YOMEDIA

Bộ 9 đề kiểm tra 45 phút môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT An Phúc

Tải về
 
NONE

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Bộ 9 đề kiểm tra 45 phút môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT An Phúc. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới.

ADSENSE
YOMEDIA

TRƯỜNG THPT AN PHÚC

ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT

MÔN HÓA HỌC 12

NĂM HỌC 2019 - 2020

 

ĐỀ SỐ 1:

Câu 1: Nguyên tắc sản xuất gang là:

A. oxy hóa muối sắt bằng than cốc ở nhiệt độ cao

B. khử sắt oxit bằng than cốc ở nhiệt độ cao

C. khử muối sắt bằng than cốc ở nhiệt độ cao

D. oxy hóa sắt oxit bằng than cốc ở nhiệt độ cao

Câu 2: Nung hỗn hợp gồm Al và kim loại X trong không khí thu được hỗn hợp Y. Hòa tan Y bằng dung dịch HCl dư, sau đó thêm dung dịch NaOH dư vào. Lọc lấy kết tủa và nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được chất rắn Z có màu nâu đỏ. Kim loại X là:

A. Fe                                   B. Cr                              C. Cu                             D. Mg

Câu 3: Cho một mẩu nhỏ Na vào dung dịch CuCl2, hiện tượng quan sát được là:

A. có khí clo bay ra                                                   B. có kết tủa màu xanh và có khí bay ra

C. có kết tủa màu đỏ và có khí bay ra                       D. có kết tủa đỏ của đồng

Câu 4: Chọn phát biểu đúng:

A. Al2O3 là một oxit trung tính                                 B. Al(OH)3 là một hyđroxit lưỡng tính

C. nhôm là một kim loại lưỡng tính                         D. Al(OH)3 là một bazơ lưỡng tính

Câu 5: Thêm từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ:

A. màu vàng sang màu da cam                                 B. không màu sang màu vàng

C. màu da cam sang màu vàng                                 D. không màu sang màu da cam

Câu 6: Cấu hình electron nào sau đây là của Fe3+?

A. [18Ar]3d6                       B. [18Ar]3d3                   C. [18Ar]3d4                   D. [18Ar]3d5

Câu 7: X là hợp chất của Fe, cho X vào dung dịch HNO3 thấy bay ra chất khí không màu hóa nâu trong không khí. X không thể là:

A. Fe3O4                             B. Fe(NO3)2                   C. Fe2O3                        D. FeO

Câu 8: Các kim loại kiềm đều:

A. nhẹ hơn nước và dẫn điện tốt                               B. có màu trắng bạc và ánh kim

C. khối lượng riêng lớn và nhiệt độ sôi thấp            D. được điều chế từ điện phân dung dịch muối

Câu 9: Nguyên tử X có cấu hình electron [10Ne]3s1. X thuộc:

A. nhóm IIIA                     B. kim loại kiềm thổ      C. nhóm VIIA               D. kim loại kiềm

Câu 10: Cho phương trình: K2Cr2O7 + FeSO4 + H2SO4  Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O. Tính thể tích  dung dịch K2Cr2O7 0,1M khi có 0,3 mol FeSO4 phản ứng?

A. 0,75 lít                           B. 1,5 lit                         C. 0,5 lít                         D. 1 lít

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2:

Câu 1: Chọn phát biểu đúng:

A. Al(OH)3 là một bazơ lưỡng tính                          B. Al2O3 là một oxit trung tính

C. nhôm là một kim loại lưỡng tính                         D. Al(OH)3 là một hyđroxit lưỡng tính

Câu 2: Nhôm phản ứng được với tất cả dung dịch các chất nào sau đây?

A. KOH, H2SO4, FeCl2                                            B. MgSO4, NaCl, Zn(NO3)2

C. NaOH, KCl, H2S                                                  D. BaCl2, Ca(NO3)2, Na2CO3

Câu 3: Quặng sắt nào chứa hàm lượng sắt cao nhất?

A. pirit (FeS2)                     B. hematit (Fe2O3)         C. xiđerit (FeCO3)         D. manhetit (Fe3O4)

Câu 4: X là hợp chất của Fe, cho X vào dung dịch HNO3 thấy bay ra chất khí không màu hóa nâu trong không khí. X không thể là:

A. FeO                                B. Fe2O3                        C. Fe3O4                        D. Fe(NO3)2

Câu 5: Nung hỗn hợp gồm Al và kim loại X trong không khí thu được hỗn hợp Y. Hòa tan Y bằng dung dịch HCl dư, sau đó thêm dung dịch NaOH dư vào. Lọc lấy kết tủa và nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được chất rắn Z có màu nâu đỏ. Kim loại X là:

A. Cr                                   B. Fe                              C. Mg                             D. Cu

Câu 6: Có các thông tin về sắt như sau: (1) có tính nhiễm từ; (2)màu trắng ánh bạc; (3)dẻo, dễ dát mỏng; (4)dẫn nhiệt tốt. Chọn ra các thông tin đúng?

A. 1,2,4                               B. 1,4                             C. 1, 3, 4                        D. 1,2,3,4

Câu 7: Các kim loại kiềm đều:

A. được điều chế từ điện phân dung dịch muối        B. khối lượng riêng lớn và nhiệt độ sôi thấp

C. nhẹ hơn nước và dẫn điện tốt                               D. có màu trắng bạc và ánh kim

Câu 8: Nhôm và hợp kim của nhôm không có ứng dụng nào sau đây trong thực tế?

A. vật liệu chế tạo máy bay, ô tô

B. đúc bệ máy, ống dẫn nước

C. hàn đường ray xe lửa, dụng cụ nhà bếp

D. xây dựng nhà cửa, trang trí nội thất

Câu 9: Hợp chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch NaOH vừa phản ứng với dung dịch HCl?

A. MgCO3                          B. CaSO4                       C. CaO                           D. Ca(HCO3)2

Câu 10: Chỉ dùng dung dịch KOH dư để phân biệt các dung dịch chứa ion riêng biệt trong nhóm nào sau đây?

A. Mg2+, H+, Na+                B. Al3+, Fe3+, Cu2+         C. Ba2+, Fe2+, Na+          D. Al3+, Fe3+, Zn2+

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3:

Câu 1: Tính khử của Cr?

A. Fe > Cr > Zn                  B. Cr > Zn > Fe             C. Zn > Cr > Fe             D. Zn > Fe > Cr

Câu 2: Biết tính khử của dãy kim loại giảm như sau: Mg>Fe>Ni>Cu. Cho lần lượt từng kim loại trên vào các dung dịch sau: FeCl2, CuCl2, NiCl2, MgCl2. Số phản ứng xảy ra là:

A. 6                                     B. 8                                C. 4                                D. 5

Câu 3: Một loại hợp kim chứa 86,7%Fe, 13%Mn, 0,1%C được gọi là:

A. thép thường                   B. gang trắng                 C. thép đặc biệt              D. gang xám

Câu 4: X là hợp chất của Fe, cho X vào dung dịch HNO3 thấy bay ra chất khí không màu hóa nâu trong không khí. X không thể là:

A. Fe3O4                             B. Fe(NO3)2                   C. Fe2O3                        D. FeO

Câu 5: Hợp chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch NaOH vừa phản ứng với dung dịch HCl?

A. CaO                               B. Ca(HCO3)2               C. MgCO3                     D. CaSO4

Câu 6: Cho 2,52 gam một kim loại (R) tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 6,84 gam muối sunfat. Kim loại R là:

A. Fe                                   B. Zn                              C. Mg                             D. Al

Câu 7: Nguyên tử X có cấu hình electron [10Ne]3s1. X thuộc:

A. nhóm IIIA                     B. nhóm VIIA               C. kim loại kiềm            D. kim loại kiềm thổ

Câu 8: Các kim loại kiềm đều:

A. khối lượng riêng lớn và nhiệt độ sôi thấp            B. nhẹ hơn nước và dẫn điện tốt

C. có màu trắng bạc và ánh kim                               D. được điều chế từ điện phân dung dịch muối

Câu 9: Quặng sắt nào chứa hàm lượng sắt cao nhất?

A. xiđerit (FeCO3)              B. manhetit (Fe3O4)       C. pirit (FeS2)                D. hematit (Fe2O3)

Câu 10: Cho 1,6 gam hỗn hợp gồm hai kim loại kiềm ở hai chu kỳ kế tiếp trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với nước thu được 1,12 lít H2 ( ĐKC). Hai kim loại đó là:

A. Na và K                         B. K và Rb                     C. Rb và Cs                    D. Li và Na

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4:

Câu 1: Có các thông tin về sắt như sau: (1) có tính nhiễm từ; (2)màu trắng ánh bạc; (3)dẻo, dễ dát mỏng; (4)dẫn nhiệt tốt. Chọn ra các thông tin đúng?

A. 1, 3, 4                             B. 1,2,3,4                       C. 1,2,4                          D. 1,4

Câu 2: Nguyên tử X có cấu hình electron [10Ne]3s1. X thuộc:

A. nhóm IIIA                     B. kim loại kiềm thổ      C. nhóm VIIA               D. kim loại kiềm

Câu 3: Để biết tính khử của Fe yếu hơn Zn, ta cho Fe và Zn lần lượt phản ứng với dung dịch:

A. MgSO4                          B. CuSO4                       C. FeSO4                       D. ZnSO4

Câu 4: Nguyên tắc điều chế kim loại là:

A. oxy hóa ion kim loại thành nguyên tử                 B. điện phân muối clorua nóng chảy

C. khử ion kim loại thành nguyên tử                        D. dùng CO, H2, Al để khử oxit kim loại

Câu 5: Một loại hợp kim chứa 86,7%Fe, 13%Mn, 0,1%C được gọi là:

A. thép đặc biệt                  B. gang trắng                 C. gang xám                   D. thép thường

Câu 6: Cho lần lượt Al, Zn, Na, Cu vào dung dịch FeCl2, số phản ứng tạo kết tủa Fe là:

A. 3                                     B. 4                                C. 2                                D. 1

Câu 7: Hợp chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch NaOH vừa phản ứng với dung dịch HCl?

A. CaSO4                           B. Ca(HCO3)2               C. MgCO3                     D. CaO

Câu 8: Cho một mẩu nhỏ Na vào dung dịch CuCl2, hiện tượng quan sát được là:

A. có kết tủa đỏ của đồng                                         B. có khí clo bay ra

C. có kết tủa màu đỏ và có khí bay ra                       D. có kết tủa màu xanh và có khí bay ra

Câu 9: Tính khử của Cr?

A. Fe > Cr > Zn                  B. Cr > Zn > Fe             C. Zn > Cr > Fe             D. Zn > Fe > Cr

Câu 10: X là hợp chất của Fe, cho X vào dung dịch HNO3 thấy bay ra chất khí không màu hóa nâu trong không khí. X không thể là:

A. Fe3O4                             B. Fe(NO3)2                   C. FeO                           D. Fe2O3

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5:

001: Cho các kim loại: Al, Fe, Zn, Cu. Cho lần lượt từng kim loại trên vào dung dịch AgNO3. Số phản ứng xảy ra là:

A. 4                                            B. 3                                       C. 2                                       D. 1

002: Khử ion kim loại thành nguyên tử thuộc nội dung nào sau đây?

A. nguyên tắc điều chế kim loại                                              B. phương pháp nhiệt luyện

C. phương pháp thủy luyện                                                     D. phương pháp điện phân nóng chảy

003: Các kim loại kiềm đều có chung đặc điểm:

A. điều chế từ điện phân muối halogen                                   B. điều chế từ điện phân dung dịch muối

C. nhiệt độ nóng chảy cao                                                       D. nhẹ hơn nước và dẫn điện tốt

004: Nguyên tử X có cấu hình electron [10Ne]3s1. X là:

A. natri                                       B. kali                                    C. liti                                     D. xesi

005: Cho một mẩu nhỏ kali vào dung dịch FeCl3, hiện tượng quan sát được là:

A. có kết tủa đỏ nâu và có khí bay ra                                      B. có kết tủa trắng xanh và có khí bay ra

C. có kết tủa trắng xám của sắt                                               D. có khí clo bay ra

006: Beri (Be) là kim loại kiềm thổ có tính chất nào sau đây?:

A. không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường   B. phản ứng với nước tạo dung dịch bazơ           C. có tính khử mạnh nhất trong nhóm IIA D. có bán kính nguyên tử lớn nhất trong nhóm IIA

007: Hợp chất phản ứng được với nước tạo dung dịch làm quì tím hóa xanh là:

A. CaO                                      B. MgCO3                             C. Ca(HCO3)2                      D. Ca(OH)2

008: Cho biết các thông tin sau: làm bột bó xương, đúc tượng, làm phấn viết,tăng sự đông cứng của xi măng, trần nhà .  Ứng dụng của chất nào phù hợp với thông tin trên?

A. CaSO4                                   B. Na2CO3                            C. CaCO3                             D. CaO

009: Ở nhiệt độ thường, nhôm không phản ứng được với tất cả các chất nào sau đây?

A. Fe2O3, HNO3đặc nguội                                                       B. FeCl2, NaOH,

C. BaCl2, Ca(NO3)2                                                                D. MgSO4, NaCl,

010: Nhôm và hợp kim của nhôm có ứng dụng nào sau đây trong thực tế?

A. vật liệu chế tạo máy bay, ô tô

B. đúc bệ máy, ống dẫn nước

C. xây dựng cầu cống, đúc tượng

D. chất tạo màu cho thủy tinh

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 6:

Câu 1: Khử sắt oxit bằng than cốc ở nhiệt độ cao, đó là:

A. nguyên tắc sản xuất thép                                      B. phương pháp điều chế hợp chất sắt

C. nguyên tắc sản xuất gang                                     D. phương pháp điều chế sắt nguyên chất

Câu 2: Cho FeO tan hoàn toàn trong H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch A. Thêm dung dịch NaOH dư vào A thu được kết tủa B. Nung B trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn C có công thức là:

A. Fe2O3                            B. FeO                            C. Fe(OH)2                                D. Fe(OH)3

Câu 3: Cho một mẩu nhỏ kali vào dung dịch FeCl3, hiện tượng quan sát được là:

A. có kết tủa trắng xám của sắt                                 B. có khí clo bay ra

C. có kết tủa trắng xanh và có khí bay ra                 D. có kết tủa đỏ nâu và có khí bay ra

Câu 4: Chọn phát biểu đúng khi nhận định về hợp chất của Al:

A. Al2O3 là một oxit trung tính                                 B. Al2O3  phản ứng được với dd NaOH và HCl

C. Al(OH)3 là một bazơ mạnh                                  D. Al(OH)3 là một bazơ lưỡng tính

Câu 5: Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch K2Cr2O7 thì màu của dung dịch chuyển từ:

A. màu da cam sang màu vàng                                 B. không màu sang màu vàng

C. màu vàng sang màu da cam                                 D. không màu sang màu da cam

Câu 6: Ion Fe2+ có cấu hình electron nào sau đây?

A. [18Ar]3d5                       B. [18Ar]3d3                   C. [18Ar]3d6                   D. [18Ar]3d4

Câu 7: Cho FeO vào dung dịch HNO3 thấy bay ra chất khí X không màu hóa nâu trong không khí. X là:

A. N2                                  B. N2O                           C. NO2                           D. FNO

Câu 8: Các kim loại kiềm đều có chung đặc điểm:

A. nhẹ hơn nước và dẫn điện tốt                               B. điều chế từ điện phân muối halogen

C. nhiệt độ nóng chảy cao                                        D. điều chế từ điện phân dung dịch muối

Câu 9: Nguyên tử X có cấu hình electron [10Ne]3s1. X là:

A. liti                                  B. kali                            C. xesi                            D. natri

Câu 10: Cho phương trình: K2Cr2O7 + FeSO4 + H2SO4  Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O. Tính thể tích  dung dịch K2Cr2O7 0,4M khi thu được 0.5 mol Cr2(SO4)3?

A. 0,75 lít                           B. 1,5 lit                         C. 1,25 lít                       D. 0,8 lít

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 7:

Câu 1: Chọn phát biểu đúng khi nhận định về hợp chất của Al:

A. Al(OH)3 là một bazơ lưỡng tính                          B. Al2O3 là một oxit trung tính

C. Al(OH)3 là một bazơ mạnh                                  D. Al2O3  phản ứng được với dd NaOH và HCl

Câu 2: Ở nhiệt độ thường, nhôm không phản ứng được với tất cả các chất nào sau đây?

A. Fe2O3, HNO3đặc nguội                                        B. MgSO4, NaCl,

C. FeCl2, NaOH,                                                       D. BaCl2, Ca(NO3)2

Câu 3: Quặng sắt chứa hàm lượng sắt ít nhất có tên là:

A. pirit (FeS2)                     B. hematit (Fe2O3)         C. manhetit (Fe3O4)       D. xiđerit (FeCO3)

Câu 4: Cho FeO vào dung dịch HNO3 thấy bay ra chất khí X không màu hóa nâu trong không khí. X là:

A. NO                                 B. NO2                           C. N2                              D. N2O

Câu 5: Cho FeO tan hoàn toàn trong H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch A. Thêm dung dịch NaOH dư vào A thu được kết tủa B. Nung B trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn C có công thức là:

A. Fe2O3                             B. FeO                           C. Fe(OH)3                             D. Fe(OH)2

Câu 6: Sắt là... (1)... màu...(2), có tính...(3). Việc khai thác sắt thuộc ngành công nghiệp...(4). Chọn ra các từ lần lượt để điền vào cho có nghĩa đúng nhất:

A. kim loại, trắng bạc, dẫn nhiệt, luyện kim đen

B. nguyên tử, trắng xám, dẫn điện, nhẹ

C. nhóm B, trắng bạc, khử, nặng

D. kim loại, trắng xám, dẫn điện, luyện kim đen

Câu 7: Các kim loại kiềm đều có chung đặc điểm:

A. điều chế từ điện phân muối halogen                    B. nhiệt độ nóng chảy cao

C. nhẹ hơn nước và dẫn điện tốt                               D. điều chế từ điện phân dung dịch muối

Câu 8: Nhôm và hợp kim của nhôm có ứng dụng nào sau đây trong thực tế?

A. đúc bệ máy, ống dẫn nước                                   B. vật liệu chế tạo máy bay, ô tô

C. chất tạo màu cho thủy tinh                                   D. xây dựng cầu cống, đúc tượng

Câu 9: Hợp chất phản ứng được với nước tạo dung dịch làm quì tím hóa xanh là:

A. MgCO3                          B. CaO                           C. Ca(HCO3)2               D. Ca(OH)2

Câu 10: Chỉ dùng dung dịch NaOH dư để phân biệt các dung dịch chứa ion riêng biệt trong nhóm nào sau đây?

A. H+, K+                            B. Ba2+, K+                    C. Al3+, Fe3+                  D. Al3+, Zn2+

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 8:

Câu 1: Crom phản ứng được với dung dịch FeSO4 nhưng không phản ứng được với dung dịch ZnSO4. Tính khử của crom so với sắt và kẽm là:

A. Fe > Cr > Zn                  B. Cr > Zn > Fe             C. Zn > Fe > Cr             D. Zn > Cr > Fe

Câu 2: Cho các kim loại: Al, Fe, Zn, Cu. Cho lần lượt từng kim loại trên vào dung dịch AgNO3. Số phản ứng xảy ra là:

A. 4                                     B. 1                                C. 3                                D. 2

Câu 3: Một loại hợp kim của sắt chứa 20% Cr và 10% Ni, 0,1%C được gọi là:

A. thép thường                   B. gang trắng                 C. thép đặc biệt              D. gang xám

Câu 4: Cho FeO vào dung dịch HNO3 thấy bay ra chất khí X không màu hóa nâu trong không khí. X là:

A. N2                                  B. N2O                           C. NO2                           D. NO

Câu 5: Hợp chất phản ứng được với nước tạo dung dịch làm quì tím hóa xanh là:

A. Ca(HCO3)2                    B. Ca(OH)2                    C. MgCO3                     D. CaO

Câu 6: Cho 7,56 gam một kim loại (A) tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 20,52 gam muối sunfat. Kim loại R là:

A. Fe                                   B. Cr                              C. Cu                             D. Al

Câu 7: Nguyên tử X có cấu hình electron [10Ne]3s1. X là:

A. liti                                  B. xesi                            C. natri                           D. kali

Câu 8: Các kim loại kiềm đều có chung đặc điểm:

A. nhiệt độ nóng chảy cao                                        B. nhẹ hơn nước và dẫn điện tốt

C. điều chế từ điện phân muối halogen                    D. điều chế từ điện phân dung dịch muối

Câu 9: Quặng sắt chứa hàm lượng sắt ít nhất có tên là:

A. xiđerit (FeCO3)              B. hematit (Fe2O3)         C. manhetit (Fe3O4)       D. pirit (FeS2)

Câu 10: Cho 2,8 gam hỗn hợp gồm hai kim loại kiềm ở hai chu kỳ kế tiếp trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với nước thu được 1,12 lít H2 ( ĐKC). Hai kim loại đó là:

A. Li và Na                         B. K và Rb                     C. Na và K                     D. Rb và Cs

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 9:

Câu 1: Sắt là... (1)... màu...(2), có tính...(3). Việc khai thác sắt thuộc ngành công nghiệp...(4). Chọn ra các từ lần lượt để điền vào cho có nghĩa đúng nhất:

A. nhóm B, trắng bạc, khử, nặng

B. kim loại, trắng xám, dẫn điện, luyện kim đen

C. kim loại, trắng bạc, dẫn nhiệt, luyện kim đen

D. nguyên tử, trắng xám, dẫn điện, nhẹ

Câu 2: Nguyên tử X có cấu hình electron [10Ne]3s1. X là:

A. liti                                  B. kali                            C. xesi                            D. natri

Câu 3: Để biết tính khử của Fe mạnh hơn Cu, ta cho Fe và Cu lần lượt phản ứng với dung dịch:

A. H2SO4 loãng                  B. CuSO4                       C. MgSO4                      D. ZnSO4

Câu 4: Khử ion kim loại thành nguyên tử thuộc nội dung nào sau đây?

A. nguyên tắc điều chế kim loại                                B. phương pháp điện phân nóng chảy

C. phương pháp nhiệt luyện                                      D. phương pháp thủy luyện

Câu 5: Một loại hợp kim của sắt chứa 20% Cr và 10% Ni, 0,1%C được gọi là:

A. thép đặc biệt                  B. gang trắng                 C. gang xám                   D. thép thường

Câu 6: Cho lần lượt Mg, Zn, K, Cu vào dung dịch FeSO4, số phản ứng tạo kết tủa Fe là:

A. 4                                     B. 3                                C. 2                                D. 1

Câu 7: Hợp chất phản ứng được với nước tạo dung dịch làm quì tím hóa xanh là:

A. Ca(OH)2                        B. CaO                           C. MgCO3                     D. Ca(HCO3)2

Câu 8: Cho một mẩu nhỏ kali vào dung dịch FeCl3, hiện tượng quan sát được là:

A. có khí clo bay ra                                                   B. có kết tủa trắng xám của sắt

C. có kết tủa trắng xanh và có khí bay ra                 D. có kết tủa đỏ nâu và có khí bay ra

Câu 9: Crom phản ứng được với dung dịch FeSO4 nhưng không phản ứng được với dung dịch ZnSO4. Tính khử của crom so với sắt và kẽm là:

A. Fe > Cr > Zn                  B. Cr > Zn > Fe             C. Zn > Cr > Fe             D. Zn > Fe > Cr

Câu 10: Cho FeO vào dung dịch HNO3 thấy bay ra chất khí X không màu hóa nâu trong không khí. X là:

A. N2                                  B. N2O                           C. NO                            D. NO2

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 9 đề kiểm tra 45 phút môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT An Phúc. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án câu hỏi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF