YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn GDCD 12 năm 2022-2023 trường THPT Lê Quang Định

Tải về
 
NONE

Nhằm mục đích có thêm tài liệu cung cấp giúp các em học sinh lớp 12 có tài liệu ôn tập môn GDCD 12 chuẩn bị cho kì thi HK2 sắp tới. HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn GDCD 12 năm 2022-2023 trường THPT Lê Quang Định với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT LÊ QUANG ĐỊNH

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

MÔN: GDCD 12

NĂM HỌC 2022-2023

Thời gian làm bài: 45 phút

1. Đề số 1

Câu 1.  Chiến lược phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội thể hiện sự quan tâm của nước ta đối với lĩnh vực nào sau đây ?

A.  Xã hội    B.  Quốc phòng, an ninh     C.  Văn hóa     D.  Kinh tế

Câu 2.  Quyền bất khả xâm phạm được ghi nhận tại điều 71 Hiến pháp 1992 là

A.  Quyền tự do cơ bản nhất                  B.  Quyền tự do cần thiết nhất

C.  Quyền tự do nhất                             D.  Quyền tự do quan trọng nhất

Câu 3.  Quyền tự do về thân thể và tinh thần thực chất là :

A.  Quyền được pháp luật bảo hộ sức khỏe và tính mạng

B.  Quyền được pháp luật bảo hộ nhân phẩm và danh dự

C.  Quyền bất khả xâm phạm về thân thể

D.  Quyền được sống và được làm người với tư cách là thành viẽn của xã hội

Câu 4.  “ Trên cơ sở qui định của PL, quyền của công dân được tôn trọng và bảo vệ, từ đó công dân có cuộc sống bình yên, có điều kiện để tham gia vào đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước.” là một nội dung thuộc

A.  Khái niệm về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

B.  Ý nghĩa về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

C.  Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

D.  Nội dungvề quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu 5.  “Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.” là một nội dung thuộc

A.  Nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

B.  Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

C.  Khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

D.  Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

Câu 6.  Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại là :

A.  Cơ quan nhà nước      B.  Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

C.  Cơ quan có thẩm quyền.             D.  Chỉ có công dân

Câu 7.  “ Danh dự và nhân phẩm của cá nhân được tôn trọng và bảo vệ.” là một nội dung thuộc

A.  Khái niệm về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

B.  Nội dung về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

C.  Ý nghĩa về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

D.  Bình đẳng về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

Câu 8.  Những vi phạm pháp luật nghiêm trọng về bảo vệ môi trường đều sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo quy định của :

A.  Bộ luật Hình sự                                 B.  Luật Dân sự

C.  Luật  Hành chính                              D.  Luật Môi trường

Câu 9.  “ Qui định PL về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở nhằm bảo đảm cho công dân – con người có một cuộc sống tự do trong một xã hội dân chủ , văn minh.” là một nội dung thuộc

A.  Khái niệm về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

B.  Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

C.  Ý nghĩa về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

D.  Nội dungvề quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu 10.  Khi nào cần tạm giữ người theo thủ tục hành chính

A.  Khi cơ quan nhà nước cần thu thập ,xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ

B.  Khi cần ngăn chặn những hành vi gây rối trật tự công cộng

C.  Khi người đó gây thương tích cho người khác

D.  Cả 3 đều đúng

Câu 11.  Luật nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi nam thanh niên gọi nhập ngũ trong thời bình là :

A.  Từ đủ 17 tuổi đến 25 tuổi                 B.  Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi

C.  Từ 17 tuổi đến 27 tuổi                      D.  Từ 18 tuổi đến 27 tuổi

Câu 12.  Người có quyền tố cáo là :

A.  Mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức

B.  Những cơ quan nhà nuớc có thẩm quyền

C.  Mọi công dân                        D.  Những cán bộ công chức nhà nước.

Câu 13.  Quyền sáng tạo của công dân được pháp luật quy định là:

A.  Quyền được tự do thông tin.            B.  Quyền sở hữu công nghiệp.

C.  Quyền tự do kinh doanh      D.  Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.

Câu 14.  “ Tự tiện bắt và giam, giữ người là hành vi trái PL sẽ bị xử lý nghiêm minh.” là một nội dung thuộc

A.  Nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

B.  Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

C.  Khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

D.  Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

Câu 15.  Việc đưa ra các quy định về thuế, pháp luật tác động đến lĩnh vực nào sau đây ?

A.  Môi trường      B.  Văn hóa    C.  Kinh tế       D.  Quốc phòng, an ninh

Câu 16.  “ Chỉ trong trường hợp được pháp luật cho phép và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩmquyền mới được khám xét chỗ ở của một người.” là một nội dung thuộc

A.  Ý nghĩa về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

B.  Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

C.  Nội dungvề quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

D.  Khái niệm về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu 17.  “ Quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là quyền tự do thân thể và phẩm giá con người.” là một nội dung thuộc

A.  Bình đẳng về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

B.  Nội dung về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

C.  Ý nghĩa về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

D.  Khái niệm về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

Câu 18.  “ Pháp luật qui định rõ các trường hợp và cơ quan thẩm quyền bắt, giam, giữ người.” là một nội dung thuộc

A.  Nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

B.  Khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

C.  Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

D.  Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

Câu 19.  Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước được thể hiện:

A.  Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội

B.  Trong lĩnh vực văn hóa               C.  Chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế

D.  Chủ yếu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Câu 20.  Trong lĩnh vực văn hóa, pháp luật có vai trò

A.  Góp phần hội nhập với nền văn hóa thế giới

B.  Duy trì đời sống văn hóa của mỗi dân tộc

C.  Tác động tích cực vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam

D.  Giữ gìn nền văn hóa dân tộc

Câu 21.   “ Việc khám xét chỗ ở của công dân phải tuân theo trình tự thủ tục do PL qui định.” là một nội dung thuộc

A.  Khái niệm về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

B.  Nội dungvề quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

C.  Ý nghĩa về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

D.  Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu 22.  “ PL qui định về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân nhằm ngăn chặn mọi hành vi tuỳ tiện bắt giữ người trái với qui định của PL.” là một nội dung thuộc

A.  Nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

B.  Khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

C.  Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

D.  Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

Câu 23. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân có nghĩa là:

A.  Trong mọi trường hợp không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được sự đồng ý của người đó.

B.  Công an có quyền khám xét khi có dấu hiệu nghi vấn ở đó có phương tiện,công cụ thực hiện tội phạm.

C.  Chỉ được khám xét chỗ ở khi được pháp luật cho phép và phải có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

D.  Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được sự đồng ý của người đó,trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

Câu 24.  “Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.” là một nội dung thuộc

A.  Khái niệm về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

B.  Ý nghĩa về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

C.  Nội dungvề quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

D.  Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu 25.  Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cú vào :

A.  Ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh

B.  Khả năng kinh doanh của doanh nghiệp

C.  Thời gian kinh doanh của doanh nghiệp

D.  Uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp

Câu 26.  “Việc cá nhân, tổ chức tự tiện vào chỗ ở của người khác, tự tiện khám chỗ ở của công dân là vi phạm PL.” là một nội dung thuộc

A.  Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

B.  Ý nghĩa về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

C.  Nội dung về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

D.  Khái niệm về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu 27.  “Tính mạng và sức khoẻ của con người được bảo đảm an toàn, không ai có quyền xâm phạm tới.” là một nội dung thuộc

A.  Ý nghĩa về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

B.  Nội dung về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

C.  Khái niệm về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

D.  Bình đẳng về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

Câu 28.  “Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác.” là một nội dung thuộc

A.  Khái niệm về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

B.  Nội dung về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

C.  Bình đẳng về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

D.  Ý nghĩa về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

Câu 29.  Nếu hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm hình sự thì người giải quyết tố cáo là:

A.  Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, có thẩm quyền quản lý người bị tố cáo.

B.  Cơ quan tố tụng (điều tra, kiểm sát, tòa án).

C.  Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức có người bị tố cáo.

D.  Tất cả các phương án trên.

Câu 30.  Mục đích của tố cáo là :

A.  Phát hiện, ngăn chặn việc làm trái pháp kuật

B.  Khôi phục quyền và lợi ích của công dân

C.  Xâm hại đến quyền tự do công dân                  D.  Khôi phục danh dự

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

 

 Câu 1

X

     

Câu 2

     

X

Câu 3

X

     

Câu 4

 

X

   

Câu 5

   

X

 

Câu 6

 

X

   

Câu 7

 

X

   

Câu 8

X

     

Câu 9

   

X

 

Câu 10

     

X

Câu 11

 

X

   

Câu 12

   

X

 

Câu 13

 

X

   

Câu 14

X

     

Câu 15

   

X

 

Câu 16

     

X

Câu 17

   

X

 

Câu 18

X

     

Câu 19

X

     

Câu 20

   

X

 

Câu 21

 

X

   

Câu 22

     

X

Câu 23

     

X

Câu 24

X

     

Câu 25

X

     

Câu 26

   

X

 

Câu 27

 

X

   

Câu 28

X

     

Câu 29

 

X

   

Câu 30

X

     

Câu 31

X

     

Câu 32

X

     

Câu 33

X

     

Câu 34

     

X

Câu 35

X

     

Câu 36

   

X

 

Câu 37

     

X

Câu 38

   

X

 

Câu 39

 

X

   

Câu 40

 

X

   

2. Đề số 2

Câu 1: Công dân thực hiện đúng quyền bầu cử, ứng cử theo các nguyên tắc, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định là thể hiện bản chất

    A. dân chủ và tiến bộ của Nhà nước.            B. tiến bộ và văn minh của Nhà nước.

    C. dân chủ và văn minh của Nhà nước.        D. nhân văn và tiến bộ của Nhà nước.

Câu 2: Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là gì?

    A. Sức lao động,đối tượng lao động,tư liệu lao động.

    B. Sức lao động,đối tượng lao động,công cụ lao động.     

    C. Sức lao động,tư liệu lao động,công cụ sản xuất.

    D. Sức lao động,công cụ lao động,tư liệu lao động.        

Câu 3: Công dân thực hiện quyền bầu cử bằng cách nào sao đây là đúng với quy định của pháp luật?

    A. Trực tiếp viết phiếu bầu và gửi  qua đường bưu điện.

    B. Trực tiếp viết phiếu bầu cử và đi bỏ phiếu.

    C. Ân cầm phiếu của cả gia đình đi bỏ phiếu.

    D. Không trực tiếp viết phiếu bầu nhưng trực tiếp đi bỏ phiếu.

Câu 4: Anh A đến cơ quan có thẩm quyền để đăng kí tên nhãn hiệu, kiểu dáng, thiết kế cho sáng chế của mình. Anh A đã thực hiện điều gì?

    A. Quyền hoạt động khoa học.                      B. Quyền phê bình văn học.

    C. Quyền tác giả.                                        D. Quyền sở hữu công nghiệp.

Câu 5: Theo Luật Bảo Hiểm Y tế, Nhà nước đóng bảo hiểm y tế cho tất cả trẻ em dưới 6 tuổi. Việc làm này nhằm thực hiện quyền

    A. được tham gia của trẻ em                        B. sống còn của trẻ em

    C. bình đẳng của trẻ em                               D. được phát triển của trẻ em

Câu 6: Ai có quyền ra lệnh khám chỗ ở của công dân?

    A. Những người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự.

    B. Cán bộ, công chức nhà nước từ cấp xã trở lên.

    C. Những người đại diện cho pháp luật.

    D. Bất kì ai cũng có quyền ra lệnh khám chỗ ở của công dân.

Câu 7: Sau cuộc trao đổi nội bộ về Đề án giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình thủy lợi, lãnh đạo xã X đã quyết định thực hiện ngay đề án. Việc làm này đã vi phạm quyền gì của công dân?

    A. Được thông báo để biết và thực hiện

    B. Biểu quyết công khai

    C. Thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định

    D. Giám sát các hoạt động của chính quyền

Câu 8: H năm nay 15 tuổi, làm thuê cho một cửa hàng tại thị trấn X. Em phải làm việc 12 giờ mỗi ngày. H còn thường bị bà chủ chữi rủa, đánh mắng. Nếu là H, em chọn cách nào sau đây để bảo vệ mình?

    A. Gữi đơn khiếu nại đến Ủy bạn nhân dân thị trấn X.

    B. Gữi đơn khiếu nại đến Công an thị trấn X.

    C. Bỏ việc ở cữa hàng này, xin làm ở cữa hàng khác.

    D. Gữi đơn tố cáo đến Công an nhân dân thị trấn X.

Câu 9: Cung là khối lượng hàng hoá, ......... hiện có trên thị trường và ............ thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức ......... , khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định.

    A. ... sản phẩm ... cất trữ ... giá thành ...     B. ... dịch vụ ... chuẩn bị đưa ra ... giá cả ...

    C. ... tiền tệ ... trên ... giá trị ...              D. ... dịch vụ ... lưu thông ... giá trị ...

Câu 10: Pháp luật quy định: Công dân có thể học bất cứ ngành, nghề nào

    A. phù hợp với nhu cầu, điều kiện của xã hội.

    B. khi được sự đồng ý của họ hàng, người thân.

    C. phù hợp với ý muốn, nguyện vọng của bố mẹ.

    D. phù hợp với năng khiếu, khả năng của bản thân.

Câu 11:  Công dân được sống trong một môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức, có mức sống đầy đủ về vật chất, được nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí là nôi dung thuộc quyền nào của công dân?

    A. Quyền được sáng tạo.               B. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập.

    C. Quyền được học tập.                 D. Quyền được phát triển.

Câu 12: Hàng hóa có những thuộc tính nào sau đây?

    A. Giá trịsử dụng.                            B. Giá trị, giá trị trao đổi.   

    C. Giá trị trao đổi,giá trị sử dụng.      D. Giá trị, giá trị sử dụng.

Câu 13: Anh D phát hiện bị mất điện thoại di động, nghĩ rằng thanh niên đứng sau lấy trộm, anh đã áp tải người đó về nhà để truy hỏi suốt một ngày. Hành vi này đã xâm phạm

    A. quyền bất khả xâm phạm về tính mạng của công dân.

    B. quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.

    C. quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

    D. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.

Câu 14: Nội dung nào dưới đây thuộc quyền sáng tạo của công dân?

    A. Sinh viên Đại học Bách khoa sáng chế máy làm giá đỗ.

    B. Bạn A thưởng thức ca khúc của nhạc sỹ Phú Quang.

    C. Chị C sản xuất máy gặt lúa theo sánh chế anh A.

    D. Bạn B học tập tìm hiểu tác phẩm của nhà văn Nam Cao.

Câu 15: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân có ý nghĩa gì?

    A. Tránh mọi hành vi lạm dụng về quyền hạn của cán bộ, công chức Nhà nước trong khi thi hành công vụ.

    B. Tránh mọi trường họp bị người khác tấn công.

    C. Tránh các tranh chấp về quyền sử dụng đất.

    D. Tránh mọi sự tranh chấp về chỗ ở.

Câu 16: Chính sách miễn giảm học phí của Nhà nước đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn được học tập thể hiện điều gì?

    A. Công bằng xã hội trong giáo dục.        B. Chủ trương phát triển giáo dục.

    C. Định hướng đổi mới giáo dục.              D. Bất bình đẳng trong giáo dục.

Câu 17: Ông T là một trong những người trong danh sách ứng cử viên bầu đại biểu Hội đồng nhân dân xã. Trong quá trình bầu, ông T đã lén xem một số người hàng xóm bầu cho mình hay không để thỏa mãn tính tò mò. Hành vi của ông T đã vi phạm nguyên tắc nào trong bầu cử?

    A. Bỏ phiếu kín         B. Bình đẳng          C. Phổ thông            D. Trực tiếp

Câu 18: Giá trị của hàng hóa là gì?

    A. Lao động của người sản xuất hàng hóa.

    B. Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa.

    C. Lao động xã hội của người sản xuất được kết tinh trong hàng hóa.

    D. Lao động của người sản xuất được kết tinh trong hàng hóa.

Câu 19: Đảng và Nhà nước ta luôn coi “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Điều này thể hiện tư tưởng

    A. coi nhẹ nhân tài.                         B. trọng dụng nhân tài.

    C. phát triển nhân tài                      D. tìm kiếm nhân tài.

Câu 20: Chị D bị buộc tội thôi việc trong thời gian đang mang thai. Chị D cần căn cứ vào quyền nào của công dân để bào vệ mình?

    A. Quyền bình đẳng.                         B. Quyền tố cáo.     

    C. Quyền dân chủ.                           D. Quyền khiếu nại.

Câu 21: Sản xuất của cải vật chất là

    A. sự tác động của con người vào khoa học, kĩ thuật để tạo ra sản phẩm phù với nhu cầu của mình.

    B. sự tác động của con người vào xã hội để tạo ra các sản phẩm phù với nhu cầu của mình.

    C. sự tác động của con người vào môi trường để tạo ra sản phẩm phù với nhu cầu của mình.

    D. sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra sản phẩm phù với nhu cầu của mình.

Câu 22: Công dân được vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá công cộng ở mọi nơi,

là nội dung quyền được

    A. hưởng đời sống vật chất, tinh thần đầy đủ dể phát triển toàn diện.

    B. hưởng đời sống vật chất, tinh thần theo nhu cầu.

    C. khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

    D. bảo hộ bồi dưỡng đẻ phát triển tài năng.

Câu 23: Cung hàng hóa, dịch vụ sẽ phụ thuộc vào khả năng gì?

    A. Khả năng dự báo tình hình thị trường.     B. Khả năng nhu cầu của người tiêu dùng.

    C. Khả năng sản xuất và chi phí sản xuất.    D. Khả năng tăng giảm của mức giá cả.

Câu 24: Chị P bị Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện kỉ luật với hình thức “Chuyển công tác khác”. Chị muốn gửi đơn khiếu nại. Theo em, chị P phải gửi đơn đến nơi nào sau đây là đúng quy định phát luật?

    A. Chủ tịch tỉnh.                              B. Chủ tịch huyện.

    C. Liên đoàn lao động huyện.           D. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh.

Câu 25: Khi nhìn kẻ gian đột nhập vào nhà hàng xóm để ăn trộm, em cần làm gì cho phù hợp?

    A. Xông vào nhà hàng xóm để bắt kẻ gian.

    B. Để đến ngày hôm sau sẽ kể lại sự việc cho nhà hàng xóm đó.

    C. Thông báo ngay cho chủ nhà hoặc Công an xã.

    D. Lờ đi coi như không nhìn thấy.

Câu 26: Nghi ngờ con bà P lấy trộm hoa quả trong vườn, bà K chửi bà P không biết dạy con và còn bịa đặt, nói xấy bà P. Bà K đã xâm phạm quyền nào sau đây?

    A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

    B. Quyền tự do ngôn luận của công dân.

    C. Quyền tự do tuyệt đối của công dân.

    D. Quyền bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm của công dân.

Câu 27: Quyền học tập của công dân dược quy định trong

    A. chỉ thị, Nghị quyết cuẩ Bộ Giáo dục và đào tạo.

    B. thông tư, kế hoạch, chủ trương của các sở Giáo dục – Đào tạo.

    C. nội quy nhà trường, lớp học.

    D. Hiến pháp, Luật Giáo dục và trong các văn bản quy phạm phát luật khác.

Câu 28: Khi đi chơi đêm về, P và Q phát hiện một nhóm thanh niên đang cắt trộm đường dây cáp đồng dưới lòng đất, P ở lại canh chừng còn Q nhanh chóng đi báo với công an địa phương. Trong trường hợp này, P và Q đã thực hiện quyền gì của công dân?

    A. Khiếu nại                                                      B. Bầu cử và ứng cử

    C. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội              D. Tố cáo

Câu 29: Việc làm nào sau đây không thuộc quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân?

    A. Góp ý kiến với Ủy ban xã về việc quy hoạch rừng của xã.

    B. Tham gia giá sát, kiểm tra việc làm đường của thôn.

    C. Kiến nghị với Ủy ban xã về bảo vệ tài nguyên rừng.

    D. Tham gia thảo luận, biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước trưng cầu ý dân.

Câu 30: Ông T quyết đinh cho H đang học lớp 5 nghỉ học để giúp việc gia đình. Việc làm của ông T đã xâm phạm quyền

    A. được phát triển năng khiếu của trẻ em       B. được phát triển của trẻ em

    C. tự do của trẻ em                                  D. học tập của trẻ em

Câu 31: Viết bài gửi đăng báo, trong đó bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng là cách để thể hiện quyền tự do

    A. góp ý.            B. thảo luận.               C. ngôn luận.                D. tranh luận.

Câu 32: M nợ H một số tiền lớn từ lâu, H đã đòi nhiều lần nhưng M không chịu trả. Một lần vợ của M đi bán hàng ngang qua nhà, H đã giữ vợ M ở lại nhà mình (không có bất kì hành vi nào xâm phạm đến vợ anh ta) để buộc M phải trả tiền cho mình. Trong trường hợp này, M đã vi phạm quyền

    A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

    B. được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe của công dân.

    C. được bảo vệ danh dự, nhân phẩm của công dân.

    D. được pháp luật bảo hộ về tính mạng của công dân.

Câu 33: Quyền tố cáo của công dân được hiểu là công dân

    A. có quyền báo cho Ủy ban nhân dân nơi mình cư trú về hành vi vi phạm pháp luật mà mình được biết.

    B. có quyền báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.

    C. chỉ có quyền báo cho công an về hành vi vi phạm pháp luật mà mình được biết.

    D. có quyền báo cho bất kì cơ quan Nhà nước nào về hành vi vi phạm pháp luật của bất kì cơ quan tổ chức cá nhân nào.

Câu 34: Nhà xuất bản A đã thực hiện ký kết hợp đồng bản quyền tác giả với ông B và tiến

hành xuất bản. Nhà xuất bản A đã thực hiện quyền

    A. được phát triển của công dân.                   B. sáng tạo của công dân.

    C. được sáng tác của công dân.                     D. học tập của công dân.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

3. Đề số 3

Câu 1. Nếu bạn của em bị đánh gây thương tích nặng, em sẽ khuyên bạn làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?

A. Khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền.

B. tố cáo người đánh mình với cơ quan có thẩm quyền.

C. Tập hợp bạn bè để trả thù.

D. Chấp nhận vì sợ bị trả thù.

Câu 2: Trường hợp nào sau đây được sử dụng quyền khiếu nại?

A. Ông B tình cờ chứng kiến một vụ đưa tiền hối lộ.

B. Chị Y nhận được giấy báo đền bù đất thấp hơn nhà hành xóm.

C. Anh H phát hiện một nhóm người đang mua bán ma túy trái phép.

D. Chị M phát hiện một chủ cơ sở kinh doanh đánh đập một lao động.

Câu 3: Phát hiện một nhóm thanh niên bẻ khóa lấy trộm tài sản của một nhà vắng chủ, Q đã báo cho cơ quan công an biết. Hành vi này thể hiện Q đã thực hiện quyền

A. khiếu nại.

B. dân chủ.

C. nhân thân.

D. tố cáo.

Câu 4: Anh A sử dụng quyền nào dưới đây để đề nghị thủ trưởng cơ quan xem xét lại quyết định cho thôi việc của mình khi có căn cứ quyết định đó là trái luật?

A. Quyền tố cáo.

B. Quyền ứng cử.

C. Quyền bầu cử.

D. Quyền khiếu nại.

Câu 5. Ông A báo cho công an phường biết về việc một nhóm thanh niên thường xuyên tụ tập tiêm chích ma túy ở địa phương, ông A đã thực hiện quyền

A. tố cáo.

B. khiếu nại.

C. bãi nại.

D. khiếu nại và tố cáo.

Câu 6. Khi nhận được quyết định đuổi học của nhà trường dành cho mình mà em cho là không đúng, em sẽ gửi đơn khiếu nại đến người nào cho phù hợp với quy định của pháp luật?

A. Hiệu trưởng nhà trường.

B. Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo.

C. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo.

D. Tòa án nhân dân.

Câu 7: Nhân dân xã M làm đơn đề nghị chính quyền địa phương xem xét lại quyết định chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp mà nhân dân đang canh tác sang mục đích khác. Nhân dân xã M đã thực hiện quyền cơ bản nào dưới đây của công dân?

A. Tự do ngôn luận.

B. Tố cáo.

C. Khiếu nại.

D. Tự do thông tin

Câu 8. A và B cùng làm ở công ty X. giờ giải lao A rủ các anh B,C,D chơi bài ăn tiền. Do nghi ngờ B ăn gian A đã lao vào đánh B gẫy tay. Những trường hợp nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Cả A,B,C,D.

B. Cả B,C,D.

C. chỉ có A và B.

D. Chỉ có A.

Câu 9. Trên đường đi học về, H nhặt được chiếc điện thoại Iphone 7, về đến nhà H mở ra xem thấy nhiều thông tin nhảy cảm. Sau đó H gửi cho A,B,C cùng xem. B đã gửi thông tin đó lên mạng xã hội? Những trường hợp nào sau đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật đời tư của công dân?

A. Cả A,B,C.

B. A,B,H.

C. A và B.

D. Chỉ có B.

Câu 10. Đang truy đuổi trộm, bỗng không thấy hắn đâu. Ông A,B,C định vào ngôi nhà vắng chủ để khám xét. Nếu là một trong ba ông A,B,C em chọn cách giải quyết nào sau đây để đúng với quy định của pháp luật?

A. Dừng lại vì mình không có quyền bắt trộm.

B. Vào nhà đó để kịp thời tìm bắt tên trộm.

C. Chờ chủ nhà về cho phép vào tìm người.

D. Đến trình báo với cơ quan công an.

Câu 11. Một nhóm các bạn học sinh nam lớp 12 đang bàn tán về việc liệu học sinh đang học lớp 12 có phải đăng kí khám tuyển nghĩa vụ quân sự hay không. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

A. Học sinh lớp 12 không phải đăng kí.

B. Học sinh, sinh viên không phải đăng kí.

C. Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên phải đăng kí.

D. Công dân nam đủ 18 tuổi trở lên phải đăng kí.

Câu 12. Công ty A có hành vi gây ô nhiễm môi trường. Việc làm của công ty này vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Luật hình sự.

B. Luật dân sự.

C. Luật hành chính.

D. Luật hình sự.

Câu 13. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, X xin mở cửa hàng bán thuốc tân dược, nhưng bị cơ quan đăng kí kinh doanh từ chối. Lý do từ chối nào dưới đây là đúng pháp luật?

A. X mới học xong trung học phổ thông.

B. X chưa quen kinh doanh thuốc tân dược.

C. X chưa có chứng chỉ nghề dược.

D. X chưa nộp thuế cho nhà nước.

Câu 14 Q là học sinh lớp 12, em luôn tích cực tham gia học tập môn Giáo Dục Quốc phòng- An ninh và cho rằng môn học này sẽ giúp bản thân tham gia bảo vệ Tổ quốc. Theo em lựa chon nào dưới đây là đúng?

A. Không đúng, vì tham gia học môn này chỉ là thực hiện nghĩa vụ học tập.

B. Không đúng, vì tham gia học môn này chỉ là để rèn luyện sức khỏe.

C. Không đúng, vì tham gia học môn này chỉ là để rèn luyện tính kỷ luật.

D. Đúng, vì môn học trang bị kiến thức và kĩ năng cần thiết để bảo vệ Tổ quốc.

Câu 15. Ông S là chủ trang trại lợn tại tỉnh B đã trộn thêm hoạt chất systeamine (kích thích tăng trưởng, tạo nạc) cho vào thức ăn của lợn. Lựa chọn nào dưới đây là đúng?

A. Không vi phạm pháp luật.

B. Không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

C. Vi phạm quy định không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi .

D. Không vi phạm đạo đức trong kinh doanh.

Câu 16. Anh H (Giám đốc công ty TNHH), chị B (công nhân) kết hôn được 5 năm và sinh được 2 con gái, vì là con một nên anh H bắt chị B phải sinh tiếp để có con trai nối dõi, anh doạ”nếu không, tôi sẽ ly dị và không cho cô đem đi bất cứ tài sản nào cả”. Nếu em là chị B, em chọn cách xử lý nào dưới đây?

A. Khuyên anh H không nên làm như thế, vì sẽ vi phạm pháp luật.

B. Nghe lời anh H để cho gia đình được hạnh phúc.

C. Yêu cầu bố mẹ đẻ của anh H ngăn cản chuyện đó.

D. Cãi lại anh H và bế con về nhà mẹ đẻ sống.

Câu 17. Học sinh lớp 12A đang thảo luận kế hoạch tổ chức liên hoan chia tay sau khi tốt nghiệp phổ thông. Bạn nào cũng hăng hái phát biểu ý kiến. Đây là việc các bạn đang thực hiện

A. quyền tự do của học sinh trong lớp học.

B. quyền bình đẳng trong hội họp.

C. quyền dân chủ trực tiếp.

D. quyền dân chủ gián tiếp.

Câu 18. Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, như vậy công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào?

A. Quyền tự do ngôn luận.

B.Quyền đóng góp ý kiến.

C. Quyền kiểm tra giám sát.

D. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội.

Câu 19. Sau khi tham gia bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, N hãnh diện khoe với bạn việc mình không chỉ được đi bầu cử mà còn được Bố Mẹ nhờ đi bầu cử thay. Theo em, N đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào sau đây?

A. Nguyên tắc phổ thông.

B. Nguyên tắc bình đẳng.

C. Nguyên tắc trực tiếp.

D. Nguyên tắc bỏ phiếu kín.

Câu 20: Bố B không biết chữ nên nhờ B viết hộ và đảm bảo bí mật. Sau đó bố B tự mình đi bỏ phiếu là thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?

A. Công bằng.

B. Bình đẳng.

C. Bỏ phiếu kín.

D. Trực tiếp.

Câu 21: Ông T là một trong những người trong danh sách ứng cử viên bầu đại biểu Hội đồng nhân dân xã. Trong quá trình bầu, ông T cố tình lén xem một số người hàng xóm có bầu mình hay không để thỏa mãn tính tò mò. Hành vi của ông T đã vi phạm nguyên tắc nào trong bầu cử?

A. Phổ thông.

B. Bình đẳng.

C. Trực tiếp.

D. Bỏ phiếu kín.

Câu 22. Bạn A có chị X bị bệnh tâm thần nhưng lại thích đi bầu cử. A khẳng định chị mình được đi bầu cử, vì ai đủ 18 tuổi trở lên cũng có quyền bầu cử. Nếu là bạn của A em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp?

A. Đồng tình với ý kiến của A

B. Nói để A biết chị X mất năng lực hành vi dân sự nên không được bầu cử.

C. Khuyên A đi bầu cử hộ để bảo vệ quyền lợi cho chị X.

D. Lựa lời khuyên chị X ở nhà.

Câu 23: Nhà máy sản xuất chì mới được xây dựng gần khu dân cư có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và nhiễm độc chì cho trẻ em. Nhân dân khu dân cư có thể sử dụng quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội theo hướng nào?

A. Yêu cầu nhà máy ngừng hoạt động.

B. Chặn các phương tiện ra vào nhà máy.

C. Đe dọa công nhân làm việc trong nhà máy.

D. Gửi kiến nghị của mình lên Ủy ban nhân dân địa phương.

Câu 24. Bố A ứng cử đại biểu quốc hội. A vận động mọi người bỏ phiếu cho bố A. Khi a vận động em, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Bỏ cho bố A vì em chơi thân với bạn ấy.

B. Em không quan tâm thế nào cũng được.

C. Em khuyên A nên để mọi người tự do lựa chọn vì đi vận động bỏ phiếu sẽ vi phạm quyền bầu cử của công dân.

D. Lôi kéo người khác cùng bỏ phiếu cho bố bạn A.

Câu 25. Trong quá trình thực hiện chủ trương của Nhà nước về giải phóng mặt bằng, gia đình ông N phát hiện quá trình đền bù của cán bộ địa phương cho nhà mình không đúng như quy định. Gia đình ông N cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

A. Làm đơn khiếu nại.

B. Làm đơn kêu cứu.

C. Đơn trình bày.

D. Đơn phản đối.

Câu 26. Việc nào sau đây không thuộc quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?

A. Thảo luận, biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước trưng cầu dân ý.

B. Tự ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương.

C.Góp ý kiến cho dự thảo quy hoạch sử dụng đất đai của xã.

D. Kiến nghị với UBND xã về bảo vệ môi trường ở địa phương.

Câu 27. Ai có quyền bóc mở thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác?

A. Mọi công dân trong xã hội .

B. Cán bộ công chức nhà nước.

C. Người làm nhiệm vụ chuyển thư.

D. Những người có thẩm quyền theo quy định pháp luật.

Câu 28. Hành vi nào sau đây là xâm phạm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín ?

A. Kiểm tra số lượng thư trước khi gửi.

B. Nhận thư không đúng tên mình gửi, trả lại cho bưu điện.

C. Bóc xem các thư gửi nhầm địa chỉ.

D. Đọc giùm thư cho bạn khiếm thị.

Câu 29. Một trong những hình thức thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân là

A. tự do nói chuyện trong giờ học.

B. tố cáo người có hành vi vi phạm pháp luật.

C. trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng trường học.

D. nói những điều mà mình thích.

Câu 30. Do mâu thuẫn, cãi vã to tiếng rồi chửi nhau, học sinh A nóng giận mất bình tĩnh nên đã ném bình hoa ở lớp vào mặt học sinh B. Học sinh B tránh được nên bình hoa trúng vào đầu học sinh C đang đứng ngoài. Hành vi của học sinh A đã vi phạm quyền gì đối với học sinh C?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe của công dân.

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.

D. Tự do ngôn luận của công dân.

Câu 31. Ai được quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội?

A. Mọi công dân.

B. Cán bộ, công chức.

C. Người từ đủ 18 tuổi trở lên.

D. Đại biểu Quốc hội.

Câu 32. Khẳng định nào dưới đây không đúng về quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội của công dân

A. Phát huy sức mạnh của toàn dân.

B. Bảo đảm quyền dân chủ của mỗi công dân.

C. Hạn chế quyền lực của đội ngũ cán bộ các cấp.

D. Hạn chế những vấn đề tiêu cực của xã hội.

Câu 33. Công dân sử dụng quyền nào dưới đây khi có căn cứ đó là hành vi tham nhũng?

A. Quyền tố cáo.

B. Quyền ứng cử.

C. Quyền bầu cử.

D. Quyền khiếu nại.

Câu 34. Việc quy định mỗi lá phiếu đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?

A. Phổ thông .

B. Trực tiếp.

C. Bỏ phiếu kín.

D. Bình đẳng.

Câu 35. Chị A bị giám đốc kỉ luật với hình thức hạ bậc lương. Chị A cho rằng quyết định này là sai, xâm phạm đến quyền lợi của mình. Vậy chị A cần sử dụng quyền nào dưới đây theo quy định của pháp luật?

A. quyền tố cáo.

B. quyền khiếu nại.

C. quyền bình đẳng của công dân.

D. quyền tự do ngôn luận.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

4. Đề số 4

Câu 1: Là viên chức nhà nước, ông V thường xuyên đi làm muộn mà không có lý do chính đáng. Ông V đã có hành vi vi phạm nào dưới đây?

A. Hình sự.

B. Kỷ luật.

C. Hành chính.

D. Dân sự.

Câu 2: Đ bị Công an bắt vì hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy. Hành vi của Đ đã vi phạm pháp luật nào dưới đây ?

A. Tội buôn bán ma túy

B. Kinh doanh trái phép.

C. Tàng trữ ma túy.

D. Phòng, chống ma túy.

Câu 3: Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, H tiếp tục vào học Đại học chuyên ngành Quản trị kinh doanh. H đã thực hiện quyền nào của công dân ?

A. Học ở nhiều hình thức khác nhau.

B. Học không hạn chế.

C. Học thường xuyên

D. Học khi có điều kiện.

Câu 4: Sau mấy năm làm công nhân, anh Đ vào học hệ Đại học tại chức. Anh Đ đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Quyền tự do học tập.

B. Quyền học không hạn chế.

C. Quyền học thường xuyên.

D. Quyền học tập và lao động.

Câu 5: Công dân có quyền đề nghị với cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, xâm phạm tới lợi ích hợp pháp, khi ấy công dân sử dụng đến quyền nào dưới đây?

A. Tự do ngôn luận

B. Tự do báo dân chủ

C. Tố cáo D. Khiếu nại

Câu 6: Công ty A kinh doanh có hiệu quả, nhưng thường xuyên kê khai thuế không đúng với số liệu trên thực tế. Công ty A đã vi phạm

A. trách nhiệm của người sản xuất kinh doanh.

B. quan tâm của người kinh doanh.

C. nghĩa vụ của người kinh doanh.

D. nghĩa vụ của công dân.

Câu 7: Ông Đ đi xe máy ngược chiều trên đường, đâm vào một người đi đúng đường làm người này bị thương phải vào bệnh viện điều trị. Ông Đ bị xử phạt vi phạm hành chinh và phải bồi thường cho người bị thương. Ông Đ phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây ?

A. Hình sự và hành chính.

B. Kỷ luật và dân sự.

C. Hành chính và kỷ luật.

D. Hành chính và dân sự.

Câu 8: Hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện cho mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, của Nhà nước hình thức dân chủ

A. xã hội chủ nghĩa.

B. trực tiếp.

C. tập trung.

D. gián tiếp.

Câu 9: Đoạt giải quốc gia trong kỳ thi học sinh giỏi, D được tuyển thẳng vào Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. D đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Quyền được phát triển của công dân.

B. Quyền ưu tiên lựa chọn nơi học tập.

C. Quyền ưu tiên trong tuyển sinh.

D. Quyền học suốt đời.

Câu 10: Mục đích của quyền tố cáo là:

A. Phát hiện, ngăn chặn những việc làm trái pháp luật

B. Khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

C. Bảo vệ quyền lợi của công dân khi bị xâm hại

D. Khôi phục lại nhân phẩm và danh dự, uy tín của công dân

Câu 11: Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, L xin mở cửa hàng bán thuốc tân dược, nhưng bị cơ quan đăng ký doanh nghiệp từ chối. Theo em, trong các lý do dưới đây, lý do từ chối nào của cơ quan đăng ký kinh doanh là đúng pháp luật ?

A. L chưa quen kinh doanh thuốc tân dược.

B. L mới học xong Trung học phổ thông.

C. L chưa nộp thuế.

D. L chưa có chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc tân dược.

Câu 12: Công dân có quyền khiếu nại trong trường hợp nào dưới đây ?

A. Không đồng ý với quyết định kỷ luật của giám đốc cơ quan.

B. Phát hiện người buôn bán động vật quý hiếm.

C. Phát hiện người lấy cắp tài sản của cơ quan.

D. Phát hiện một ổ cờ bạc.

Câu 13: Quyền học tập của công dân bao gồm mấy nội dung?

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 2.

Câu 14: Một số cá nhân đã nhờ người thân trong gia đình đi bỏ phiếu hộ khi bầu cử đại biểu Quốc hội là vi phạm đến nguyên tắc nào dưới đây?

A. Bỏ phiếu kín.

B. Phổ thông.

C. Bình đẳng.

D. Trực tiếp.

Câu 15: Đâu không phải là nội dung của quyền học tập?

A. Công dân có quyền học không hạn chế

B. Công dân có quyền học thường xuyên, suốt đời

C. Công dân không được học theo nhu cầu

D. Công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập

Câu 16: Phát hiện thấy một nhóm người đang cưa trộm gỗ trong vườn quốc gia, anh Q đã báo ngay cho cơ quan kiểm lâm. Anh Q đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền khiếu nại.

B. Quyền tố cáo.

C. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

D. Quyền tự do ngôn luận.

Câu 17: Mấy bạn học sinh lớp 12 trao đổi với nhau về học sinh đang học lớp 12 có phải đăng ký nghĩa vụ quận sự hay không. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây ?

A. Công dân nam đủ 18 tuổi trở lên phải đăng ký.

B. Học sinh, sinh viên không phải đăng ký.

C. Học sinh lớp 12 không phải đăng ký.

D. Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên phải đăng ký.

Câu 18: Theo quy định của pháp luật bị can được hiểu là người

A. tố cáo

B. đưa ra xét xử

C. bị khởi tố điều tra

D. liên quan

Câu 19: Sau một năm nghiên cứu, anh B là kỹ sư nhà máy đã cải tiến máy móc, rút ngắn quy trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Anh B đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Quyền được phát triển.

B. Quyền lao động sáng tạo.

C. Quyền sáng tạo.

D. Quyền cải tiến máy móc.

Câu 20: Là học sinh giỏi, H được vào học ở trường Chuyên của tỉnh. H đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Quyền học không hạn chế.

B. Quyền ưu tiên trong tuyển sinh.

C. Quyền ưu tiên trong lựa chọn nơi học tập.

D. Quyền được phát triển của công dân.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

5. Đề số 5

Câu 1: Nhà nước bảo đảm cho công dân thực hiện tốt quyền bầu cử và ứng cử chính là bảo đảm

A. quyền quản lí nhà nước.

B. quyền khiếu nại và tố cáo.

C. quyền quản lí xã hội.

D. quyền tự do dân chủ của công dân.

Câu 2: Sau hơn một năm tìm tòi, nghiên cứu. Anh D, kĩ sư nhà máy đã đưa ra sáng kiến hợp lý hóa quy trình sản xuất, tạo ra năng suất lao động cao hơn trước. Anh D đã thực hiện quyền nào dưới đây của mình?

A. Quyền học tập

B. Quyền sáng tạo

C. Quyền được phát triển

D. Quyền lao động

Câu 3: Công dân Việt Nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền ứng cử?

A. Đủ 17 tuổi trở lên

B. Đủ 18 tuổi trở lên

C. Đủ 20 tuổi trở lên

D. Đủ 21 tuổi trở lên

Câu 4: Những ai dưới đây có thẩm quyền giải quyết khiếu nại?

A. Các cơ quan tư pháp

B. Mọi cán bộ, công chức nhà nước

C. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền

D. Mọi cơ quan nhà nước

Câu 5: Kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn việc bắt khẩn cấp, Viện kiểm sát phải ra quyết

định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn trong thời hạn:

A. 36 giờ

B. 72 giờ

C. 24 giờ

D. 12 giờ

Câu 6: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lí xã hội của công dân được thực hiện bằng việc làm nào sau đây?

A. Tuyên truyền chính sách của Nhà nước ở cộng đồng dân cư

B. Tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội tại trường

C. Tham gia giám sát, kiểm tra dự án xây dựng nhà văn hóa xã

D. Tham gia hoạt động từ thiện tại địa phương

Câu 7: Người giải quyết khiếu nại lần hai là

A. người trực tiếp khiếu nại lần đầu

B. người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp của cơ quan đã giải quyết khiếu nại lần đầu

C. người tiếp nhận đơn khiếu nại lần hai

D. tất cả những người trong cơ quan cấp trên của nơi giải quyết khiếu nại lần đầu

Câu 8: Sau khi tốt nghiệp THPT, A dự định sẽ mở quầy thuốc tân dược nhỏ. A băn khoăn không biết mình có đủ điều kiện mở quầy thuốc không. Em sẽ chọn cách nào để giúp bạn?

A. Nói với A, trình độ văn hóa của bạn chưa đủ điều kiện mở quầy thuốc

B. Nói với A, có bằng trung cấp dược mới đủ điều kiện mở quầy thuốc

C. Nói với A, bạn chưa đủ tuổi mở quầy thuốc

D. Nói với A, bạn đủ điều kiện mở quầy thuốc

Câu 9: Ai trong những người dưới đây có quyền tố cáo?

A. Mọi cá nhân, tổ chức

B. Các cơ quan nhà nước

C. Những người có thẩm quyền

D. Mọi công dân

Câu 10: Nội dung nào dưới đây sai với quy định của pháp luật về quyền bắt người của công dân?

A. Công dân được bắt người khi nghi ngờ người đó phạm tội nghiêm trọng

B. Công dân được bắt người đang bị truy nã

C. Công dân được bắt người đang thực hiện hành vi phạm tội

D. Công dân được bắt người đã thực hiện hành vi tội phạm và đang bị đuổi bắt

 

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn GDCD 12 năm 2022-2023 trường THPT Lê Quang Định. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF