YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn GDKT PL 10 Cánh diều năm 2022-2023 có đáp án trường THPT Đồng Xuân

Tải về
 
NONE

Để giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập, rèn luyện kĩ năng làm đề, kết hợp củng cố kiến thức chuẩn bị bước vào kì thi Học kì 1 lớp 10 sắp tới. HOC247 xin giới thiệu Bộ 5 đề thi học kì 1 môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều năm 2022-2023 có đáp án trường THPT Đồng Xuân. Mời các em cùng quý thầy cô tham khảo đề thi dưới đây. Chúc các em có kết quả học tập thật tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT ĐỒNG XUÂN

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

NĂM HỌC 2022 - 2023

Môn: GDKT & PL 10 CD

Thời gian: 45 phút

1. Đề số 1

Phần I: TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (Hãy chọn đáp án đúng nhất)

Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của Triết học là những vấn đề:

A. Chung nhất của thế giới                                         

B. Lớn của thế giới

C. Chung nhất, phổ biến nhất cuả thế giới                

D. Lớn nhất của thế giới.

Câu 2: Khi hai mặt đối lập ràng buộc nhau, tạo tiền đề tồn tại cho nhau, Triết học gọi là gì?

A. Sự đấu tranh của hai mặt đối lập                          

B. Sự thống nhất của hai mặt đối lập                       

C. Sự chuyển hoá của hai mặt đối lập                      

D. Sự phủ định của phủ định

 Câu 3: Theo quan điểm Triết học sự vật nào sau đây nói về Chất ?

A. Bông dệt vải                                                       

B.Gừng cay

C. Vữa xây nhà                                                       

D. Đất làm gốm

Câu 4: Điểm giống nhau giữa chất và lượng thể hiện ở chỗ, chúng đều:

A. Là cái để phân biệt các sự vật, hiện tượng với nhau

B. Là tính quy định vốn có của các sự vật, hiện tượng

C. Thể hiện trình độ vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng                                                                 

D. Là những thuộc tính cơ bản vốn có của sự vật, hiện tượng.

Câu 5:  Quy luật phủ định của phủ định làm rõ vấn đề nào sau đây?

A. Chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển               

B. Chỉ ra cách thức của sự phát triển

C. Chỉ ra động lực của sự phát triển                  

D. Chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển

Câu 6: Nhận thức cảm tính đem lại cho con người những hiểu biết về đặc điểm:

A. Bên ngoài sự vật, hiện tượng                         

B. Bên trong sự vật, hiện tượng

C. Cơ bản của sự vật, hiện tượng                        

D. Không cơ bản của sự vật, hiện tượng.

Câu 7: Việc làm nào dưới đây không phải là vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức?

A. Học tài liệu sách giáo khoa.          

B. Làm từ thiện.

C. Làm kế hoạch nhỏ.

D. Tham quan du lịch.

Câu 8: Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.

B. Thực tiễn quyết định toàn bộ nhận thức.

C. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

D. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

Câu 9: Hình thức hoạt động thực tiễn cơ bản và quan trọng nhất, quy định các hoạt động khác là hoạt động nào dưới đây?

A. Kinh doanh hàng hóa.       

B. Sản xuất vật chất.

C. Học tập nghiên cứu.          

D. Vui chơi giải trí

Câu 10: Trong điều kiện bình thường, đồng (Cu) ở trạng thái rắn. Nếu ta tăng dần nhiệt độ đến 10830C, đồng sẽ nóng chảy. Vậy giới hạn từ 10000C đến 10830C được gọi là

A. độ. 

B. bước nhảy. 

C. lượng.        

D. điểm nút.

Câu 11: Phủ định biện chứng là sự phủ định diễn ra do

A. Sự tác động thường xuyên của sự vật, hiện tượng.

B. Sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng.

C. Sự tác động của con người.

D. Sự tác động của ngoại cảnh.

Câu 12: Việc làm nào dưới đây là hoạt động sản xuất vật chất

A. Quyên góp ủng hộ người nghèo.

B. Ủng hộ trẻ em khuyết tật.

C. Thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ.

D. Chế tạo rô-bốt làm việc nhà.

Phần II: TỰ LUẬN (7 điểm)

 Câu 1:(3điểm) Phủ định biện chứng là gì? Vận dụng quan điểm phủ định biện chứng để phân tích phản ứng hóa học sau: HCl + NaOH = NaCl + H2O?

 Câu 2:(2điểm) Vì sao nói thực tiễn là động lực của nhận thức? Lấy ví dụ chứng minh?

 Câu 3: ()  Vận dụng kiến thức đã học để giải trả lời câu hỏi trong tình huống sau:

     Hùng và Minh tranh luận với nhau. Hùng cho rằng việc đốt rừng để làm nương rẫy là hành động vì con người. Minh thì cho rằng hành động đó gây tác hại rất lớn đối với môi trường và cuộc sống của con người. Em đồng ý với ý kiến nào? Tại sao?

ĐÁP ÁN

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm) - Mỗi câu trả lời đúng tương ứng với 0.25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

C

B

B

D

D

A

A

B

B

A

B

D

2. Đề số 2

Phần I: TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (Hãy chọn đáp án đúng nhất)

Câu 1: Trong Triết học duy vật biện chứng, thế giới quan và phương pháp luận biện chứng luôn:

A. Tồn tại bên cạnh nhau                                        

B. Tách rời nhau

C. Thống nhất hữu cơ với nhau                              

D. Bài trừ nhau

Câu 2:  Khi hai mặt đối lập luôn tác động bài trừ, gạt bỏ lẫn nhau, Triết học gọi là gì?

A. Sự đấu tranh của hai mặt đối lập                        

B. Sự thống nhất của hai mặt đối lập                       

C. Sự chuyển hoá của hai mặt đối lập                    

D. Sự phủ định của phủ định

 Câu 3: Theo quan điểm Triết học sự vật nào sau đây không nói về Chất ?

A. Muối mặn                                                           

B.Gừng cay

C. Gỗ lim cứng không mọt                                     

D. Đất làm gốm

Câu 4: Chất và lượng trong mỗi sự vật, hiện tượng luôn:

A.. Tách rời nhau                                                     

B. Ở bên canh nhau

C. Thống nhất với nhau                                          

D. Hợp thành một khối

Câu 5:  Theo quy luật phủ định của phủ định, con đường phát triển của sự vật, hiện tượng diễn ra theo chiều hướng nào?

A. Đường tròn khép kín                                          

B. Đường xoáy ốc đi lên

C. Đường Parabol                                                   

D. Đường thẳng đi lên

Câu 6: Nhận thức lí  tính đem lại cho con người những hiểu biết về:

A. Đặc điểm bên ngoài sự vật, hiện tượng             

B. Bản chất bên trong sự vật, hiện tượng

C. Đặc điểm cơ bản của sự vật, hiện tượng            

D. Đặc điểm không cơ bản của sự vật, hiện tượng.

Câu 7: Con người quan sát mặt trời, từ đó chế tạo các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Tiêu chuẩn của chân lí.     

B. Động lực của nhận thức.

C. Cơ sở của nhận thức.        

D. Mục đích của nhận thức.

Câu 8: Thế giới vật chất có mấy hình thức vận động cơ bản?

A. 6.   

B. 3.   

C. 4.   

D. 5.

Câu 9: Cái mới không ra đời từ hư vô mà ra đời từ trong lòng cái cũ. Điều này thể hiện đặc điểm nào dưới đây của phủ định biện chứng?

A. Tính khách quan.  

B. Tính kế thừa.

C. Tính thời đại.         

D. Tính truyền thống.

Câu 10: Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là

A. bước nhảy.

B. chất.           

C. lượng.        

D. độ.

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

3. Đề số 3

Câu 1: “Người trong cung điện thì suy nghĩ khác người trong túp lều”. Nhận định của Phoi-ơ-bắc thể hiện lập trường thế giới quan nào dưới đây?

A. Văn hóa.    

B. Duy tâm.    

C. Duy vật.  

D. Lịch sử.

Câu 2: Quan điểm xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng một cách phiến diện cô lập là quan điểm của

A. duy tâm.    

B. duy vật 

C. siêu hình.  

D. biện chứng.

Câu 3: Quan điểm nào dưới đây không phù hợp với thế giới quan duy vật?

A. Vật chất là cái quyết định ý thức.

B. Vật chất tồn tại độc lập với ý thức.

C. Ý thức sản sinh ra thế giới vật chất.

D. Vật chất tồn tại khách quan.

Câu 4: Truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem xem voi” muốn phê phán người có phương pháp luận nào sau đây khi xem xét, đánh giá sự vật và hiện tượng?

A. Phương pháp luận biện chứng.     

B. Phương pháp luận cụ thể.

C. Phương pháp luận siêu nhiên.       

D. Phương pháp luận siêu hình.

Câu 5: Quan niệm nào sau đây có yếu tố phát triển theo quan điểm của Triết học duy vật biến chứng?

A. Có chí thì nên.       

B. Tre già măng mọc.

C. Đánh bùn sang ao.

D. Có mới nới cũ.

Câu 6: Nội dung nào dưới đây không thuộc hoạt động thực tiễn?

A. Hoạt động thực nghiệm khoa học     

B. Trái Đất quay quanh mặt trời

C. Hoạt động sản xuất của cải vật chất   

D. Hoạt động chính trị xã hội

Câu 7: Nhận thức cảm tính giúp cho con người nhận thức sự vật, hiện tượng một cách?

A. Khái quát và trừu tượng   

B. Chủ quan và máy móc

C. Cụ thể và máy móc           

D. Cụ thể và sinh động

Câu 8: Bộ luật Hình sự năm 2015 được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát huy những nguyên tắc, chế định pháp luật Hình sự của nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nhất là bộ luật Hình sự năm 1995, cũng như những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trong nhiều thập kỷ qua của quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xét về mặt triết học việc bộ luật hình sự năm 2015 kế thừa các thành quả trong công tác xây dựng pháp luật trước đó là biểu hiện của hình thức phủ định nào?

A. Phủ định biện chứng         

B. Phủ định khách quan.

C. Phủ định của phủ định.     

D. Phủ định siêu hình.

Câu 9: Bố của An bị tàn tật đôi chân nên khó khăn trong việc đi lại. Qua nhiều lần tự nghiên cứu, An đã tự chế tạo ra chiếc xe lăn dành cho bố của mình. Trong trường hợp này, An đã thực hiện vai trò nào sau đây của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. 

B. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.

C. Thực tiễn là mục tiêu của nhận thức.       

D. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

Câu 10: Ngay cả những thành tựu mới đây nhất là khám phá và giải mã bản đồ gien người cũng ra đời từ chính thực tiễn, từ mục đích chữa trị những căn bệnh nan y và từ mục đích tìm hiểu, khai thác những tiềm năng bí ẩn của con người…có thể nói, suy cho cùng, không có một lĩnh vực tri thức nào mà lại không xuất phát từ một mục đích nào đó của thực tiễn, không nhằm vào việc phục vụ, hướng dẫn thực tiễn. Đoạn trích trên đề cập đến vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. 

B. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.

C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.       

D. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

4. Đề số 4

Câu 1: Vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Giới tự nhiên tồn tại khách quan, không ai sáng tạo ra là quan điểm của

A. Thuyết bất khả tri. 

B. Thuyết nhị nguyên luận.

C. Thế giới quan duy vật.      

D. Thế giới quan duy tâm.

Câu 2: Chủ thể nào dưới đây sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội

A. Các nhà khoa học  

B. Con người

C. Thần linh   

D. Người lao động

Câu 3: Khi con người tác động trực tiếp lên sự vật bằng các cơ quan cảm giác, giai đoạn này thuộc về giai đoạn nhận thức nào?

A. nhận thức cảm tính.          

B. nhận thức khoa học.

C. cảm giác.   

D. nhận thức lý tính.

Câu 4: Thực tiễn là động lực của nhận thức vì thực tiễn

A. luôn cải tạo hiện thực khách quan

B. thường kiểm nghiệm tính đúng đắn hay sai lầm

C. thường hoàn thiện những nhận thức chưa đầy đủ

D. luôn đặt ra những yêu cầu mới

Câu 5: Cách giải thích nào dưới đây đúng khi bàn về cách thức vận động phát triển của sự vật và hiện tượng trong Triết học?

A. Sự phát triển tạo ra tiền đề cho sự vận động.

B. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đối về chất.

C. Sự biến đổi về chất dẫn đến sự biến đối về lượng.

D. Sự vận động là nền tảng cho sự phát triển.

Câu 6: Ví dụ nào dưới đây là biểu hiện của phủ định siêu hình?

A. Xóa bỏ hoàn toàn nền văn hóa phong kiến

B. Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc

C. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

D. Xây dựng nên văn hóa tiên tiến

Câu 7: Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng, thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất là

A. chuyển động.                     

B. phát triển.  

C. vận động.              

D. tăng trưởng.

Câu 8: Hai mặt đối lập tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau, trong triết học gọi là

A. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

B. sự tồn tại giữa các mặt đối lập.

C. sự ganh đua giữa các mặt đối lập. 

D. sự tranh giành giữa các mặt đối lập.

Câu 9: Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng, phát triển là khái niệm để khái quát những vận động theo chiều hướng

A. tiến lên.     

B. thụt lùi.      

C. bất biến.     

D. tuần hoàn.

Câu 10: Khi muối ăn tác động vào các cơ quan cảm giác, mắt sẽ cho ta biết muối có màu trắng, dạng tinh thể; mũi cho ta biết muối không có mùi; lưỡi cho ta biết muối có vị mặn. Điều này nói về

A. nhận thức lý tính.  

B. kinh nghiệm.

C. thực tiễn.   

D. nhận thức cảm tính.

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

5. Đề số 5

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1:  Vận động là mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng trong

A. giới tự nhiên và đời sống xã hội.  

B. đời sống xã hội và tư duy.

C. thế giới khách quan và xã hội.      

D. giới tự nhiên và tư duy.

Câu 2:  Định nghĩa nào dưới đây là đúng về Triết học?

A. Triết học là khoa học nghiên cứu về thế giới, về vị trí của con người trong thế giới.

B. Triết học là hệ thống các quan điểm chung nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy.

C. Triết học là khoa học nghiên cứu về vị trí của con người trong thế giới.

D. Triết học là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó.

Câu 3:  Trong đời sống văn hóa ở nước ta hiện nay, bên cạnh những tư tưởng văn hóa tiến bộ còn tồn tại những hủ tục lạc hậu. Cần làm gì để xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa theo quan điểm mâu thuẫn Triết học?

A. Đấu tranh xóa bỏ những hủ tục cũ.                       

B. Tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới.

C. Giữ nguyên đời sống văn hóa như hiện nay.        

D. Phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.

Câu 4:  Kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là

A. sự vật hiện tượng được giữ nguyên trạng thái cũ.

B. sự vật, hiện tượng bị tiêu vong.

C. sự vật, hiện tượng bị biến đổi theo chiều hướng tích cực.

D. sự vật, hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật, hiện tượng mới.

Câu 5:  Theo nghĩa chung nhất, phương pháp là

A. cách thức đạt được chỉ tiêu.          

B. cách thức làm việc tốt.

C. cách thức đạt được ước mơ.          

D. cách thức đạt được mục đích.

Câu 6:  Con người là chủ thể của lịch sử cho nên sự phát triển của xã hội phải vì con người. Điều này khẳng định

A. con người là cơ sở của sự phát triển xã hội.         

B. con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội.

C. con người là chủ thể của sự phát triển xã hội.      

D. con người là động lực của sự phát triển xã hội.

Câu 7: Nhận thức cảm tính giúp cho con người nhận thức sự vật, hiện tượng một cách?

A. Cụ thể và máy móc.          

B. Chủ quan và máy móc.

C. Khái quát và trừu tượng.  

D. Cụ thể và sinh động.

Câu 8:  Theo Triết học Mác – Lênin mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập

A. vừa liên hệ với nhau, vừa đấu tranh với nhau.

B. vừa xung đột nhau, vừa bài trừ nhau.

C. vừa chuyển hóa, vừa đấu tranh với nhau.

D. vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau.

Câu 9:  Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại thuộc hình thức vận động nào dưới đây?

A. Hóa học.    

B. Xã hội.       

C. Cơ học.      

D. Vật lí.

Câu 10:  Biểu hiện nào dưới đây không phải là phủ định siêu hình?

A. Con người đốt rừng.          

B. Người tối cổ tiến hóa thành người tinh khôn.

C. Gió bão làm cây đổ.          

D. Người nông dân xay hạt lúa thành gạo ăn.

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi học kì 1 môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều năm 2022-2023 có đáp án trường THPT Đồng Xuân. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF