YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn GDCD 9 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Giảng Võ

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em học sinh lớp 9 có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị cho kì thi học kì 1 sắp tới, Hoc247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn GDCD 9 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Giảng Võ gồm các đề thi khác nhau kèm đáp án, giúp các em ôn tập kiến thức hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo.

ADSENSE

BỘ 5 ĐỀ THI HK1 MÔN GDCD 9 NĂM 2021-2022 CÓ ĐÁP ÁN

TRƯỜNG THCS GIẢNG VÕ

1. Đề số 1

Câu 1. Em đồng ý với việc làm nào sau đây?

A. Không tôn trọng người lao động chân tay

B. Chê bai người khác ăn mặc quê mùa

C. Giới thiệu với mọi người về truyền thống quê hương

D. Sống chỉ biết mình không quan tâm đến người khác

Câu 2. Phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương giúp.

A. Ngăn chặn ở nông thôn ra thành thị

B. Xây dựng làng nghề truyền thống

C. Đưa tinh hoa văn hóa nhân loại vào cuộc sống

D. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Câu 3. Việc làm nào sau đây không tiếp nối truyền thống hiếu học?

A. Siêng năng học tập

B. Phấn đấu đạt điểm cao trong học tập

C. Mải chơi, lười học

D. Biết kết hợp học đi đôi với hành

Câu 4. Câu tục ngữ nào nói về ý thức tiếp nối truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Uống nước nhớ nguồn

B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

C. Gần mực thì đên gần đền thì rạng

D. Ở hiền gặp lành

Câu 5. Truyền thống đoàn kết tương thân tương ái thể hiện trong việc làm nào sau đây?

A. Yêu thương sẻ chia giúp đỡ người khó khăn hoạn nạn

B. Không quan tâm tới người khác

C. Không ủng hộ giúp đỡ người nghèo

D. Bỏ đi khi người khác gặp nạn

Câu 6. Học sinh cần làm gì để phát huy truyền thống của dân tộc?

A. Ăn mặc theo phong cách của người nước ngoài

B. Học đòi phong cách lạ

C. Ra sức học tập rèn luyện đạo đức.

D. Không quan tâm đến những truyền thống của dân tộc

Câu 7. Nam cho rằng “Truyền thống làng nghề không đáng tự hào”. Nếu là bạn của Nam em sẽ làm gì?

A. Em đồng tình với ý kiến của bạn

B. Em phản đối ý kiến của bạn

C. Em giải thích cho bạn hiểu truyền thống làng nghề có từ xa xưa rất đáng trân trọng và tự hào

D. Em không quan tâm trước ý kiến của bạn

Câu 8. Hoc sinh cần làm gì để tiếp nối truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc

A. Nghe lời thầy cô chăm chỉ học tập

B. Không học bài, làm bài ở nhà

C. không cố gắng vươn lên trong học tập

D. Không nghe lời thầy cô có thái độ coi thường

Câu 9. Những câu nói sau đây là của ai. “ Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”?

A. Nhà cách mạng Phan Bội Châu

C. Chủ tịch Hồ Chí Minh

B. Nhà cách mạng Phan Chu Trinh

D. Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Câu 10. Câu tục ngữ nào sau đây không thể hiện truyền thống yêu thương đùm bọc?

A. Lá lành đùm lá rách

B. Thương người như thể thương thân

C. Một miếng khi đói bằng một gói khi no

D. Phận ai người ấy lo

Câu 11. Trong gia đình anh em của Minh đều là người học giỏi còn Minh thì lười học, học kém. Theo em Minh đã.

A. Không phát huy truyền thống hiếu học của gia đình

B. Minh làm vậy là vì đây là tự do của mỗi người

C. Minh không tự chủ được bản thân

D. Minh có thói quen sống ích kỷ

Câu 12. Những thái độ và hành vi nào dưới đây không kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Tìm đọc tài liệu nói về các truyền thống và phong tục, tập quán của dân tộc.

B. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

C. Sưu tầm những món ăn và kiểu trang phục dân tộc độc đáo.

D. Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển.

Câu 13. Em tán thành ý kiến nào dưới đây ?

A. Truyền thống là những gì đã lạc hậu, không nên duy trì.

B. Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn có thể phát triển.

C. Nhờ có truyền thống, dân tộc Việt Nam mới giữ được bản sắc riêng của mình.

D. Trong điều kiện xã hội hiện đại, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa.

Câu 14. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam là những thắng lợi của các cuộc cách mạng. Vậy theo em con đừng cách mạng mà Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn cho cách mạng Việt Nam là.

A. Cách mạng tư sản

C. Cách mạng dân chủ tư sản

B. Cách mạng vô sản

D. Cách mạng tư bản chủ nghĩa

Câu 15. Giá trị tốt đẹp của dân tộc được hình thành như thế nào?

A. Hình thành trong một thời gian ngắn

B. Hình thành trog quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác

C. Hình thành trong cuộc sống lao động

D. Hình thành trong sinh hoạt văn hóa

Câu 16. Thái độ và hành vi nào sau đây không thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ?

A. Tìm đọc tài liệu về các truyền thống và phong tục tập quán của dân tộc.

B. Trân trọng, đánh giá cao các nghệ nhân của những nghề truyền thống.

C. Sống chỉ biết mình, không quan tâm đến người khác.

D. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

Câu 17. Việc làm nào sau đây là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Chỉ thích mặc kiểu quần áo của các ngôi sao điện ảnh nước ngoài.

B. Thích tìm hiểu phong tục, tập quán của các nước trên thế giới.

C. Thích dùng hàng ngoại, không dùng hàng của Việt Nam.

D. Không thích xem nghệ thuật dân tộc của các nước khác

Câu 18. Câu tục ngữ “ Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” nói về truyền thống tốt đep nào của dân tộc Việt Nam?

A. Truyền thống tương thân tương ái

B. Truyền thống Tôn sư trọng đạo

C. Truyền thống yêu nước

D. Truyền thống hiếu thảo

Câu 19. Quê hương của các làn điệu dân ca quan họ là?

A. Vĩnh phúc

C. Phú Thọ

B. Bắc Ninh

D. Thái Nguyên

Câu 20. Học sinh thể hiện lòng biết ơn, kính trọng thầy cô, đó là thể hiện truyền thống.

A. Yêu nước nồng nàn

B. Tương thân tương ái

C. Tôn sư trọng đạo

D. Hiếu thảo với người đã dạy mình

Câu 21. Việc làm nào sau đây của thanh niên là sai?

A. Luôn tự hỏi mình đã làm được gì cho mọi người, cho đất nước

B. Có lối sống tự do, hưởng thụ cá nhân

C. Luôn tu dưỡng đạo đức, rèn luyện tay nghề

D. Vượt khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao

Câu 22. Lý tưởng sống là gì?

A. Là quan điểm

C. Là lẽ sống

B. Là chủ chương

D. Là cách làm việc

Câu 23. Lý tưởng sống.

A. Là mục đích cần đạt được

B. Là cái đích của cuộc sống mà mỗi người khát khao muốn làm được

C. Là khát vọng của cuộc sống

D. Là nhu cầu tất yếu của cuộc sống

Câu 24. Người có lý tưởng sống là người như thế nào?

A. Người suy nghĩ thấu đáo

B. Người làm việc hết mình

C. Người luôn hoàn thiện bản thân

D. Người suy nghĩ và hành động không mệt mỏi thực hiện lí tưởng sống của dân tộc

Câu 25. Người sống có lí tưởng luôn được mọi người.

A. Coi thường

C. Tôn trọng

B. Chế giễu

D. Khinh bỉ

Câu 26. Có lí tưởng sống cao đẹp là người.

A. Người không hoàn thành nhiệm vụ

B. Người luôn thực hiện tốt nhiệm vụ chung

C. Người làm việc thiếu trách nhiệm

D. Người không biết nghĩ cho người khác

Câu 27. Người có lí tưởng sống cao đẹp là.

A. Vì sự tiến bộ của bản thân và xã hội

B. Vì lợi ích của bản thân

C. Vì trách nhiệm phải làm

D. Vì lợi ích gia đình

Câu 28.Câu nói. “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác” là câu nói của người anh hùng nào?

A. Anh hùng Nguyễn văn Trỗi

B. Anh hùng Nguyễn Viết Xuân

C. Anh hùng Lý Tự Trọng

D. Anh hùng Võ Thị Sáu

Câu 29. Lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên ngày nay là.

A. Chơi hết mình

B. Học hết mình

C. Phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng nước Việt nam độc lập dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh

D. Không cần phải phấn đấu gì

Câu 30. Thanh niên học sinh phải làm gì?

A. Ra sức học tập, rèn luyện để có đủ tri thức, phẩm chất năng lực nhằm thực hiện lí tưởng đó

B. Không cần phải học tập rèn luyện bản thân

C. Không cần phải năng động sáng tạo

D. Không cần thực hiện lí tưởng

Câu 31. Việc làm nào nào sau đây không thể hiện lí tưởng sống cao đẹp, đúng đắn của thanh niên

A. Vượt khó trong học tập đẻ tiến bộ không ngừng

B. Bị cám dỗ bưởi những nhu cầu tầm thường

C. Vân dụng những điều đã học vào thực tiễn

D. Luôn khắc phục khó khăn vươn lên trong cuộc sống

Câu 32. Câu thành ngữ nào sau đây nói về phẩm chất của người có lí tưởng sống cao đẹp?

A. Dễ làm, khó bỏ

C.Thắng không kiêu, bại không nản

B. Phận ai người ấy lo

D. Nước đến chân mới nhảy

Câu 33. Trước những cám dỗ tầm thường, thanh niên cần có thái độ gì?

A. Luôn vững vàng ý chí, lập trường

B. Bị dao động trước những lời rủ rê

C. Làm theo sự điều khiển

D. Học đòi, bắt chước

Câu 34. Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của người có lí tưởng sống cao đẹp?

A. Luôn thu vén cho bản thân và cho gia đình

B. Tránh tham gia những việc chung

C. Tích cực tham gia những hoạt động tình nguyện, giúp đỡ người khó khăn

D. Chọn những việc dễ nhàn hạ tránh những việc khó

Câu 35. Em tán thành quan điểm nào sau đây về lí tưởng sống của thanh niên?

A. Chỉ có nghề nghiệp đem lại thu nhập cao là đủ

B. Tìm được việc nhàn hạ đem lại thu nhập cho gia đình

C. Phải biết tranh thủ không phí hoài tuổi thanh xuân

D. Thanh niên phải luôn vươn tới hoàn thiện bản thân để cống hiến cho sự nghiệp chung

Câu 36. Điều kiện để thanh niên thực hiện trách nhiệm của mình?

A. Chỉ cần có bằng cấp là đủ

B. Phải là người có chức vụ

C. Phải có tinh thần vượt khó vươn lên không ngừng

D. Gia đình khá giả không cần tham gia hoạt động xã hội

Câu 37. Thanh niên phải có lí tưởng sống cao đẹp vì?

A. Thanh niên là lược lượng khỏe hăng hái

B. Thanh niên là lực lượng nòng cốt

C. Thanh niên là lực lượng đông đảo

D. Thanh niên là lực lượng giầu tri thức

Câu 38. Lí tưởng sống của thanh niên trong xã hội hiện đại là gì?

A. Dũng cảm, gan dạ trước mọi thế lực và âm mưu của kẻ thù

B. Sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc

C. Đem tài năng tri thức sức lực để góp phần xây dựng đất nước đi lên

D. Phấn đấu để làm giầu

Câu 39. Câu nào thể hiện lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên học sinh?

A. Phải biết chơi hết mình, làm hết mình

B. Phải biết hưởng thụ

C. Phải biết làm giầu phấn đấu để có dịa vị

D. Phải nỗ lực học tập, rèn luyên chuẩn bị hành trang cho mình, góp phần xây dựng bảo vệ tổ quốc

Câu 40. Em đồng ý với quan điểm nào sau đây?

A. Được đến đâu hay đến dó

B. Nước đến chân mới nhảy

C. Cống hiến thì nhìn về phía trước, hưởng thụ thì nhìn về phía sau

D. Thân mình, mình lo

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

C

21

B

2

D

22

C

3

C

23

B

4

B

24

D

5

A

25

C

6

C

26

B

7

C

27

A

8

A

28

C

9

C

29

C

10

D

30

A

11

A

31

B

12

D

32

C

13

C

33

A

14

B

34

C

15

B

35

D

16

C

36

C

17

B

37

B

18

C

38

C

19

B

39

D

20

C

40

C

2. Đề số 2

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Phần A. Hãy khoanh tròn một chữ cái in hoa đầu câu trả lời đúng: (1,0 điểm)

1. Việc làm nào thể hiện đức tính chí công vô tư?

A. Làm việc vì lợi ích riêng

B. Chỉ chăm lo cho lợi ích của mình

C. Giải quyết công việc công bằng

D. Dùng tiền bạc của Nhà nước cho việc của gia đình

2. Con vật nào sau đây là biểu tượng của hòa bình?

A. Bồ câu B. Hải âu C. Bồ nông D. Đại bàng

3. Tình hữu nghị giữa Việt Nam với các dân tộc khác trên thế giới là:

A. Quan hệ anh em với các nước gần gũi

B. Quan hệ bạn bè với các nước láng giềng

C. Quan hệ bạn bè, thân thiện với các nước

D. Quan hệ bạn bè với các nước phát triển

4. Câu nào dưới đây thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?

A. Tay làm hàm nhai B. Đủng đỉnh như chỉnh trôi sông

C. Ăn to nói lớn D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Phần B. Nối cột A với cột B sao cho phù hợp (1,0 điểm)

Cột A

Cột B

Nối

1. "Thầy cô như thể mẹ cha

Kính yêu, chăm sóc mới là trò ngoan"

A. Uống nước nhớ nguồn.

 

2. "Bắt giặc phải có gan, chống thuyền phải có sức"

B. Tôn sư trọng đạo.

 

3. "Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba"

C. Yêu nước, dũng cảm.

 

4. "Học, học nữa, học mãi"

D. Yêu thích nghệ thuật dân tộc.

 
 

E. Truyền thống hiếu học

 

Phần C. Trong các biểu hiện dưới đây, biểu hiện nào là năng động, sáng tạo; biểu hiện nào là chưa năng động, sáng tạo? (Đánh dấu X vào ô tương ứng) (1,0 điểm)

Biểu hiện

Năng động, sáng tạo (1)

Chưa năng động, sáng tạo (2)

A. Dám nghĩ dám làm

   

B. Tìm tòi cách giải quyết công việc hiệu quả hơn

   

C. Né tránh công việc khi gặp khó khăn

   

D. Theo kinh nghiệm của người đi trước rồi làm theo

   

II. PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm) Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì? Liên hệ hãy nêu ít nhất 4 di sản văn hóa phi vật thể của nước ta được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Câu 2. (2,0 điểm) Em hãy giải thích, nêu ý nghĩa và suy nghĩ của mình về câu tục ngữ dưới đây:

"Uống nước nhớ nguồn"

Câu 3. (2,0 điểm) Tình huống: Bạn Hoàng lớp em là người giao du rộng. Một hôm bạn ấy rủ em đến quán cà phê, bạn ấy "bật mí" cho em: "Đến đấy có nhiều trò chơi hay lắm, nhất là thấy người sảng khoái, khi uống một viên thuốc màu hồng, không phải là hêrôin đâu, tớ được dùng rồi mà, đi với tớ bạn sẽ biết, tiền nong không thành vấn đề".

Câu hỏi:

a) Trong trường hợp này em sẽ làm gì? Tại sao em làm như vậy?

b) Hành vi của em có thể hiện tính tự chủ và phù hợp với pháp luật không? Vì sao?

ĐÁP ÁN

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)

Phần A

1. C 2. B 3. C 4. D

Phần B:

1 - B 2 - C 3 - A 4 - E

Phần C:

A - (1) B - (1) C - (2) D - (2)

II. PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm)

Câu 1:

- Là những giá trị tinh thần (tư tưởng, đạo đức, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp); 1,0đ

- Hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc; được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 1,0đ

* Liên hệ 4 di sản văn hóa phi vật thể của nước ta được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới:

  • Nhã nhạc cung đình Huế;
  • Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên;
  • Dân ca quan họ Bắc Ninh;
  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương;
  • Đàn ca tài tử Nam Bộ

Câu 2:

- Giải thích nghĩa đen: Khi uống nước phải nhớ rằng nước đó được chảy ra bắt đầu từ nguồn nước nào, không phải tự nhiên mà có để uống. 0,75đ

- Giải thích nghĩa bóng: Những giá trị được hưởng trong hiện tại phải có bắt nguồn từ đâu, để trân trọng và ghi nhận, đền đáp. 0,75đ

- Suy nghĩ, ý nghĩa: nói đến lòng biết ơn, truyền thống tốt đẹp của chúng ta đối với các thế hệ cha ông, dân tộc. 0,5đ

Câu 3:

a) Trong trường hợp này em sẽ: Không đi theo bạn ấy hoặc em đi theo bạn nhưng không dùng viên thuốc màu hồng. Tại vì: Em nghĩ rằng viên thuốc đó là ma túy uống nó có thể gây nghiện...

b) Hành vi của em đã thể hiện tính tự chủ và phù hợp với pháp luật, vì theo em biết sử dụng trái phép chất kích thích gây nghiện có chứa chất ma túy là hành vi vi phạm luật...

3. Đề số 3

Câu 1: “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” câu nói đề cập đến truyền thống nào của dân tộc ta?

A. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

B. Truyền thống uống nước nhớ nguồn.

C. Truyền thống yêu nước.

D. Truyền thống văn hóa.

Câu 2: Câu tục ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về truyền thống nào?

A. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

B. Truyền thống đoàn kết.

C. Truyền thống yêu nước.

D.Truyền thống văn hóa.

Câu 3: Các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được lưu truyền từ đời này sang đời khác là

A. Truyền thống hiếu học.

B. Truyền thống hiếu thảo.

C. Truyền thống cần cù trong lao động.

D. Cả A,B,C.

Câu 4 : Các hành vi vi phạm các chuẩn mực về truyền thống đạo đức là?

A. Con cái đánh chửi cha mẹ.

B. Con cháu kính trọng ông bà.

C. Thăm hỏi thầy cô lúc ốm đau.

D. Giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.

Câu 5: Hành động nào sau đây thể hiện tính kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Yêu mến các làng nghề truyền thống.

B. Tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

C. Giới thiệu với du khách nước ngoài về các lễ hội nổi tiếng.

D. Cả A,B,C.

Câu 6: Hành vi nào sau đây không kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Chê bai các phong tục tập quán từ thời xưa của dân làng.

B. Chê bai người quét rác.

C. Coi thường việc làm chân tay.

D. Cả A,B,C.

Câu 7: Hiện tượng học sinh đánh nhau, lột đồ của bạn trong trường học vi phạm chuẩn mực nào?

A. Vi phạm chuẩn mực đạo đức.

B. Vi phạm kỉ luật.

C. Vi phạm pháp luật.

D. Cả A,B,C.

Câu 8: Câu tục ngữ: Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn nói về truyền thống nào của dân tộc ta?

A. Truyền thống thương người.

B. Truyền thống nhân đạo.

C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

D. Truyền thống nhân ái.

Câu 9: Vào ngày 27/7 – Ngày Thương binh – Liệt sỹ các cơ quan chính quyền, tổ chức tình nguyện thường đến thăm hỏi gia đình thương binh liệt sỹ, bà mẹ việt nam anh hùng. Điều đó thể hiện?

A. Truyền thống đoàn kết của dân tộc.

B. Truyền thống đền ơn đáp nghĩa.

C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

D. Truyền thống nhân ái.

Câu 10: Đôi với các truyền thống tốt đẹp chúng ta cần làm gì?

A. Bảo vệ.

B. Kế thừa.

C. Phát triển.

D. Cả A,B,C.

Câu 11: Những điều được cho là năng động, sáng tạo trong công việc là?

A. Biết sắp xếp công việc của mình sao cho hợp lý.

B. Suy nghĩ để tìm ra cách giải quyết trong công việc hàng ngày.

C. Người năng động, sáng tạo thì càng vất vả.

D. Cả A và B.

Câu 12 : Trong các hành vi dưới đây , hành vi nào thể hiện tính năng động ?

A. Tham gia các hoạt động của lớp và nhà trường đưa ra.

B. Giup đỡ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

C. Tự tin phát biểu trước đám đông.

D. Cả A,B,C

Câu 13 : Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện tính sáng tạo trong công việc?

A. Vứt đồ đặc bừa bãi

B. Biết sắp xếp thời gian học tập, nghỉ ngơi, hoạt động thể dục thể thao hợp lý

C. Đang làm việc này, lại chạy ra làm việc khác

D. Chỉ làm theo những điều được hướng đẫn, chỉ bảo.

Câu 14 : Câu tục ngữ : “Phải biết lấy mềm để thắng cứng. Lấy yếu để thắng mạnh” nói về người như thế nào.

A. Lười làm , ham chơi

B. Chỉ biết lợi cho mình

C. Có tính năng động, sáng tạo

D. Dám nghĩ , dám làm.

Câu 15: Người nông dân nghiên cứu, sáng chế ra máy bóc lạc phục vụ trong sản xuất được gọi là?

A. Năng động, sáng tạo.

B. Tích cực, tự giác.

C. Cần cù, tự giác.

D. Cần cù, chịu khó.

Câu 16: Bạn học sinh A sáng chế ra máy bắt bọ xít và được ứng dụng trong thực tế đạt hiệu quả cao. Việc làm đó thể hiện?

A. A là người năng động, sáng tạo.

B. A là người tích cực.

C. A là người sáng tạo.

D. A là người cần cù.

Câu 17: Đối lập với năng động và sáng tạo là?

A. Làm việc máy móc, không khoa học.

B. Đức tính ỷ lại, phó mặc.

C. Trông chờ vào người khác.

D. Cả A,B,C.

Câu 18: Tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm được gọi là?

A. Năng động.

B. Chủ động.

C. Sáng tạo.

D. Tích cực.

Câu 19: Say mê, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có được gọi là?

A. Sáng tạo.

B. Tích cực.

C. Tự giác.

D. Năng động.

Câu 20: Mối quan hệ giữa năng động và sáng tạo là?

A. Năng động là cơ sở để sáng tạo, sáng tạo là động lực để năng động.

B. Năng động là động cơ để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động.

C. Năng động là mục đích để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động.

D. Năng động là cơ sở để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động.

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

B

21

D

2

A

22

D

3

D

23

D

4

A

24

A

5

D

25

D

6

D

26

A

7

D

27

D

8

A

28

A

9

B

29

A

10

D

30

D

11

D

31

D

12

D

32

D

13

B

33

D

14

C

34

A

15

A

35

A

16

A

36

A

17

D

37

A

18

A

38

A

19

A

39

D

20

A

40

D

4. Đề số 4

Câu 1. Thế nào là hợp tác cùng phát triển?

A. Cùng hoàn thành công việc trong một thời gian nhất định, đạt kết quả cao

B. Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.

C. Lôi kéo nước này để chống lại nước khác

D. Tranh thủ sự giúp đỡ của người khác để hoàn thành công việc của mình

Câu 2. Hợp tác cùng phát triển phải dựa trên cơ sở

A. Bình đẳng, hai bên cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của những người khác.

B. Cùng chung chí hướng

C. Can thiệp vào công việc nội bộ của nhau

D. Cùng trao đổi những kinh nghiệm trong cuộc sống

Câu 3. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây

A. Chỉ nên hợp tác với các nước có cùng chế độ chính trị

B. Đấu tranh chống khủng bố không phải là vấn đề riêng của quốc gia nào

C. Không nhất thiết phải hợp tác với nhiều nước

D. Chỉ cần hợp tác với các nước trong lĩnh vực kinh tế

Câu 4. Hành vi nào dưới đây thể hiện sự hợp tác cùng phát triển

A. Nam tự sưu tầm các tài liệu về bảo vệ di sản văn hóa mà không muốn các bạn trong lớp cùng tham gia

B. Vì học giỏi nên Lan không muốn trao đổi phương pháp học tập với ai

C. Hoa phải mất rất nhiều thời gian khi một mình tự giải quyết các BT khó

D. Lớp 9A và 9C cùng hợp tác trong lao động nên công việc hoàn thành sớm

Câu 5. Sự hợp tác chỉ bền vững và mang lại hiệu quả khi dựa trên cơ sở

A. Một bên phải được lợi

B. Bình đẳng, cùng có lợi

C. Phần đóng góp phải bằng nhau.

D.Tự nguyện và chấp nhận thua thiệt

Câu 6. Trong cuộc sống hàng ngày, hợp tác thể hiện

A. Làm việc vì lợi ích cá nhân

B. Việc ai người ấy làm

C. Làm việc cùng nhau vì mục tiêu chung

D. Làm việc vì lợi ích tập thể

Câu 7. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc

A. Hợp tác với các nước trong khu vực

B. Làm cho thế giới thấy Việt Nam giàu đẹp

C. Tăng cường hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa, các nước trong khu vực và trên thế giới

D. Hợp tác với các tổ chức quốc tế

Câu 8. Hợp tác cùng phát triển dựa trên nguyên tắc

A. Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực

B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau

C. Giải quyết bất đồng và tranh chấp bằng đối đầu

D. Không giải quyết bất đồng và tranh chấp

Câu 9. Ý kiến sai về vấn đề hợp tác?

A. Hợp tác giúp ta vốn, trình độ quản lí, khoa học công nghệ

B. Hợp tác quốc tế để giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu

C. Hợp tác giúp các nước phát triển về mọi mặt

D. Hợp tác là trách nhiệm của các nước giàu đối với các nước nghèo

Câu 10. Nguyên tắc nào sau đây không phải là cơ sở của sự hợp tác giữa các quốc gia

A. Bình đẳng

B. Đôi bên cùng có lợi

C. Không phương hại đến lợi ích của người khác

D. Được quyền can thiệp vào công việc nội bộ của nhau

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

B

21

D

2

A

22

B

3

B

23

B

4

D

24

A

5

B

25

C

6

C

26

C

7

C

27

D

8

B

28

A

9

D

29

A

10

D

30

A

11

B

31

D

12

C

32

C

13

A

33

D

14

A

34

B

15

C

35

D

16

A

36

C

17

A

37

A

18

D

38

D

19

A

39

A

20

B

40

D

5. Đề số 5

Câu 1. Mỗi học sinh phải xác định lí tưởng sống đúng đắn cho mình bằng cách nào?

A. Xây dựng kế hoạch học tập

B. Rèn luyện đạo đức, sức khỏe

C. Thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh lớp 9

D. Xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện đạo đức, sức khỏe thực hiện tốt nhiệm vụ của học sinh lớp 9

Câu 2. Vì sao thanh niên có lí tưởng sống cao đẹp lại rất vẻ vang?

A. Vì là lực lượng nòng cốt, xung kích xây dựng đất nước

B. Vì là người cống hiến hết mình

C. Vì là người suy nghĩ hành động không mệt mỏi để thực hiện lí tưởng của dân tộc

D. Luôn sáng tạo trong lao động và trong hoạt động xã hội

Câu 3. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc thanh niên luôn được xác định là lực lượng.

A. Quyết định

C.Quan trọng

B. Lãnh đạo

D. Nòng cốt

Câu 4. Việc làm nào sau đây biểu hiện rõ trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH- HĐH?

A. Tích cực tham gia các hoạt động chính trị và xã hội

B. Sống, học tập làm việc vì gia đình

C. Học tập rèn luyện toàn diện

D. Dồn hết sức vào việc học tập

Câu 5. Việc làm nào dưới đây biểu hiện sống tầm thường chưa đúng của thanh niên?

A. Vận dụng những điều đã học vào thực tiễn

B. Không sợ khó, không sợ khổ

C. Học tập là quyền của bản thân được đến đâu hay đến đó

D. Luôn sáng tạo trong lao động và trong hoạt động xã hội

Câu 6. Người anh hùng Lý Tự Trọng hi sinh năm bao nhiêu tuổi?

A. 17

C. 20

B. 18

D. 19

Câu 7. Hiện nay một số bạn học sinh ăn chơi đua đòi, thích thể hiện học đòi phong cách. Em có thái độ như thế nào trước những hành vi ấy?

A. Đồng tình ủng hộ

B. Học theo các bạn ấy

C. Không quan tâm để ý

D. Phê phán những hành động không đúng đắn, không phù hợp

Câu 8. Là thanh niên cần làm gì để thực hiện trách nhiệm của mình với đất nước?

A. Đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi quy định

B. Không chấp hành thực hiện lệnh nhập ngũ

C. Thờ ơ trước những việc chung

D. Thoái thác trách nhiệm khi dược giao nhiêm vụ

Câu 9. Để thực hiên CNH-HĐH đất nước cần có một lực lựơng lao động như thế nào?

A. Có trình độ học vấn nhất định

B. Có năng lực ở nhiều lĩnh vực

C. Có học vấn, hiểu biết kỹ thuật, tự giác trong lao động ở mọi lĩnh vực

D. Có năng lực kinh doanh

Câu 10. Việc làm nào dưới đây, biểu hiện lý tưởng sống cao đẹp, đúng đắn của thanh niên?

A. Bị cám dỗ bởi những nhu cầu tầm thường.

B. Luôn khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

C. Dễ thì làm, khó thì bỏ.

D. Thất bại là mẹ của thành công, thành công phải được tôn vinh xứng đáng.

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

D

21

B

2

C

22

A

3

C

23

D

4

A

24

A

5

C

25

D

6

A

26

D

7

D

27

D

8

A

28

A

9

C

29

B

10

B

30

D

11

D

31

D

12

B

32

D

13

B

33

B

14

B

34

C

15

A

35

A

16

B

36

A

17

D

37

D

18

A

38

A

19

C

39

A

20

A

40

A

---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn GDCD 9 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Giảng Võ. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo tư liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF