Mời các em cùng tham khảo tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn GDCD 9 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Hồ Xuân Hương do Hoc247 biên soạn. Tài liệu bao gồm các đề thi khác nhau có đáp án, sẽ giúp các em ôn tập kiến thức hiệu quả. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì 1 sắp tới. Chúc các em học tập tốt!
BỘ 5 ĐỀ THI HK1 MÔN GDCD 9 NĂM 2021-2022 CÓ ĐÁP ÁN
TRƯỜNG THCS HỒ XUÂN HƯƠNG
1. Đề số 1
Câu 1: (3,0 điểm).
Thế nào là năng động, sáng tạo ? Vì sao học sinh phải rèn luyện tính năng động, sáng tạo ? Để rèn luyện đức tính đó cần phải làm gì?
Câu 2: (2,5 điểm).
a. Theo em, thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả ? Điều đó có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống.
b. Vì sao làm việc gì cũng đòi hỏi phải có năng suất, chất lượng, hiệu quả ? Nếu làm việc chỉ chú ý đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thì hậu quả sẽ ra sao ?
Câu 3: (2,0điểm).
Vì sao sự hợp tác quốc tế là cần thiết ? Nêu một số thành quả về sự hợp tác của địa phương hay của Việt Nam với các nước mà em biết ?
Câu 4: (2,5 điểm).
Khi học xong bài: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bạn Hoa cho rằng: “ Nói đến truyền thống của dân tộc Việt nam, mình cứ mặc cảm thế nào ấy. So với thế giới, nước mình còn lạc hậu lắm, ngoài truyền thống đánh giặc ra dân tộc ta có truyền thống gì đáng tự hào đâu vả lại trong thời đại mở cửa và hội nhập hiện nay, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa”.
Em có đồng ý với ý kiến của Hoa không / Vì sao ? Ý kiến của em thế nào ?
ĐÁP ÁN
Câu |
Nội dung |
Điểm |
1 3.0đ |
- Năng động là tích cực chủ động, dám nghĩ, dám làm. - Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có. |
0.5 0.5
|
- Phải rèn luyện tính năng động, sáng tạo vì: Năng động sáng tạo là phẩm chất rất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. Nó giúp con người có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích một cách nhanh chóng và tốt đẹp. Nhờ năng động, sáng tạo mà con người làm nên những kỹ tích vẻ vang. |
1,0 |
|
- Học sinh cần phải rèn luyện tính năng động, sáng tạo vì đức tính này sẽ giúp các em tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm, linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, lao động... nhằm đạt kết quả cao trong mọi công việc. |
0,5 |
|
- Để trở thành người năng động sáng tạo, học sinh cần tìm ra cách học tập tốt nhất cho mình, có phương pháp; rèn luyện tính kiên trì, cần cù, chăm chỉ, vượt khó…. |
0,5 |
|
2 2.5đ |
a, - Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao về cả nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định. |
0,5 |
- Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là yêu cầu đối với người lao động trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân, gia đình và xã hội. |
0,5 |
|
b, - Làm việc gì cũng cần phải có năng suất, chất lượng vì ngày nay, xã hội chúng ta không chỉ có nhu cầu về số lượng sản phẩm mà điều quan trọng là chất lượng của nó phải ngày càng được nâng cao (hình thức đẹp, độ bền cao, công dụng tốt...). Đó chính là hiệu quả của công việc. |
0,5 |
|
- Nếu làm việc chỉ chú ý đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thì chúng ta có thể gây nên những tác hại xấu cho con người, môi trường và xã hội. - HS lấy được ví dụ.. |
1,0 |
|
3 2.0đ |
- Hiện nay trong bối cảnh thế giới đang đứng trước những vấn đề cấp thiết, bức xúc có tính toàn cầu đe dọa sự sống còn của toàn nhân loại như bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, khủng bố quốc tế, dịch bệnh hiểm nghèo,... mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được thì hợp tác là một vấn đề quan trọng và tất yếu. |
1,0 |
- Nêu được ít nhất 3 thành quả của sự hợp tác. Ví dụ Cầu Vĩnh Thịnh là sự hợp tác giữa Việt Nam với Hàn Quốc; Hợp tác giữa Việt nam với Nhật Bản về vấn đề môi trường; Việt Nam với Lào về xóa đói giảm nghèo... |
1,0 |
|
4 2.5đ |
HS có thể có các cách diễn đạt khác nhau nhưng cơ bản nêu được: - Không đồng ý với ý kiến của Hoa. Đó là thái độ thiếu tôn trọng, phủ nhận, xa rời truyền thống dân tộc vì: |
0,5 |
+ Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống lâu đời, tốt đẹp đáng tự hào. Ngoài truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm còn có truyền thống: Đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo, các truyền thống về văn hoá, về nghệ thuật… |
0,5 |
|
+ Truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc, và mỗi cá nhân. Trong quá trình giao lưu đó, dân tộc nào cũng cần tiếp thu tinh hoa của dân tộc khác mà vẫn giữ được bản sắc riêng của mình. Đó chính là yếu tố làm nên cái riêng của, cái bản sắc của dân tộc… |
0,5 |
|
+ Hiện nay nước ta đang đổi mới, ở thời kì mở cửa và giao lưu rộng rãi với thế giới, nếu chúng ta không chú ý giữ gìn truyền thống, bản sắc dân tộc, chạy theo cái mới lạ, coi thường và xa rời những giá trị tốt đẹp bao đời nay, chúng ta sẽ có nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc. Mỗi quốc gia dân tộc dù phát triển đến trình độ nào cũng phái có bản sắc riêng, bản sắc đựơc tạo nên từ truyền thống văn hoá tốt đẹp. + Chúng ta phải bảo vệ, kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lên án, ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc. |
0,5
0,5 |
I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất
Câu 1. Hành vi nào thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
A. Trong thời đại hội nhập hiện nay, truyền thống dân tộc không còn quan trọng.
B. Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển.
C. Chê những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, quê mùa.
D. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
Câu 2. Hành vi nào sau đây thể hiện lòng yêu hòa bình trong cuộc sống hàng ngày?
A. Biết lắng nghe ý kiến người khác.
B. Dựng vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn.
C. Bắt mọi người phải phục tựng ý kiến của mình.
D. Phân biệt đối sử giữa các dân tộc, các màu da.
Câu 3. Việt Nam là thành viên của các tổ chức quốc tế nào?
A. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), tổ chức y tế thế giới (WHO).
B. Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP).
C. Quỹ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF), tổ chức thương mại thế giới (WTO).
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4. Việt Nam gia nhập hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) vào năm nào?
A. 28.7.1994 |
C. 28.7.1996 |
B. 28.7.1995 |
D. 28.7.1997 |
Câu 5. ( 1 điểm) Nối cột A với cột B sao cho phù hợp
A |
|
B |
a. Là lớp trưởng nhưng Quân không bỏ qua kiểm điểm cho những bạn chơi thân với mình. |
a - |
1. Tự chủ |
b. Anh Tân biết tự kiềm chế bản thân không theo lời rủ rê chích hút ma tuý của một số người nghiện. |
b - |
2. Yêu hòa bình |
c. Trong các giờ sinh hoạt lớp Nam thường xung phong phát biểu, góp ý kiến vào kế hoạch hoạt động của lớp. |
c - |
3. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. |
d. Bạn Hà luôn luôn tôn trọng bạn, lắng nghe và đối xử thân thiện với mọi người. |
d - |
4. Dân chủ và kỉ luật |
|
|
5. Chí công vô tư |
II. TỰ LUẬN: (5 điểm)
Câu 1. (2 điểm) Hợp tác có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi nước ? Hợp tác dựa trên những nguyên tắc nào ?
Câu 2. (1 điểm) Chính sách của Đảng ta đối với hòa bình hữu nghị? Hãy kể tên năm nước mà nước ta có quan hệ hữu nghị?
Câu 3. (2 điểm) Truyền thống là gì? Hãy kể tên năm truyền thống về văn hoá, năm truyền thống về nghệ thuật của dân tộc Việt Nam
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm khách quan. (5 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Đáp án |
D |
A |
D |
B |
a - 5. b - 1. c - 4. d - 2. |
II. Tự luận. (5 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
*Ý nghĩa của hợp tác : Hợp tác để cùng nhau giải quyết vấn đề bức xúc của toàn cầu.
- Giúp đỡ, tạo điều kiện cho các nước nghèo phát triển.
- Đạt được mục tiêu hòa bình cho toàn nhân loại.
* Nguyên tắc hợp tác: Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
- Không dùng vũ lực.
- Bình đẳng và cùng có lợi.
- Giải quyết bất đồng bằng thương lượng hòa bình.
- Phản đối hành động gây sức ép, áp đặt, can thiệp vào nội bộ nước khác.
Câu 2. ( 1 điểm)
* Chính sách của Đảng ta về hòa bình:
- Chủ động tạo ra các mối quan hệ quốc tế thuận lợi.
- Đảm bảo thúc đẩy quá trình phát triển của đất nước.
-> Tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ, hợp tác của thế giới đối với Việt Nam.
* Ví dụ: + Việt Nam – Trung Quốc. + Việt Nam – Lào.
+ Việt Nam – Thái Lan. + Việt Nam – Pháp.
+ Việt Nam – Nga.
Câu 3. ( 2 điểm)
- Truyền thống là những giá trị tinh thần (những đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống và cách ứng xử tốt đẹp). Hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của một cộng đồng, dân tộc được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
* Ví dụ truyền thống về văn hóa: + Thờ cúng tổ tiên. + Gói bánh chưng ngày tết.
+ Tôn sư trọng đạo + Biết ơn.
+ Hiếu thảo.
* Ví dụ truyền thống về nghệ thuật: + Ca trù.
+ Quan họ Bắc Ninh.
+ Cải lương.
+ Cồng chiêng Tây Nguyên.
+ Nhã nhạc cung đình Huế.
3. Đề số 3
TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện chí công vô tư?
A. Không vì tình cảm riêng hoặc vì danh lợi mà đối xử thiên lệch.
B. Ba phải ai nói thế nào cũng cho là đúng.
C. Lợi dụng chức quyền để thu lợi cá nhân.
D. Bỏ qua cho những việc làm sai trái để được lợi.
Câu 2. Đối tượng nào sau đây cần phải rèn luyện để có được phẩm chất chí công vô tư?
A. Học sinh, sinh viên.
B. Các nhà lãnh đạo, quản lí.
C. Tất cả mọi người.
D. Người lao động.
Câu 3. Cho biết biểu hiện nào sau đây là tự chủ?
A. Bị người khác rủ rê, lôi kéo.
B. Không có lập trường rõ ràng trước các sự việc.
C. Nóng nảy, vội vàng trong hành động.
D. Có thái độ ôn hòa, từ tốn trong giao tiếp.
Câu 4. Biểu hiện nào dưới đây là thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật?
A. Chăm chú nghe thầy, cô giảng và phát biểu ý kiến xây dựng bài.
B. Nói tự do khi thầy cô đang giảng bài.
C. Tranh nhau phát biểu ý kiến trong các buổi sinh hoạt.
D. Lớp trưởng tự đề ra kế hoạch thu tiền của các bạn trong lớp để gây quỹ.
Câu 5. Trường hợp nào sau đây cần phê phán?
A. Góp ý để hoàn thiện nội quy, quy định của tập thể.
B. Tôn trọng nội quy của lớp, của trường.
C. Không phê phán sai lầm của người khác trước tập thể.
D. Lợi dụng dân chủ để xuyên tạc, bôi nhọ người khác.
Câu 6. Ý kiến nào dưới đây thể hiện lòng yêu hòa bình?
A. Mâu thuẫn nào cũng có thể thương lượng để giải quyết.
B. Chiều theo ý muốn của người khác sẽ tránh được mâu thuẫn.
C. Sống khép mình mới tránh được xung đột.
D. Biết lắng nghe những ý kiến quan trọng.
Câu 7. Việc làm nào sau đây góp phần bảo vệ hòa bình cho nhân loại?
A. Tăng cường chế tạo vũ khí hủy diệt hàng loạt.
B. Tăng cường sự giao lưu, hợp tác giữa các quốc gia.
C. Xâm lấn lãnh thổ của quốc gia, dân tộc khác.
D. Kích động để chia rẽ các giữa các dân tộc, tôn giáo.
Câu 8. Việc làm nào sau đây thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?
A. Phụ thuộc lẫn nhau giữa các dân tộc trên thế giới.
B. Thiếu lịch sự tế nhị với người nước ngoài.
C. Kì thị tôn giáo phân biệt chủng tộc.
D. Tổ chức giao lưu với học sinh nước ngoài.
Câu 9. Nhà nước ta luôn khẳng định: Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của:
A. Các nước trong khu vực.
B. Tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế.
C. Một số nước bạn bè trên thế giới.
D. Các nuớc xã hội chủ nghĩa.
Câu 10. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc và được:
A. xếp hạng là di tíc lịch sử
B. thế giới công nhận là di sản văn hóa
C. trưng bày trong các bảo tàng
D. truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
Câu 11. Những hành vi nào thể hiện tính năng động, sáng tạo?
A. Trong các môn học Ngữ văn, N thường đem bài tập Toán ra làm.
B. Do khó khăn, anh An cho rằng làm bất cứ việc gì để tăng thu nhập.
C. Trong học tập, bao giờ An cũng chỉ làm theo những lời thầy cô nói.
D. Khi cô giáo giảng bài, có điều gì không hiểu Thắng thường hỏi ngay.
Câu 12. Việc làm nào sau đây thể hiện có năng suất, chất lượng, hiệu quả?
A. Là làm ra được nhiều sản phẩm trong thời gian nhất định.
B. Sản phẩm được làm ra trong thời gian ngắn.
C. Sản phẩm tốt, có chất lượng cả về nội dung và hình thức.
D. Sản phẩm làm ra có giá trị trong thời gian không xác định.
Câu 13. Hành vi nào sau đây trái với chí công vô tư?
A. Giải quyết công việc dựa trên lợi ích cá nhân.
B. Đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân.
C. Kiên quyết phản đối những hành vi đi ngược với lợi ích tập thể.
D. Luôn luôn hi sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích tập thể.
Câu 14. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tự chủ?
A. Luôn hành động theo ý mình.
B. Sống đơn độc, khép kín.
C. Luôn bị người khác lôi kéo.
D. Biết tự quyết định công việc.
Câu 15. Để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật, chúng ta cần làm tốt yêu cầu nào sau đây?
A. Vi phạm nội quy của trường, lớp.
B. Thực hiện tốt Điều lệ của Đội, Đoàn.
C. Không tham gia các hoạt động của tập thể.
D. Bao che cho bạn khi bạn mắc khuyết điểm.
Câu 16. Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện lòng yêu hòa bình?
A. Tôn trọng người khác tôn giáo với mình.
B. Dùng thương lựợng để giải quyết mâu thuẫn cá nhân
C. Sống khép mình để không mâu thuẫn với người khác.
D. Khoan dung với mọi người xung quanh.
Câu 17. Con vật nào sau đây là biểu tượng của hòa bình?
A. Bồ câu.
B. Hải âu.
C. Bồ nông.
D. Đại bàng.
Câu 18. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là?
A. Quan hệ không bình đẳng giữa nước này với nước khác.
B. Quan hệ không thường xuyên giữa nước này với nước khác.
C. Quan hệ giữa các nước láng giềng chỉ vì lợi ích kinh tế.
D. Quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.
Câu 19. Quan hệ hữu nghị sẽ tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc trên thế giới:
A. phụ thuộc lẫn nhau.
B. tập hợp đồng minh.
C. cùng nhau hợp tác và phát triển.
D. tạo thành những phe phái đối đầu nhau.
Câu 20. Hợp tác cùng phát triển là?
A. Tranh thủ sự giúp đỡ của người khác để đạt được mục đích của mình.
B. Cùng chung sức làm việc, hỗ trợ lẫn nhau vì mục đích tốt đẹp.
C. Tụ họp thành nhóm để chống lại người khác không ủng hộ mình.
D. Lôi kéo, liên kết với nhau để làm những việc mờ ám.
Câu 21. Việc làm nào dưới đây không phải là sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
A. Tham gia các lễ hội truyền thống.
B. Xem bói để biết trước các sự việc sẽ xảy ra.
C. Thờ cúng tổ tiên.
D. Đi thăm các đền chùa, các di tích.
Câu 22. Sự năng động, sáng tạo mang lại cho chúng ta lợi ích nào?
A. Giúp ta trở nên nổi tiếng.
B. Không làm việc mà vẫn có kết quả tốt.
C. Dám làm mội việc để đạt được mục đích của mình.
D. Nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, lao động.
Câu 23. Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả sẽ mang lại cho người lao động và xã hội lợi ích nào?
A. Không tạo ra cho cộng đồng nhiều sản phẩm có chất lượng tốt.
B. Kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội.
C. Có thu nhập để nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình.
D. Tiêu diệt được các đối thủ cạnh tranh trên thương trường.
Câu 24. Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả cần phải tránh những điều nào sau đây?
A. Buông lỏng kỉ luật lao động.
B. Lao động tự giác, sáng tạo.
C. Làm việc năng động, sáng tạo.
D. Rèn luyện để nâng cao tay nghề.
Câu 25. Câu nói của Bác Hồ: “Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà” là nói về nội dung nào sau đây?
A. Pháp luật và kỉ luật
B. Tôn trọng người khác.
C. Tôn trọng lẽ phải.
D. Chí công vô tư.
Câu 26. Chủ trương nào sau đây thể hiện tính dân chủ?
A. Miễn giảm học phí cho những học sinh khó khăn.
B. Dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra.
C. Giảm thiểu tai nạn giao thông.
D. Xóa nhà tạm cho người nghèo.
Câu 27. Trường của Nga tổ chức viết thư giao lưu với các bạn học sinh nước ngoài, nhưng Thanh không tham gia. Các bạn trong tổ hỏi vì sao Thanh không tham gia thì Thanh nói nhiệm vụ chính của học sinh là học tập, việc viết thư là không cần thiết, làm mất thời gian, ảnh hưởng tới học tập.
Em có tán thành với ý kiến đó của Thanh không?
A. Em không tán thành vì việc làm đó thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc với nhau.
B. Thanh nói như vậy là đúng, nhiệm vụ chính của học sinh bây giờ là học tập.
C. Làm gì là việc của Thanh không ai có quyền đưa ra ý kiến.
D. Thông báo với giáo viên chủ nhiệm đưa ra hình thức kỉ luật Thanh.
Câu 28. Trong giờ học môn Giáo dục công dân Minh thường mang bài môn Toán ra để làm bài tập vì nghĩ rằng môn này quan trọng hơn. Nam thấy vậy cũng làm theo vì cho rằng đó là cách làm việc có năng suất.
Em có tán thành với ý kiến đó không?
A. Có. Vì hai bạn làm như vậy là tiết kiệm thời gian.
B. Không, hai bạn làm như vậy là sai.
C. Hai bạn đang học một cách có năng suất.
D. Học như thế nào là quyền của Minh và Nam.
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm): Học xong bài “Hợp tác cúng phát triển”, bạn A và B tranh luận với nhau. A cho rằng trong học tập và công việc, nếu hợp tác với những người giỏi hơn thì chúng ta mới có thể phát triển được. Bạn B cho rằng, chỉ nên hợp tác với những người có cùng trình độ như mình. Theo bạn B, nếu hợp tác với những người giỏi hơn hoặc kém hơn sẽ không có sự hợp tác bình đẳng.
Em đồng ý với ý kiến nào? Tại sao?
Câu 2. (2,0 điểm):
Tình huống:
An thường tâm sự với các bạn: “Nói đến truyền thống dân thống dân tộc của Việt Nam, mình có mặc cảm thế nào ấy. So với thế giới, nước mình còn lạc hậu lắm. Ngoài truyền thống đánh giặc ra, dân tộc ta còn truyền thống đáng tự hào nào đâu?”
a/ Em có đồng ý với An không? Vì sao?
b/ Em sẽ nói gì với An?
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
Đáp án |
A |
C |
D |
A |
D |
A |
B |
Câu |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
Đáp án |
D |
B |
D |
D |
C |
A |
D |
Câu |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
Đáp án |
B |
C |
A |
D |
C |
B |
B |
Câu |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
Đáp án |
D |
C |
A |
D |
B |
A |
B |
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
1 (1,0 điểm) |
Các ý kiến trên đều phiến diện và không đầy đủ. Trong học tập và công việc, chúng ta cần phải có sự hợp tác với tất cả mọi người vì bất kì người nào cũng có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Có như thế, chúng ta mới học hỏi được cái hay lẫn nhau để cùng phát triển, |
1,0 |
2 (2,0 điểm) |
a/ Em không đồng ý với ý kiến của An Bởi vì, dân tộc Việt Nam có truyền thống lâu đời. Với mấy nghìn năm văn hiến, chúng ta có thể tự hào về bề dày lịch sử của truyền thống dân tộc chứ không chỉ có truyền thống đánh giặc ngoại xâm (như ý của An) b/ Em sẽ nói: Chúng ta có nhiều truyền thống đáng tự hào. Chúng ta không chỉ có truyền thống đánh giặc mà chúng ta còn có truyền thống cần cù, chịu khó trong lao động, truyền thống “Lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn”, “lấy chí nhân để thay cường bạo”, truyền thống đoàn kết để chống giặc và bảo vệ Tổ quốc, truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, truyền thống hiếu thảo, thủy chung, .... Những truyền thống đó thật đáng tự hào. Vì thế chúng ta phải bảo vệ và giữ gìn phát huy những truyền thống đó. |
1,0
1,0 |
4. Đề số 4
A. Trắc nghiệm (3 điểm):
Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng.
Câu 1: Hành vi nào sau đây thể hiện phẩm chất chí công vô tư?
A. Là lớp trưởng, Quân thường bỏ qua khuyết điểm cho những bạn chơi thân với mình.
B. Trong đợt bình xét thi đua cuối năm , Lan cho rằng chỉ nên bầu những bạn có đủ tiêu chuẩn đã đề ra.
C. Để chấn chỉnh nền nếp kỉ luật trong xí nghiệp, theo ông Đỉnh cần xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm của cán bộ cấp dưới.
D. Là cán bộ lãnh đạo nhà máy, ông lợi cho rằng chỉ nên đề bạt những người luôn ủng hộ và bảo về ông trong mọi việc.
Câu 2: Việc làm nào sau đây không thể hiện tính dân chủ?
A. Nhà trường tổ chức cho học sinh học tập nội qui; học sinh được thảo luận và thống nhất thực hiện nội qui.
B. Nam đến trường dự sinh hoạt chi đoàn theo kế hoạch.
C. Thầy chủ nhiệm giao cho Nam điều khiển buổi sinh hoạt lớp cuối tuần, mọi người đã tích cực phát biểu ý kiến.
D. Trong một trận đấu bóng, các cầu thủ không tuân theo quyết định của trọng tài.
Câu 3: Hành vi nào sau đây thể hiện tính năng động sáng tạo?
A. Mạnh dạng suy nghĩ tìm cách làm bài tập hay nhất,hợp lý nhất.
B. Không suy nghĩ khi cô giáo hỏi.
C. Không tham gia ý kiến khi thảo luận nhóm.
D. Trước một việc gì nên tự hỏi: để làm gì? Có khó khăn gì? Khắc phục như thế nào?
Câu 4: Trong những việc làm dưới đây, việc làm nào biểu hiện lý tưởng sống cao đẹp, đúng đắn của thanh niên?
A. Vượt khó để học tập để tiến bộ không ngừng.
B. Bị cám đỗ bởi những nhu cầu tầm thường.
C. Luôn sáng tạo trong lao động và trong học tập.
D. Không có kế hoạch phấn đấu của bản thân.
Câu 5: Điền từ còn thiếu để hoàn thành câu nói của Bác Hồ: Hạnh phúc, mục đích, ích quốc, quyền lợi.
” Cả đời tôi chỉ có một mục đích là phấn đấu cho .................... của dân tộc và ................... của nhân dân” và ” Bất kì bao giờ, bất kì ở đâu tôi chỉ theo đuổi một ....................... là làm ........................, lợi dân.”
B. Tự luận ( 7 điểm )
Câu 1: Hãy nêu ý nghĩa của việc làm có năng suất chất lượng hiệu quả. Cho ví dụ.
Câu 2: Em có suy nghĩ gì về thực trạng giao thông của nước ta hiện nay? Hãy nêu một số giải pháp nhằm hạn chế tai nạn giao thông.
Câu 3: Nhà hàng xóm của bạn B chăn nuôi heo nhiều nên mùi hôi thối bay vào nhà bạn B. Bạn B bảo mẹ qua chửi nhưng mẹ bạn B sợ mất lòng nên không nói gì.
a. Em có đồng tình với cách hành xử của bạn B và mẹ của bạn B không?
b. Nếu không đồng tình thì cách hành xử của em với sự việc ấy như thế nào?
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
B |
D |
A-D |
A-C |
Điểm |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
Câu 5: (1 đ) Điền từ còn thiếu để hoàn thành câu nói của Bác Hồ: Hạnh phúc, mục đích, ích quốc, quyền lợi.
” Cả đời tôi chỉ có một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi của dân tộc và Hạnh phúc. của nhân dân” và ” Bất kì bao giờ, bất kì ở đâu tôi chỉ theo đuổi một mục đích là làm ích quốc lợi dân.”
II. Tự Luận:
Câu 1: ( 2đ ) Hãy nêu ý nghĩa của việc làm có năng suất chất lượng hiệu quả. Cho ví dụ.
- Ý nghĩa: (1đ)
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống.
+ Thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa
- Ví dụ: (1đ)
Câu 2: ( 3 đ )Em có suy nghĩ gì về thực trạng giao thông của nước ta hiện nay? Hãy nêu một số giải pháp nhằm hạn chế tai nạn giao thông.
- Thực trạng giao thông của nước ta rất phức tạp, thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông. Nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. (2đ)
- Nêu một số giải pháp (1 đ)
Câu 3: ( 2 đ )Nhà hàng xóm của bạn B chăn nuôi heo nhiều nên mùi hôi thối bay vào nhà bạn B. Bạn B bảo mẹ qua chửi nhưng mẹ bạn B sợ mất lòng nên không nói gì.
a. Em có đồng tình với cách hành xử của bạn B và mẹ của bạn B không?
Không đồng tình (1đ)
b. Nếu không đồng tình thì cách hành xử của em với sự việc ấy như thế nào?
- Sang nhà hàng xóm nói cho họ hiểu cần phải giữ gìn vệ sinh chung. (0,5đ)
- Nếu nhà hàng xóm không khắc phục thì cần nhờ chính quyền can thiệp. (0,5đ)
5. Đề số 5
I. Trắc nghiệm: (3,0 điểm).
Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất và viết vào bài kiểm tra.
Câu 1. (0,5 điểm): Biểu hiện nào dưới đây thể hiện chí công vô tư?
A. Không vì tình cảm riêng hoặc vì danh lợi mà đối xử thiên vị.
B. Ba phải, ai nói thế nào cũng cho là đúng.
C. Lợi dụng chức quyền để thu lợi cá nhân.
D. Bỏ qua cho những việc làm sai trái để được lợi.
Câu 2. (0,5 điểm): Biểu hiện nào dưới đây là thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật?
A. Nói tự do khi thầy cô đang giảng bài.
B. Chăm chú nghe thầy cô giảng và phát biểu ý kiến xây dựng bài.
C. Tranh nhau phát biểu ý kiến trong các buổi sinh hoạt.
D. Lớp trưởng tự đề ra kế hoạch thu tiền của các bạn trong lớp để gây quỹ.
Câu 3. (0,5 điểm): Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện lòng yêu hòa bình?
A. Tôn trọng người khác tôn giáo với mình.
B. Dùng thương lượng để giải quyết mâu thuẫn cá nhân.
C. Sống khép mình để không mâu thuẫn với người khác.
D. Khoan dung với mọi người xung quanh.
Câu 4. (0,5 điểm): Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là?
A. Quan hệ không bình đẳng giữa nước này với nước khác.
B. Quan hệ không thường xuyên giữa nước này với nước khác.
C. Quan hệ giữa các nước láng giềng chỉ vì lợi ích kinh tế.
D. Quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.
Câu 5. (0,5 điểm): Sự năng động, sáng tạo mang lại cho chúng ta lợi ích nào?
A. Giúp ta trở nên nổi tiếng.
B. Không làm việc mà vẫn có kết quả tốt.
C. Dám làm mọi việc để đạt được mục đích của mình.
D. Nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, lao động.
Câu 6. (0,5 điểm): Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả sẽ mang lại cho người lao động và xã hội lợi ích nào?
A. Không tạo ra cho cộng đồng nhiều sản phẩm có chất lượng tốt.
B. Kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội.
C. Có thu nhập để nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình.
D. Tiêu diệt được các đối thủ cạnh tranh trên thương trường.
II. Tự luận: (7,0 điểm).
Câu 7. (1,0 điểm): Vì sao phải kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
Câu 8. (2,0 điểm): Vì sao chúng ta phải chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình? Bản thân em có thể làm gì để thể hiện lòng yêu hòa bình? ( Nêu 4 việc làm cụ thể).
Câu 9. (2,0 điểm): Cho tình huống sau:
Tan học về, các bạn rủ Tiến vào quán chơi điện tử ăn tiền. Tiến không muốn chơi nhưng các bạn cứ nài ép và chê bai Tiến là “ quê ” không biết ăn chơi sành điệu và “ki bo”, khiến bạn ấy lúng túng.
a. Theo em Tiến cần làm gì để thể hiện tính tự chủ?
b. Nếu em là Tiến trong tình huống trên em sẽ làm gì?
Câu 10. (2,0 điểm): Em hãy viết một đoạn văn ngắn nói về cảm nhận của em về một tấm gương năng động, sáng tạo trong học tập mà em biết?
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm: (3,0 điểm).
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
A |
B |
C |
D |
D D |
C |
II. Tự luận: (7,0 điểm).
Câu |
Nội dung trả lời |
Câu 7: ( 1,0 điểm ) |
- Cần phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc vì đó là tài sản vô giá, góp phần tích cực vào sự phát triển của mỗi cá nhân và cả dân tộc. |
Câu 8: ( 2,0 điểm ) |
* Vì sao chúng ta phải chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình: - Hoà bình mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên cho con người. Còn chiến tranh chỉ mang lại đau thương, tang tóc, đói nghèo, bệnh tật, trẻ em thất học, gia đình li tán... - Hiện nay chiến tranh, xung đột vũ trang vẫn còn đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới và là nguy cơ với nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới. * Yêu cầu học sinh nêu được 4 việc có thể làm để thể hiện lòng yêu hòa bình. Mỗi ý đúng được 0, 25 điểm. - VD: Biết lắng nghe, biết đặt mình vào địa vị của người khác để hiểu và thông cảm với họ. - Biết thừa nhận những khuyết điểm của mình. - Biết dùng thương lượng để giải quyết mâu thuẫn. - Biết học hỏi tinh hoa, điểm mạnh của người khác - Sống hoà đồng với mọi người. Không phân biệt đối xử, kì thị người khác - Biết tôn trọng các nền văn hoá khác, các dân tộc khác… |
Câu 9: ( 2,0 điểm) |
HS có thể có cách diễn đạt khác nhưng cần nêu được các ý cơ bản sau: a. Tiến phải nhanh chóng lấy lại sự bình tĩnh, sự tự tin. b. Nếu em là Tiến em sẽ. - Khéo léo nhưng kiên quyết từ chối không đi chơi điện tử ăn tiền. - Giải thích cho bạn hiểu chơi điện tử ăn tiền không phải là biểu hiện của sống sành điệu mà là vi phạm pháp luật, - Vi phạm đạo đức vì đây chính là biểu hiện của tệ nạn đánh bạc. Do đó không chơi điện tử ăn tiền không phải là “quê”. - Tiến không chơi điện tử không phải là “ ki bo” mà là không muốn lãng phí tiền của bố mẹ vào những trò chơi độc hại. - Tiến nên chủ động rủ các bạn chơi một trò chơi lành mạnh khác. |
Câu 10: ( 2,0 điểm) |
HS cần trình bày được một số ý như sau : - Giới thiệu đôi nét về một tấm gương năng động,sáng tạo, trong học tập. - Nêu được những việc làm năng động, sáng tạo của tấm gương đó. Và những việc làm đó đem lại kết quả gì? - Liên hệ bản thân. |
---
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn GDCD 9 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Hồ Xuân Hương. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo tư liệu cùng chuyên mục:
- Bộ 5 đề thi HK1 môn GDCD 9 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Thái Văn Lung
- Bộ 5 đề thi HK1 môn GDCD 9 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Ba Đình
Chúc các em học tập tốt!