YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 9 năm 2021 Trường THCS Trần Quý Cáp

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 9 năm 2021 trường THCS Trần Quý Cáp. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em dạng bài tập về phần Đọc-hiểu và Làm văn. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP

ĐỀ THI GIỮA HK2

MÔN: NGỮ VĂN 9

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Phần I: 5,0 điểm

Cho câu thơ:

"Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu".

1. Chép chính xác sáu câu thơ đứng trước hai câu thơ trên để hoàn thành đoạn thơ.

2. Đoạn thơ vừa chép trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

3. Để phân tích đoạn thơ em vừa hoàn thành, một bạn học sinh đã viết câu văn sau:

"Từ cuối hạ sang thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt và sự biến chuyển này đã được tác giả gợi lên bằng những cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm"

Hãy lấy câu văn trên làm câu chủ đề để viết 1 đoạn văn nghị luận theo lối diễn đạt Tổng hợp - Phân tích - Tổng hợp. Đoạn văn có độ dài 10 - 12 câu, trong đoạn văn có sử dụng phép thế. (Gạch chân)

Phần II: 5,0 điểm

Lời tâm tình tha thiết xúc động của nhà thơ Y Phương nói với con được thể hiện trong những câu thơ sau:

"Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng"

(Nói với con - Y Phương)

1. Trong câu thơ:

"Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng"

Các từ rừng, hoa, con đường theo em được hiểu theo những nghĩa nào?

2. Qua những câu thơ trên nhà thơ đã nói với con về những điều gì?

3. Từ những phẩm chất cao đẹp của "người đồng mình" trong văn bản: "Nói với con", em hãy viết 1 đoạn văn ngắn nói lên suy nghĩ của em về phẩm chất và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong thời đại hiện nay?

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần I: 5,0 điểm

1. Chép hoàn chỉnh 8 câu thơ: (1,0 điểm)

2. Nêu đúng tên tác giả: (0,5 điểm); tên tác phẩm: (0,5 điểm)

3. Viết đoạn văn: (3,0 điểm)

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1 (2,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

(SGK Ngữ Văn 9, tập 2)

a) Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Của tác giả nào?

b) Kể tên các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên. Nêu hiệu quả diễn đạt của biện pháp tu từ ở hình ảnh "mặt trời trong lăng".

c) Chép hai câu thơ có hình ảnh "mặt trời" trong một bài thơ mà em đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 9 (ghi rõ tên và tác giả bài thơ).

Câu 2 (3,0 điểm) Suy nghĩ của em về câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách".

Câu 3 (5,0 điểm) Mùa xuân thiên nhiên, đất nước và cảm xúc của Thanh Hải trong đoạn thơ sau:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

---(Để xem đầy đủ những câu hỏi còn lại của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Phần I (5,0 điểm)

Bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương được coi là "một thứ tiếng lòng giản dị, hồn nhiên mà âm vang của nó còn thổn thức lòng người mãi mãi".

(Theo Lê Bảo, Tìm hiểu vẻ đẹp tác phẩm văn học Ngữ văn 9)

1. Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và chép chính xác khổ thơ diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng.

2. Chỉ rõ và cho biết hiệu quả diễn đạt của một hình ảnh ẩn dụ trong khổ thơ em vừa chép.

3. Cho câu văn: Trong bài thơ "Viếng lăng Bác", ngoại cảnh chỉ được miêu tả chấm phá vài nét, còn chủ yếu tác giả bộc lộ tâm trạng, cảm xúc yêu thương, ngưỡng mộ của mình đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Coi câu trên là câu chủ đề, em hãy viết tiếp khoảng 8 đến 10 câu văn để hoàn thành đoạn diễn dịch. Trong đoạn có sử dụng khởi ngữ và phép thế để liên kết câu. (Gạch chân và chú thích)

Phần II (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Bước vào thế kỉ mới, muốn "sánh vai cùng các cường quốc năm châu" thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy, khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới - nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.

(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 28)

1. Đoạn trích trên được rút ra từ văn bản nào? Của ai?

2. Trong đoạn văn, tác giả viết: "Bước vào thế kỉ mới, muốn sánh vai cùng các cường quốc năm châu thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu".

---(Để xem tiếp câu hỏi phần II của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Phần I: Tiếng Việt (2,0 điểm)

Câu 1: Những từ ngữ được gạch chân trong các câu văn sau (Trích từ truyện ngắn “Làng” – Kim Lân, Ngữ văn 9) thuộc thành phần gì?

a, Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.

b, Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?

c, Ồ, sao mà độ ấy vui thế.

d, Ông cứ vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức.

Câu 2:

a, Nêu khái niệm hàm ý.

b, Tìm câu chứa hàm ý trong đoạn trích sau và cho biết nội dung của hàm ý đó.

Mẹ nó nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:

- Vô ăn cơm!

Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:

- Cơm chín rồi!

Anh cũng không quay lại.

Phần II: Đọc - hiểu văn bản (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

"Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo còn bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề”.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

PHẦN I: (7 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

.....”Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những mặt trận. Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh ...”. Đó là dân ca Ý trữ tình giàu có, phải lấy giọng thật trầm. Thích nhiều. Nhưng tôi không muốn hát lúc này.”

(Trích “Những ngôi sao xa xôi”, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục)

Câu 1: Nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên là ai? Đoạn trích giúp em hiểu như thế nào về nhân vật?

Câu 2: Xét về cấu tạo, câu văn cuối của đoạn trích thuộc kiểu câu gì? Việc sử dụng kiểu câu ấy có tác dụng như thế nào?

Câu 3: Trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”, vì sao tác giả sử dụng linh hoạt các đại từ nhân xưng (có lúc xưng “tôi” có khi xưng “chúng tôi”)? Hãy nêu tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ văn THCS có cùng đặc điểm như vậy, ghi rõ tên tác giả.

Câu 4: Bằng một đoạn văn tổng - phân - hợp khoảng 12 câu, em hãy làm rõ tinh thần đồng đội, sự gắn bó thân thiết giữa các thành viên tổ trinh sát mặt đường trong văn bản “Những ngôi sao xa xôi” (Lê Minh Khuê). Trong đoạn có sử dụng một câu ghép và thành phần khởi ngữ. (gạch chân, chú thích rõ).

PHẦN II (3 điểm)

LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN

Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ.”

Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi.”

--(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 9 năm 2021 Trường THCS Trần Quý Cáp. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON