YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Hàm Rồng

Tải về
 
NONE

Để cung cấp thêm tài liệu giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập chuẩn bị trước kì thi THPT Quốc gia sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Hàm Rồng được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG

BỘ 05 ĐỀ THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: GDCD

(Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề)

1. Đề số 1

ông dân không được thực hiện theo nguyên tắc

A. phổ thông. 

B. bình đẳng. 

C. trực tiếp. 

D. công khai.

Câu 2. So với pháp luật thì đạo đức có phạm vi điều chỉnh

A. rộng hơn. 

B. như nhau. 

C. lớn hơn. 

D. hẹp hơn.

Câu 3. Trước khi lấy chồng chị S được bố mẹ cho thừa kế ngôi nhà riêng mang tên chị S. Một năm sau khi hội khuyến học của phường liện hệ với chị S muốn mượn ngôi nhà để mở xưởng sản xuất tăm tre, chị S đã đồng ý mặc dù chồng và gia đình chồng không đồng tình.Chị S không vi phạm quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong quan hệ nào dưới đây?

A. Thân nhân. 

B. Gia đình. 

C. Nhân thân. 

D. Tài sản.

Câu 4. Dịp tết Nguyên Đán sắp tới biết nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao nên chị T và N cùng kinh doanh một số lương thực thực phẩm tại ki ốt của mình nhưng không rõ nguồn gốc xuất xứ khi cán bộ thị trường tên H kiểm tra đã lập biên bản và chỉ xử phạt chị N, còn chị T được bỏ qua vì đã có nhờ người quen tên P là em gái của cán bộ H giúp đỡ. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Chị T, N, P và cán bộ H. 

B. Chị T, N, và cán bộ H.

C. Chị T, P và cán bộ H. 

D. Chị T, N và P.

Câu 5. Thị trường bao gồm những nhân tố cơ bản nào?

A. Hàng hóa, người mua, người bán, siêu thị. 

B. Người mua, người bán, tiền tệ, trung tâm thương mại.

C. Hàng hóa , tiền tệ, người mua, người bán 

D. Hàng hóa, tiền tệ, cửa hàng, chợ.

Câu 6. Tiền tệ được coi là hàng hóa đặc biệt vì

A. nó ra đời là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất hàng hóa.

B. nó được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả mọi hàng hóa

C. nó chỉ xuất hiện khi sản xuất hàng hóa đã phát triển mạnh mẽ.

D. nó là hàng hoá nhưng không đi vào tiêu dùng mà cất trữ.

Câu 7. Là hàng xóm nhưng quan hệ giữa gia đình bà Q và bà T không được tốt vì vậy khi thấy gia đình bà T có nuôi được đàn gà mấy chục con đang có ý định bán để lấy tiền tiêu tết. Vô tình phát hiện gia đình bà T có việc phải về quê đến muộn nên anh L con trai bà Q rủ bạn là anh B lẻn vào và bí mật bỏ thuốc chuột vào thức ăn của đàn gà, sáng mai khi thấy đàn gà nằm chết la liệt. Nghi ngờ gia đình bà Q. Bà T thuê anh V sang đập phá đồ đạc nhà bà Q và đánh anh L phải đi cấp cứu. Hành vi của những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật?

A. Anh B, anh V và anh L. 

B. Bà Q và bà T, anh V.

C. Anh B, anh V,anh L và bà T. 

D. Anh L, anh V và bà T.

Câu 8. Anh B (có vợ, 2 con nhỏ, bố mẹ già), anh C (không phải nuôi ai) làm việc cùng công ty với mức lương 10 triệu đồng. Anh C phải đóng thuế thu nhập cá nhân còn anh B thì không. Việc đóng thuế của anh C thể hiện

A. bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. 

B. bất bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

C. bất bình đẳng về thực hiện nghĩa vu trước pháp luật.

D. bình đẳng về thực hiện nghĩa vụ trước pháp luật. 

Câu 9. Pháp luật nước ta quy định bình đẳng giữa các tôn giáo nhằm

A. thúc đẩy tình đoàn kết keo sơn gắn bó của nhân dân Việt Nam

B. nhà nước tập trung tạo điều kiện tốt nhất cho một số tôn giáo lớn.

C. khuyến khích mọi người theo tôn giáo.

D. hạn chế mọi người dân theo tôn giáo.

Câu 10. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là

A. các tôn giáo đều có quyền hoạt động tôn giáo tự do.

B. không phân biệt đối xử giữa người có đạo và không có đạo.

C. người đã theo tôn giáo này không có quyền bỏ để theo tôn giáo khác.

D. các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật.

Câu 11. Nội dung nào sau đây không phải là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

A. Phụ nữ đang nuôi con dưới 12 tháng được giảm giờ lao động trong một ngày.

B. Phân chia tài sản thừa kế bằng nhau giữa con đẻ và con nuôi.

C. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vườn được ghi tên của cả vợ và chồng.

D. Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với các cháu.

Câu 12. Đối với thợ may, đâu là đối tượng lao động?

A. Vải. 

B. Máy khâu. 

C. Kim chỉ. 

D. Áo, quần.

Câu 13. Khi cán bộ D làm nhiệm vụ khám xét nhà đối với ông B (có hành vi vi phạm pháp luật) ông B không hợp tác mà chống đối và xúc phạm cán bộ D. Nên cán bộ D đã lăng nhục và đánh ông B sái tay, làm rơi vỡ một số vật dụng trong gia đình. Cán bộ D không vi phạm quyền nào dưới đây?

A. Được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. 

B. Được bảo hộ về sức khỏe.

C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. 

D. Bất khả xâm phạm về tài sản cá nhân.

Câu 14. Do mẫu thuẫn bởi tin nhắn trên trang mạng giữa học sinh A và K nên học sinh H tỏ ra tức giận vì K là bạn trai của H. Nên H cùng bạn là Y tìm gặp A để hỏi, lời qua tiếng lại thấy A ra vẻ thách thức nên H và Y đã chủ động đợi lúc tan học đã chặn đường A và đánh dằn mặt, còn K thì đứng quay lại cảnh đánh nhau, rách áo và tung lên mạng. Qúa nhục nhã nên A rơi vào khủng hoảng và đã tìm đến tử tự hậu quả A bị ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật?

A. Học sinh H và Y. 

B. Học sinh A và K.

C. Học sinh Y, H và K 

D. Học sinh K, A và Y.

Câu 15. Là bạn thân lại làm chung 1 công ty nên anh D quản đốc luôn tạo điều kiện cho anh B thường xuyên ra ngoài làm việc riêng. Quản đốc D và anh B đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Hành chính. 

B. Kỷ luật. 

C. Dân sự. 

D. Hình sự.

Câu 16. Nam thanh niên đủ điều kiện theo qui định của pháp luật mà trốn nghĩa vụ quân sự là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật. 

B. Thi hành pháp luật. 

C. Tuân thủ pháp luật 

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 17. Nội dung nào sau đây thể hiện bình đẳng trong lao động?

A. Người lao động và người sử dụng lao động cùng thỏa thuận để ký hợp đồng

B. Cùng thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

C. Bình đẳng trong việc hưởng quyền tự do ngôn luận.

D. Tự do lựa chọn các hình thức kinh doanh.

Câu 18. Sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên thể hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực nào?

A. Lĩnh vực gia đình. 

B. Trong giao kết hợp đồng lao.

C. Trong quan hệ nhân thân. 

D. Lĩnh vực kinh doanh.

Câu 19. Vi phạm kỉ luật là hành vi xâm phạm tới

A. quan hệ tài sản 

B. quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế.

C. quan hệ lao động và công vụ nhà nước. 

D. quan hệ lao động và quan hệ kinh tế.

Câu 20. Hình thức xử phạt chính đối với người vi phạm hành chính là gì?

A. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ. 

B. Tịch thu tang vật, phương tiện.

C. Buộc khắc phục hậu quả do mình gây ra. 

D. Phạt tiền, cảnh cáo.

Câu 21. Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội vì

A. nó là nội dung tồn tại của xã hội. 

B. nó là cơ sở tồn tại của xã hội.

C. đây là lí do tồn tại của xã hội. 

D. đây là hình thức tồn tại của xã hội.

Câu 22. Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi nào?

A. Khi tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa.

B. Khi tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch mua bán.

C. Khi tiền làm phương tiện lưu thông thúc đẩy mua bán hàng hóa.

D. Khi tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ.

Câu 23. Chị Xuân được nhận vào làm việc ở công ty may G. Sáng nay Giám đốc yêu cầu chị đến kí hợp đồng, khi đọc bản hợp đồng chị không thấy phần nội dung công việc mình phải làm, nên chị đang phân vân. Chị Xuân nên

A. yêu cầu bổ sung và cũng không cần kí bản hợp đồng đó mà làm việc luôn.

B. yêu cầu Giám đốc bổ sung vào bản hợp đồng nội dung còn thiếu.

C. chấp nhận vì dù sao chị cũng được nhận vào công ty làm.

D. kí bản hợp đồng và sau đó nhờ chính quyền can thiệp.

Câu 24. Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình?

A. Giữa con đẻ và con nuôi có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong gia đình

B. Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng lao động.

C. Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động.

D. Tự do lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình.

Câu 25. Nội dung nào sau đây biểu hiện bất bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

A. Vợ chồng có quyền về tài sản riêng.

B. Pháp luật yêu cầu với các tài sản có giá trị khi đăng ký quyền sở hữu phải ghi tên cả vợ, chồng.

C. Người chồng giao hẳn mọi công việc trong gia đình cho người vợ đảm nhiệm.

D. Vợ, chồng có trách nhiệm như nhau trong nuôi dưỡng và giáo dục con cái.

Câu 26. Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?

A. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân. 

B. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.

C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. 

D. Bảo vệ mọi lợi ích của công dân.

Câu 27. Trong lúc làm nhiệm vụ tuần tra trên biển hai cán bộ cảnh sát biển anh G và anh Y phát hiện bắt giữ và lập biên bản tàu mang biển hiệu SH53 vận chuyển một số mặt hàng cấm. Trong lúc cán bộ G đang lập biên bản thì cán bộ Y nhận hối lộ và đề nghị cán bộ G bỏ qua. Cán bộ G cần sử dụng quyền nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?

A. Tố cáo. 

B. Khiếu nại. 

C. Điều tra. 

D. Phán quyết.

Câu 28. Học sinh tham gia tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc là thực hiện nội dung cơ bản của pháp luật trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Hợp tác và phát triển. 

B. Kĩ thuật, quân sự.

C. Tiếp cận và hội nhập 

D. Quốc phòng, an ninh

Câu 29. Quyền khiếu nại, tố cáo là công cụ để nhân dân thực hiện hình thức dân chủ

A. trực tiếp. 

B. gián tiếp. 

C. đại diện. 

D. tập trung.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1D 2A 3D 4B 5C 6B 7C 8D 9A 10D 11A 12A 13C 14C 15B 16B 17A 18B 19C 20D

21B 22A 23B 24A 25C 26C 27A 28D 29A 30C 31D 32C 33B 34D 35A 36C 37D 38B 39B 40D

2. Đề số 2

Câu 01: Yếu tố nào dưới đây giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất trong quá trình sản xuất?

A. Sức lao động. 

B. Đối tượng lao động. 

C. Tư liệu lao động. 

D. Máy móc hiện đại.

Câu 02: Dựa vào quyền tự do kinh doanh, em hãy cho biết khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Mọi công dân đều có quyền kinh doanh.

B. Chỉ có những người có tiền mới có quyền kinh doanh.

C. Mọi công dân đủ 21 tuổi trở lên mới có quyền kinh doanh.

D. Tất cả mọi người đều có quyền kinh doanh.

Câu 03: Những hoạt động có mục đích, làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành hành vi hợp pháp của công dân thuộc nội dung nào dưới đây ?

A. Xây dựng pháp luật. 

B. Ban hành pháp luật.

C. Phổ biến pháp luật. 

D. Thực hiện pháp luật.

Câu 04: Hành vi nào dưới đây thể hiện hình thức sử dụng pháp luật ?

A. Anh A bán chiếc xe máy mà anh là chủ sở hữu.

B. Bạn M tự ý sử dụng máy tính của bạn cùng lớp.

C. Bạn C mượn sách của bạn A nhưng không giữ gìn, bảo quản.

D. Anh K lấy trộm tiền của chị M khi chị không cảnh giác.

Câu 05: Khi cầu tăng lên, sản xuất mở rộng dẫn đến cung tăng là nội dung của biểu hiện nào trong quan hệ cung - cầu?

A. Thị trường chi phối cung - cầu. 

B. Cung - cầu tác động lẫn nhau.

C. Cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả. 

D. Giá cả ảnh hưởng đến cung - cầu.

Câu 06: Quy luật giá trị tồn tại ở nền sản xuất nào dưới đây?

A. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. 

B. Mọi nền sản xuất.

C. Nền sản xuất hàng hóa. 

D. Nền sản xuất xã hội chủ nghĩa.

Câu 07: Hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước xây dựng, ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Quy định. 

B. Quy tắc. 

C. Pháp luật. 

D. Quy chế.

Câu 08: Quyền khiếu nại là quyền của công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền

A. điều chỉnh quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật.

B. hủy bỏ quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật.

C. xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật.

D. thay đổi quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật.

Câu 09: Hàng hóa có hai thuộc tính là:

A. Giá trị và giá cả. 

B. Giá trị và giá trị sử dụng.

C. Giá trị trao đổi và giá trị sử dụng. 

D. Giá cả và giá trị sử dụng.

Câu 10: Đâu là hành vi xâm phạm về chổ ở của công dân?

A. Cưỡng chế giải tỏa nhà xây dựng trái phép.

B. Tự ý vào nhà người khác lục soát đồ đạc.

C. Vào nhà hàng xóm để giúp họ chữa cháy.

D. Khám nhà dân khi có lệnh của cơ quan có thẩm quyền.

Câu 11: Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định pháp luật là thuộc nội dung nào dưới đây?

A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. 

B. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

C. Bình đẳng về quyền con người. 

D. Bình đẳng trước pháp luật.

Câu 12: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ điều gì?

A. Quyền, lợi ích hợp pháp của mình. 

B. Quyền và nghĩa vụ của mình.

C. Các quyền của mình. 

D. Lợi ích kinh tế của mình.

Câu 13: Ông A là người dân tộc thiểu số, ông B là người Kinh. Đến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội, cả hai ông đều đi bầu cử. Điều này thể hiện các dân tộc bình đẳng trong lĩnh vực nào?

A. Giáo dục. 

B. Chính trị. 

C. Kinh tế. 

D. Văn hóa.

Câu 14: Theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành khái niệm Bị can được hiểu là

A. người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử.

B. người bị tạm giam, tạm giữ về tội cố ý đánh người gây thương tích.

C. người đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn.

D. người bị khởi tố hình sự theo quy định khởi tố bị can của Viện kiểm sát.

Câu 15: Nghi ngờ B lấy trộm xe máy, A đã báo công an xã sự việc trên. Công an xã lập tức đến nhà bắt B về trụ sở công an. Việc công an bắt B đã vi phạm quyền nào sau đây?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1A 2A 3D 4A 5B 6C 7C 8C 9B 10B 11D 12A 13B 14D 15A 16B 17C 18C 19D 20B

21A 22C 23B 24D 25C 26D 27C 28D 29C 30A 31A 32D 33A 34A 35B 36B 37C 38D 39B 40C

3. Đề số 3

Câu 1 : Khi nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, ông Q được người cán bộ nhận hồ sơ giải thích rằng cá nhân không có quyền lựa chọn ngành nghề kinh doanh. Để bảo vệ quyền lợi của mình, ông Q cần căn cứ vào nội dung nào dưới đây về bình đẳng trong kinh doanh?

A. Công dân có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

B. Công dân được pháp luật cho phép kinh doanh bất cứ ngành nghề nào.

C. Công dân có quyền tự do tuyệt đối về lựa chọn ngành nghề kinh doanh.

D. Công dân có quyền chủ động mở rộng quy mô, ngành, nghề kinh doanh.

Câu 2 : Thấy B đi chơi với người yêu của mình tên là S, V cho rằng B tán tỉnh S nên đã bắt và nhốt B tại phòng trọ của mình. Mặc cho S khuyên can nhưng V vẫn không thả B mà còn gọi thêm bạn là M và N đến. Cả V, M và N cùng đánh B rồi thả cho B về. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?

A. Anh V, anh M và anh N. 

B. Anh V, chị S, anh M và anh N.

C. Anh V, chị S và anh B. 

D. Anh M và anh N và anh B.

Câu 3 : Hành vi nào sau đây không phải chịu trách nhiệm pháp lý ?

A. Vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông thông.

B. Kinh doanh không đóng thuế.

C. Kinh doanh không đúng theo giấy phép kinh doanh.

D. Không tụ tập đua xe trái phép.

Câu 4 : Anh S và anh K được nhận vào làm việc tại Công ty điện tử Z. Do anh S có bằng tốt nghiệp loại khá nên được Giám đốc bố trí làm việc ở phòng nghiên cứu thị trường. Còn anh K có bằng tốt nghiệp trung bình nên Giám đốc sắp xếp ở tổ bán hàng. Thấy vậy, anh S thắc mắc và cho rằng đó là sự bất bình đẳng trong lao động. Trong tình huống trên, Giám đốc công ty Z đã thực hiện đúng nội dùng nào trong công dân bình đẳng thực hiện quyền lao động?

A. Người sử dụng lao có quyền bố trí công việc theo sở thích.

B. Người lao động có quyền làm bất cứ việc gì.

C. Người lao động có chuyên môn được người sử dụng lao động ưu đãi.

D. Người sử dụng lao động đối xử bình đẳng với người lao động.

Câu 5 : Nhận định nào sau đây là sai khi nói về nội dung quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân ?

A. Bắt và giam giữ người trái phép sẽ bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật.

B. Bắt người trái pháp luật là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

C. Tự tiện bắt và giam giữ người là hành vi trái pháp luật.

D. Không ai được bắt, giam, giữ người.

Câu 6 : Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về vi phạm dân sự ?

A. Là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm.

B. Là hành vi xâm phạm tới quan hệ lao động.

C. Là hành vi xâm phạm tới các quy tắc quản lý của nhà nước.

D. Là hành vi xâm phạm tới quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

Câu 7 : Để may một cái áo, anh A mất 5 giờ lao động, biết rằng thời gian lao động xã hội cần thiết để may một cái áo là 4 giờ. Theo yêu cầu quy luật giá trị chiếc áo anh A được bán tương ứng mức thời gian nào trong các mức sau đây ?

A. 5 giờ 

B. 3 giờ 

C. 6 giờ 

D. 4 giờ

Câu 8 : Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về bình đẳng trong lao động ?

A. Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong hoạt động sản xuất.

B. Lao động nam và lao động nữ được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc.

C. Mọi công dân đều bình đẳng về quyền chủ động mở rộng ngành nghề.

D. Mọi doanh nghiệp đều được tự chủ trong kinh doanh.

Câu 9 : Nhà nước tiếp tục đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc, các giá trị văn hóa, thuần phong mĩ tục của cộng đồng các dân tộc là thực hiện phương hướng

A. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

B. Phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân.

C. Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa dân tộc.

D. Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa.

Câu 10 : Khi nói về ảnh hưởng của cung - cầu đến giá cả trên thị trường, trường hợp nào xảy ra sau đây khi cung nhỏ hơn cầu?

A. Giá cả giữ nguyên. 

B. Giá cả tăng.

C. Giá cả giảm. 

D. Giá cả bằng giá trị.

Câu 11 : Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống trở thành những hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức là

A. vận dụng pháp luật. 

B. bảo đảm pháp luật.

C. thực hiện pháp luật. 

D. tôn trọng pháp luật.

Câu 12 : Chị H thường xuyên phải xin nghỉ làm vì nuôi con nhỏ 9 tháng tuổi hay đau ốm. Giám đốc công ty A nơi chị làm việc đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị H. Trong trường hợp trên Giám đốc A đã

A. sai, vì chị H đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

B. đúng, vì chị H không đáp ứng yêu cầu lao động.

C. đúng, vì chị H không thực hiện đúng Luật Lao động.

D. sai, vì chị H không đơn phương yêu cầu nghỉ việc.

Câu 13 : Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về vai trò của pháp luật ?

A. Pháp luật được bắt nguồn từ đời sống xã hội và thực hiện trong thực tiễn.

B. Pháp luật là các quy phạm phổ biến được nhà nước ban hành.

C. Pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước.

D. Pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước.

Câu 14 : Quyền bình đẳng giữa các dân tộc Việt Nam về văn hóa, giáo dục nghĩa là các dân tộc đều

A. thống nhất chỉ dùng chung một ngôn ngữ.

B. có chung lãnh thổ và điều kiện phát triển.

C. có chung phong tục, tập quán, tín ngưỡng.

D. có quyền dùng tiếng nói, chữ viết riêng.

Câu 15 : Nhận định nào sau đây không phải là mục tiêu của chính sách dân số ?

A. Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục dân số.

B. Tiếp tục giảm tốc độ tăng dân số.

C. Sớm ổn định quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lý.

D. Nâng cao chất lượng dân số.

Câu 16 : Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào

A. sự hỗ trợ của nhà nước.

B. chế độ ưu tiên của nhà nước.

C. khả năng, điều kiện hoàn cảnh của mỗi người.

D. khả năng thực hiện của mỗi người.

Câu 17 : Nhà nước áp dụng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần tạo điều kiện cho mọi đơn vị kinh tế đều phát huy khả năng sản xuất - kinh doanh nhằm

A. tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế phát triển.

B. hạn chế sự phân hóa giàu nghèo.

C. tạo ra sự công bằng xã hội.

D. ổn định thị trường.

Câu 18 : Nhận định nào dưới đây sai khi nói về nhiệm vụ của khoa học và công nghệ ?

A. Giải đáp kịp thời những vấn đề lý luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra.

B. Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương.

C. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

D. Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Câu 19 : Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thuộc hình thức áp dụng pháp luật?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1A 2A 3D 4C 5D 6D 7C 8B 9C 10B 11C 12A 13D 14D 15A 16C 17A 18C 19D 20A

21C 22C 23C 24B 25D 26A 27B 28A 29D 30B 31A 32A 33C 34B 35B 36B 37C 38B 39B 40D

4. Đề số 4

Câu 1: Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội là nội dung của quyền nào dưới đây?

A. Bình đẳng giữa cha mẹ và các con.

B. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.

C. Bình đẳng giữa anh, chị, em trong gia đình.

D. Bình đẳng giữa vợ và chồng.

Câu 2: Vì sao sự nghiệp giáo dục - đào tạo nước ta được coi là quốc sách hàng đầu?

A. Có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, truyền bá văn minh.

B. Là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy CNH - HĐH.

C. Là điều kiện quan trọng để phát triển đất nước.

D. Là điều kiện để phát huy quyền lực

Câu 3: Chính sách giao đất, giao rừng của Nhà nước cho nhân dân để thực hiện mục đích nào dưới đây?

A. Chấm dứt tình trạng khai thác rừng bừa bãi.

B. Mở rộng diện tích rừng.

C. Quản lí, bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả.

D. Sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên rừng.

Câu 4: Ý kiến nào sau đây không đúng về các yếu tố tác động đến cầu?

A. Cầu về hàng hóa, dịch vụ phụ thuộc vào dân số.

B. Trình độ dân trí ảnh hưởng trực tiếp đến cầu.

C. Cầu phụ thuộc vào thu nhập.

D. Giá cả của các hàng hóa bổ sung, hàng hóa thay thế ảnh hưởng đến cầu.

Câu 5: Nhờ chị S có hiểu biết về pháp luật nên tranh chấp về đất đai giữa gia đình chị và anh K đã được giải quyết ổn thỏa. Trường hợp này cho thấy pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây?

A. Bảo vệ quyền dân chủ của công dân.

B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

C. Bảo vệ quyền và tài sản của công dân.

D. Bảo vệ quyền tham gia quản lí xã hội của công dân.

Câu 6: Gia đình K có 1 ha trồng rau sạch cung cấp cho thị trường, hiện nay giá của các loại rau sạch đều tăng. Bố K quyết định mở rộng diện tích trồng, mẹ K thì muốn giữ nguyên quy mô sản xuất, chị K thì lại khuyên thu hẹp diện tích gieo trồng. Theo em nên làm theo ý kiến của ai để gia đình Kcó thêm lợi nhuận?

A. Mẹ K. 

B. Mẹ K và chị K. 

C. Bố K. 

D. Chị K.

Câu 7: Trường hợp nào sau đây kết hôn trái quy định của pháp luật?

A. Chị Hồng và anh Nam cùng tự nguyện đến UBND để đăng ký kết hôn.

B. Sau khi vợ anh Nam bị bệnh qua đời, anh đã kết hôn với người khác.

C. Anh Nam 20 tuổi 2 tháng kết hôn với chị Hồng vừa tròn 18 tuổi.

D. Do kết hôn lần hai nên anh Nam không đăng kí kết hôn mà chỉ có tổ chức đám cưới.

Câu 8: “Nội dung của tất cả các văn bản quy phạm pháp luật đều phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp”, khẳng định này đề cập đến

A. tính quy phạm phổ biến.

B. tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức

C. tính quyền lực, bắt buộc chung.

D. tính khuôn mẫu, ràng buộc

Câu 9: Ở Việt Nam, mọi công dân nam khi đủ 17 tuổi phải đăng kí nghĩa vụ quân sự là thể hiện công dân bình đẳng trong việc

A. thực hiện quyền.

B. chịu trách nhiệm pháp luật.

C. thực hiện nghĩa vụ. 

D. chịu trách nhiệm pháp lí.

Câu 10: Sau khi tốt nghiệp THPT, Hoàng đã lên đường nhập ngũ. Trong trường hợp này Hoàng đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào?

A. Áp dụng pháp luật. 

B. Sử dụng pháp luật.

C. Thi hành pháp luật. 

D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 11: Anh T và chị H yêu nhau đã lâu và hai người quyết định kết hôn nhưng bố chị H không đồng ý vì anh T và chị H không cùng đạo. Trong trường hợp này bố chị H đã vi phạm điều gì?

A. Quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con. 

B. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

C. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc 

D. Phương án A và B

Câu 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi

A. dân tộc, giới tính, tuổi tác, tôn giáo. 

B. thu nhập, tuổi tác, địa vị.

C. dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo. 

D. dân tộc, độ tuổi, giới tính.

Câu 13: Phát biểu nào dưới đây không phải là trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm cho công dân thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình?

A. Tạo điều kiện để công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

B. Xử lí nghiêm minh những hành vi xâm phạm quyền, lợi ích của công dân.

C. Đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với từng thời kì nhất định.

D. Chấp hành pháp luật, chủ động tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình.

Câu 14: Thấy chị H được công ty tạo điều kiện cho nghỉ giữa giờ làm việc 60 phút vì đang mang thai, chị T không mang thai cũng yêu cầu được nghỉ như chị H vì cùng là lao động nữ. Theo quy định của pháp luật thì chị T

A. cũng được nghỉ để đảm bảo sức khỏe lao động.

B. không được nghỉ vì không thuộc đối tượng ưu đãi của pháp luật.

C. không được nghỉ vì ảnh hưởng tới công việc.

D. cũng được nghỉ để đảm bảo về thời gian lao động.

Câu 15: Anh Y là nhân viên của công ty điện lực miền nam. Vì hoàn cảnh gia đình có con bị bệnh nan y đang điều trị ở bệnh viện, anh đã lấy cáp điện của công ty đem bán với số tiền là 25 triệu đồng. Theo em, hành vi của anh Y phải chịu trách nhiệm pháp lý như thế nào?

A. Bị phê bình và kiểm điểm trước cơ quan.

B. Bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

C. Bồi thường thiệt hại cho công ty.

D. Không được nâng lương đúng thời hạn.

Câu 16: Khẳng định nào dưới đây là không đúng khi các doanh nghiệp thực hiện bình đẳng trong kinh doanh?

A. Có quyền chủ động tìm kiếm thị trường đầu tư.

B. Có quyền chủ động mở rộng quy mô sản xuất.

C. Có quyền tự chủ đăng ký kinh doanh.

D. Có quyền tự ý chấm dứt hợp đồng.

Câu 17: Nghi con Ông B lấy trộm, ông N tự tiện vào nhà ông B khám xét. Trong trường hợp này Ông N đã xâm phạm quyền

A. bất khả xâm phạm về thân thể.

B. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

C. được pháp luật bảo vệ danh dự, uy tín.

D. tự do ngôn luận.

Câu 18: Do làm ăn ngày càng có lãi, doanh nghiệp tư nhân X đã quyết định mở rộng thêm quy mô sản xuất. Doanh nghiệp đã thực hiện quyền nào của mình dưới đây?

A. Quyền định đoạt tài sản.

B. Quyền chủ động trong kinh doanh.

C. Quyền tự chủ đăng ký kinh doanh.

D. Quyền kinh doanh đúng ngành nghề.

Câu 19: Đối với lao động nữ, người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi nào?

A. Lập gia đình. 

B. Nghỉ việc không lí do.

C. Nghỉ chế độ thai sản. 

D. Nghỉ khám chữa bệnh.

Câu 20: Nội dung nào dưới đây thể hiện bình đẳng trong kinh doanh?

A. Mọi cá nhân, tổ chức chỉ được kinh doanh trong một ngành nhất định.

B. Mọi cá nhân, tổ chức không cần cố định địa chỉ đăng kí kinh doanh.

C. Mọi cá nhân, tổ chức có thể cạnh tranh, chèn ép nhau.

D. Mọi cá nhân, tổ chức đều phải thực hiện quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh.

Câu 21: Nhà nước đẩy mạnh hợp tác trong nghiên cứu khoa học và công nghệ là để?

A. Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ.

B. Xây dựng tiềm lực cho khoa học và công nghệ.

C. Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng.

D. Thúc đẩy việc chuyển giao khoa học và công nghệ.

Câu 22: Những hoạt động có mục đích, làm cho pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành những hành vi hợp pháp của công dân là

A. phổ biến pháp luật. 

B. ban hành pháp luật.

C. thực hiện pháp luật. 

D. xây dựng pháp luật.

Câu 23: Hành vi không nhường ghế trên xe buýt cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai là hành vi vi phạm

A. pháp luật hình sự. 

B. chuẩn mực đạo đức

C. pháp luật hành chính. 

D. pháp luật dân sự.

Câu 24: Không ai bị bắt nếu

A. không có sự đồng ý của các tổ chức xã hội.

B. không có phê chuẩn của Viện kiểm sát trừ phạm tội quả tang.

C. không có sự phê chuẩn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

D. không có sự chứng kiến của đại diện gia đình bị can bị cáo.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1B 2B 3C 4B 5B 6C 7D 8B 9C 10C 11B 12C 13D 14B 15B 16D 17B 18B 19B 20D

21D 22C 23B 24B 25B 26C 27D 28B 29B 30C 31B 32D 33D 34C 35D 36D 37B 38B 39B 40C

5. Đề số 5

Câu 1: Có mấy hình thức thực hiện pháp luật?

A. Một hình thức. 

B. Ba hình thức. 

C. Hai hình thức 

D. Bốn hình thức

Câu 2: Độ tuổi nào khi vi phạm pháp luật được áp dụng nguyên tắc giáo dục là chủ yếu để họ sửa chữa sai lầm, thành công dân có ích?

A. Từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi

B. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.

C. Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi

D. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi

Câu 3: Các tổ chức cá nhân không làm những việc mà pháp luật cấm là

A. thi hành pháp luật. 

B. sử dụng pháp luật. 

C. tuân thủ pháp luật. 

D. áp dụng pháp luật.

Câu 4: Trường hợp nào dưới đây thuộc hình thức sử dụng pháp luật?

A. Cá nhân, tổ chức không làm những việc pháp luật cấm.

B. Cá nhân, tổ chức làm những việc pháp luật cho phép làm

C. Cá nhân, tổ chức làm những việc pháp luật quy định phải làm.

D. Cơ quan, công chức nhà nước thực hiện nghĩa vụ.

Câu 5: Điểm khác biệt cơ bản giữa pháp luật với đạo đức xã hội là

A. tính chuẩn mực. 

B. tính quyền lực bắt buộc chung.

C. tính cục bộ địa phương. 

D. tính tự nguyện.

Câu 6: Phát hiện một cơ sở kinh doanh cung cấp thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, T đã báo với cơ quan chức năng để kiểm tra và kịp thời ngăn chặn. T đã thực hiện hình thức

A. áp dụng pháp luật. 

B. tuân thủ pháp luật. 

C. sử dụng pháp luật. 

D. thi hành pháp luật

Câu 7: Nghe bố mẹ bàn tính với nhau về việc cố tình chậm nộp thuế cho nhà nước vì việc buôn bán của gia đình đang gặp khó khăn, A băn khoăn không biết nên xử sự như thế nào. Nếu là A, em sẽ lựa chọn cách xử sự nào sau đây cho phù hợp với pháp luật?

A. Im lặng coi như không biết gì vì đó là chuyện của người lớn.

B. Ủng hộ cách làm của bố mẹ vì như vậy sẽ bớt khó khăn hơn.

C. Góp ý với bố mẹ nên nộp thuế đầy đủ, đúng hạn vì đó là trách nhiệm của công dân.

D. Đưa chuyện này lên face book để xin ý kiến góp ý của các bạn rồi mới góp ý với bố mẹ

Câu 8: Thời gian lao động xã hội cần thiết để làm ra cái tủ là 11 giờ, trong khi anh A làm mất 12h. Vậy anh A phải bán chiếc tủ với giá tương ứng mấy giờ?

A. 10 giờ. 

B. 13 giờ. 

C. 12 giờ. 

D. 11 giờ.

Câu 9: Hành vi xâm phạm các quy tắc kỉ luật lao động trong các cơ quan, trường học, doanh nghiệp là vi phạm

A. dân sự . 

B. kỷ luật 

C. hình sự. 

D. hành chính.

Câu 10: Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật có nghĩa là Nhà nước ban hành pháp luật và

A. tổ chức thực hiện pháp luật.

B. xây dựng chủ trương, chính sách.

C. xây dựng kế hoạch phát triển đất nước.

D. tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.

Câu 11: Sau khi tốt nghiệp Đại học Công nghệ thông tin, H đã xin mở Công ty máy tính và được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận. Việc làm của H là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây ?

A. Tuân thủ pháp luật. 

B. Sáng kiến pháp luật.

C. Sử dụng pháp luật. 

D. Thực hành pháp luật.

Câu 12: B đang học lớp 12 nhưng đã đua xe trái phép để biết cảm giác mạnh. Nếu là bạn của B, em sẽ lựa chọn cách xử sự nào cho phù hợp với pháp luật?

A. Khuyên B không đua xe vì đó là hành vi trái luật.

B. Xin B đi theo đua xe cùng cho vui.

C. Không quan tâm vì đó là chuyện của B

D. Chửi B vì việc B tham gia đua xe.

Câu 13: Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm

A. các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm.

B. quy định các hành vi không được làm.

C. quy định các bổn phận của công dân.

D. quy định về việc được làm, phải làm,không được làm.

Câu 14: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nam, nữ khi kết hôn với nhau phải tuân theo điều kiện: “Việc kết hôn phải được đăng kí và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện”, là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật ?

A. Tính quy phạm phổ biến. 

B. Tính quần chúng rộng rãi.

C. Tính nghiêm túc. 

D. Tính nhân dân và xã hội.

Câu 15: Pháp luật do Nhà nước ta xây dựng và ban hành thể hiện ý chí, nhu cầu, lợi ích của

A. những người giàu. 

B. đa số nhân dân lao động.

C. Đảng Cộng sản Việt Nam. 

D. những người nghèo.

Câu 16: Người uống rượu say gây ra hành vi vi phạm pháp luật được xem là

A. không có lỗi. 

B. không có năng lực trách nhiệm pháp lí.

C. bị hạn chế năng lực trách nhiệm pháp lí. 

D. bị mất khả năng kiểm soát hành vi.

Câu 17: Anh A đánh người gây thương tích 11% . Vậy anh A phải chịu trách nhiệm gì?

A. Kỉ luật. 

B. Hình sự. 

C. Hành chính. 

D. Dân sự.

Câu 18: Anh B có ý định thành lập một doanh nghiệp. Trong bối cảnh khi nước ta gia nhập WTO, anh B cần phải lựa chọn kinh doanh mặt hàng như thế nào để thu được nhiều lợi nhuận?

A. Có nguồn nguyên liệu dồi dào. 

B. Cần ít vốn đầu tư.

C. Tốn ít nhân công để sản xuất. 

D. Có khả năng cạnh tranh cao.

Câu 19: Khi vi phạm, chủ thể vi phạm sẽ bị khiển trách, cảnh cáo, chuyển công tác khác, cách chức, hạ bậc lương hoặc đuổi việc là vi phạm

A. hình sự. 

B. hành chính. 

C. dân sự. 

D. kỉ luật.

Câu 20: Khi thấy người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng có khả năng cứu giúp, cách xử sự nào sau đây là phù hợp với đạo đức và pháp luật?

A. Chờ người khác đến cứu. 

B. Bỏ mặc.

C. Cứu người. 

D. Đứng nhìn.

Câu 21: Sử dụng pháp luật là các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì pháp luật

A. cho phép làm. 

B. quy định làm. 

C. bắt buộc làm. 

D. khuyến khích làm.

Câu 22: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật

A. quen thuộc trong cuộc sống. 

B. có chỗ đứng trong thực tiễn.

C. đi vào cuộc sống. 

D. gắn bó với thực tiễn.

Câu 23: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ

A. lợi ích kinh tế của mình. 

B. quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

C. quyền và nghĩa vụ của mình. 

D. các quyền của mình.

Câu 24: Chức năng cơ bản nhất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

A. trấn áp các giai cấp đối kháng.

B. tổ chức và xây dựng.

C. bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

D. trấn áp và tổ chức xây dựng.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1D 2D 3C 4B 5A 6C 7C 8D 9B 10A 11C 12C 13D 14A 15B 16D 17B 18D 19D 20C

21A 22C 23B 24A 25B 26A 27A 28D 29B 30D 31C 32B 33D 34C 35B 36A 37A 38A 39C 40B

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Hàm Rồng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:

Chúc các em học tập tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF