YOMEDIA

Các dạng bài toán cơ bản của kim loại nhóm IA, IA

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Các dạng bài toán cơ bản của kim loại nhóm IA, IA năm 2018 - 2019 được trình bày hoàn chỉnh với đáp án rõ ràng, chi tiết. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em nâng cao và bổ trợ kiến thức trong quá trình học tập của mình, đồng thời chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới!

ADSENSE

BÀI TOÁN CƠ BẢN CỦA KIM LOẠI NHÓM IA, IIA

 

Dạng 1. Kim loại tác dụng với nước.

Câu 1: Cho 1,15 gam một kim loại kiềm X tan hết vào nước. Để trung hoà dung dịch thu được cần 50 gam dung dịch HCl 3,65%. X là kim loại nào sau đây?

A. K.                           B. Na.                          C. Cs.                          D. Li.

Câu 2: Cho 10 gam một kim loại kiềm thổ tác dụng hết với nước thoát ra 5,6 lít khí (đktc). Tên của kim loại kiềm thổ đó là

A. Ba.                        B. Mg.                         C. Ca.                          D. Sr.

Câu 3: Cho 0,69 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư) thu được 0,336 lít khí hiđro (ở đktc). Kim loại kiềm là

A. Rb.                       B. Li.                           C. Na.                          D. K.

Câu 4: Hoà tan m gam Na kim loại vào nước thu được dung dịch X. Trung hoà dung dịch X cần 100ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị m đã dùng là  

A. 6,9 gam.               B. 4,6 gam.                 C. 9,2 gam.                 D. 2,3 gam

Câu 5: Cho hỗn hợp các kim loại kiềm Na, K hòa tan hết vào nước được dung dịch A và 0,672 lít khí H2 (đktc). Thể tích dung dịch HCl 0,1M cần để trung hòa hết một phần ba dung dịch A là

A. 100 ml.                 B. 200 ml.                   C. 300 ml.                    D. 600 ml.

Câu 6: Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được khi cho 3,9 gam Kali tác dụng với 108,2 gam H2O là

A. 5,00%                   B. 6,00%                     C. 4,99%.                    D. 4,00%

Câu 7: Cho một mẫu hợp kim Na-Ba tác dụng với nước (dư) thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch axit H2SO4 2M cần dùng để trung hòa dung dịch X là

A. 150 ml                 B. 60 ml                      C. 75 ml                        D. 30 ml

Dạng 2. CO2, SO2 tác dụng với dung dịch kiềm.

Câu 1: Cho 5,6 lit CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 1 lit dung dịch NaOH 0,6M, số mol các chất trong dung dịch sau phản ứng là

A. 0,25 mol Na2CO3; 0,1 mol NaHCO3.        B. 0,25 mol Na2CO3; 0,1 mol NaOH.

C. 0,5 mol Na2CO3; 0,1 mol NaOH.              D. 0,5 mol Na2CO3; 0,5 mol NaHCO3.

Câu 2: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 8 gam NaOH, thu được dung dịch X. Khối lượng muối tan có trong dung dịch X là (Cho C = 12, O = 16, Na = 23)

A. 10,6 gam.               B. 5,3 gam.              C. 21,2 gam.                D. 15,9 gam.

Câu 3: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí SO2 (ở đktc) vào dd chứa 16 gam NaOH thu được dung dịch X. Khối lượng muối tan thu được trong dung dịch X là (Cho H = 1, O = 16, Na = 23, S = 32)

A. 20,8 gam.               B. 23,0 gam.            C. 25,2 gam.                D. 18,9 gam.

Câu 4: Dẫn 17,6 gam CO2 vào 500 ml dung dịch Ca(OH)2 0,6M. Phản ứng kết thúc thu được bao nhiêu gam kết tủa?

A. 20 gam.                 B. 30 gam.                C. 40 gam.                   D. 25 gam.

Câu 5: Thổi V lít (đktc) khí CO2 vào 300 ml dung dịch Ca(OH)2 0,02M thì thu được 0,2 gam kết tủa. Giá trị của V là:

A. 44,8 ml hoặc 89,6 ml                                  B. 224 ml                   

C. 44,8 ml hoặc 224 ml                                   D. 44,8 ml

Câu 6: Dẫn V lit CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)­2 thu được 25 gam kết tủa và dung dịch X, đun nóng dung dịch lại thu thêm được 5 gam kết tủa nữa. Giá trị của V là

A. 7,84 lit                 B. 11,2 lit                    C. 6,72 lit                      D. 5,6 lit

Câu 7: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,15 mol NaOH và 0,1 mol Ba(OH)2, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 14,775.               B. 9,850.                   C. 29,550.                      D. 19,700.

Câu 8: Sục CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 ta có kết quả theo đồ thị như hình bên. Giá trị của x là

A. 0,55 mol.                          B. 0,65 mol.          

C. 0,75 mol.                          D. 0,85 mol.

Câu 9: Sục CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 ta có kết quả theo đồ thị như hình bên. Giá trị của x là

A. 0,10 mol.                           B. 0,15 mol.          

C. 0,18 mol.                           D. 0,20 mol.

Câu 10: Sục CO2 vào dung dịch chứa Ca(OH)2 và NaOH ta thu được kết quả như hình bên. Giá trị của x là

A. 0,64.                                  B. 0,58.

C. 0,68.                                  D. 0,62.

Câu 11: Sục CO2 vào dung dịch chứa Ca(OH)2 và NaOH ta thu được kết quả như hình bên. Giá trị của b là

A. 0,24.                                  B. 0,28.

C. 0,40.                                  D. 0,32.

Dạng 3. Một số dạng toán khác

Câu 1. Để trung hòa 20 ml dung dịch HCl 0,1M cần 10 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trị của x là :

A. 0,3                          B. 0,4                          C. 0,2.                         D. 0,1.

Câu 2: Cho 0,02 mol Na2CO3 tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thể tích khí CO2 thoát ra (ở đktc) là

A. 0,672 lít.                 B. 0,224 lít.                 C. 0,336 lít.                 D. 0,448 lít.

Câu 3: Trung hoà V ml dung dịch NaOH 1M bằng 100 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là

A. 400.                        B. 200.                        C. 100.                        D. 300.

Câu 4: Để tác dụng hết với dung dịch chứa 0,01 mol KCl và 0,02 mol NaCl thì thể tích dung dịch AgNO3 1M cần dùng là

A. 40 ml.                     B. 20 ml.                     C. 10 ml.                     D. 30 ml.

Câu 5: Dung dịch X gồm 0,1 mol K+; 0,2 mol Mg2+; 0,1 mol Na+; 0,2 mol Cl- và a mol Y2-. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối khan. Ion Y2- và giá trị của m là

A. SO42- và 56,5.                                             B. CO32- và 30,1.                 

C. SO42- và 37,3.                                             D. CO32- và 42,1.

Câu 6. Dung dịch X chứa 0,1 mol Ca2+ ; 0,3 mol Mg2+ ; 0,4 mol Cl- và a mol HCO3-. Đun dung dịch X đến cạn thu được muối khan có khối lượng là :

A. 23,2 gam              B. 49,4 gam                C. 37,4 gam                  D. 28,6 gam.

Câu 7: Cho 6,08 gam hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 8,30 gam hỗn hợp muối clorua. Số gam mỗi hidroxit trong hỗn hợp lần lượt là:

A.  2,4 gam và 3,68 gam.                                B. 1,6 gam và 4,48 gam.   

C. 3,2 gam và 2,88 gam.                                 D. 0,8 gam và 5,28 gam.

Câu 8. Thêm từ từ từng giọt dung dịch chứa 0,07 mol HCl vào dung dịch chứa 0,06 mol Na2CO3. Thể tích khí CO2 (đktc) thu được bằng:

A. 0,784 lít.                 B. 0,560 lít.                C. 0,224 lít.                 D. 1,344 lít.

Câu 9: Thêm từ từ đến hết dung dịch chứa 0,02 mol K2CO3 vào dung dịch chứa 0,03 mol HCl. Lượng khí CO2 thu được (đktc) bằng :

A. 0,448 lít                   B. 0,224 lít.                C. 0,336 lít.                 D. 0,112 lít.

Câu 10: Hoà tan hết 5,00 gam hỗn hợp gồm một muối cacbonat của kim loại kiềm và một muối cacbonat của kim loại kiềm thổ bằng dung dịch HCl thu được 1,68 lít CO2(đkc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng sẽ thu được một hỗn hợp muối khan nặng

A. 7,800 gam.              B. 5,825 gam.             C. 11,100 gam.           D. 8,900 gam.

Câu 11: Hoà tan 8,2 gam hỗn hợp bột CaCO3 và MgCO3 trong nước cần 2,016 lít khí CO2 (đktc). Số gam mỗi muối ban đầu là

A. 2,0 g và 6,2 g         B. 6,1 g và 2,1 g          C.  4,0 g và 4,2 g        D.  1,48 g và 6,72 g

Câu 12: Nồng độ phần trăm của dung dịch tạo thành khi hòa tan 7,8 gam kali kim loại vào 36,2 gam nước là

A. 25,57%.                  B. 12,79%.                   C. 25,45%.                  D. 12,72%.

Câu 13: Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy thu được 0,04 mol khí ở anot và 3,12 gam kim loại ở catot. Công thức phân tử của muối kim loại kiềm là

A. KCl.                         B. NaCl.                      C. LiCl.                       D. RbCl.

Câu 14: Nung 100g hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khi khối lượng của hỗn hợp không đổi được 69g chất rắn. Thành phần % theo khối lượng của Na2CO3 và NaHCO3 lần lượt là

A. 84% ; 16%.             B. 16% ; 84%.             C. 32% ; 68%.            D. 68% ; 32%.

Câu 15: Cho 3,1g hỗn hợp 2 kim loại kiềm ở hai chu kì kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với nước thu được 1,12 lít H2 (đktc) và dung dịch kiềm. Khối lượng kiềm là

A.  48g.                       B.  4,8g.                      C.  24g.                       D.  2,4g.

 

---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 15 đến câu 40 của tư liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là nội dung trích dẫn Các dạng bài toán cơ bản của kim loại nhóm IA, IA năm 2018 - 2019, để theo dõi nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Ngoài ra các em học sinh có thể thử sức mình với hình thức thi trắc nghiệm online tại đây:

Chúc các em học tập thật tốt!  

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF