. Bò d. Cả a, b, c đều đúng
Câu 3: Tác dụng các đôi chân bụng của tôm:
a. Bơi c. Giữ thăng bằng
b. Ôm trứng d. Cả a, b, c đều đúng
Câu 4: Cách định hướng và phát hiện mồi của tôm nhờ:
a. 2 mắt kép c. Các chân hàm
b. 2 đôi râu d. Cả a, b đều đúng
Câu 5: Tôm hô hấp bằng:
a. Phổi c. Các ống khí
b. Mang d. Phổi và các ống khí
Câu 6: Tôm hoạt động vào thời gian nào trong ngày:
a. Chập tối c. Ban ngày
b. Đêm khuya về sáng d. Cả ngày lẫn đêm
Câu 7: Vỏ bọc cơ thể của tôm cấu tạo bằng chất:
a. Ki tin c. Ki tin có tẩm canxi
b. Đá vôi d. Cu ti cun
Câu 8: Thức ăn của tôm là:
a. Động vật và Thực vật thuỷ sinh nhỏ c. Xác động vật
b. Xác thực vật d. Cả a, b, c đều đúng
Câu 9: Cơ quan bài tiết của tôm nằm ở:
a. Gốc râu c. Bụng
b. Khoang miệng d. Đuôi
Câu 10: Hệ thần kinh của tôm gồm:
a. Hạch não và vòng thần kinh hầu c. Chuỗi hạch thần kinh bụng
b. Chuỗi hạch thần kinh ngực d. Cả a, b, c đều đúng
{-- Từ câu 11 - 29 và đáp án của Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương V Sinh học 7 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Câu 20: Vai trò của động vật hình nhện là:
a. Đều gây hại cho người c. Phần lớn có lợi cho người
b. Đều có lợi cho người d. Phần lớn có hại cho người
Câu 21: Châu chấu di chuyển bằng:
a. Chân trước c. Cánh
b. Chân sau d. Cả a, b, c đều đúng
Câu 22: Mắt của châu chấu là:
a. Mắt kép c. Mắt kép và mắt đơn
b. Mắt đơn d. Không có mắt
Câu 23: Hô hấp của châu chấu bằng:
a. Mang c. Phổi
b. Hệ thống ống khí d. Phổi và hệ thống ống khí
Câu 24: Hệ tuần hoàn của châu chấu:
a. Tim hình ống c. Tim 2 ngăn
b. Hệ mạch hở d. Cả a, b đều đúng
Câu 25: Cơ thể châu chấu chia làm:
a. 2 phần: Đầu, thân c. 4 phần : Đầu, ngực, bụng, đuôi
b. 3 phần: Đầu, ngực, bụng d. 5 phần: Đầu, ngực, bụng, đuôi, cánh
Câu 26: Số loài sâu bọ được phát hiện:
a. 20000 loài c. 500000 loài
b. 100000 loài d. Khoảng gần 1 triệu loài
Câu 27: Điều không đúng khi nói về sâu bọ:
a. Chân không có khớp c. Cơ thể gồm 3 phần : Đầu, ngực, bụng
b. Cơ thể đối xứng 2 bên d. Đầu có 1 đôi râu
Câu 28: Được xếp vào lớp sâu bọ cùng với châu chấu là :
a. Ong mật c. Bọ xít
b. Ve sầu d. Cả a, b, c đều đúng
Câu 29: Loài sâu bọ nào có vai trò giúp cho quá trình thụ phấn ở thực vật nhiều nhất:
a. Ruồi c. Ong
b. Muỗi d. Bọ ngựa
Câu 30: Tác hại giống nhau của ruồi và muỗi:
a. Phá hại cây trồng và mùa màng c. Ăn các loài sâu bọ khác
b. Truyền bệnh nguy hiểm cho người d. Cả a, b, c đều đúng
{-- Từ câu 31 - 40 và đáp án của Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương V Sinh học 7 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương V Sinh học 7 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !