HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 9 năm 2021 trường THCS Mỹ Hóa. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em dạng bài tập về phần Đọc-hiểu và Làm văn. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!
TRƯỜNG THCS MỸ HÓA |
ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. (5đ) Em hãy nêu đặc sắc nghệ thuật trong đoạn trích truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
Câu 2. (5đ) Cảm nhận của em về nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1.
Đặc sắc nghệ thuật:
- Thành công trong lựa chọn ngôi kể: ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật chính. (0.25đ)
→ Câu chuyện sinh động, chân thật, tạo điều kiện để nhân vật bộc lộ tâm hồn, tính cách. (0.25đ)
- Ngôn ngữ kể tự nhiên. Lời kể ngắn phù hợp với không khí khẩn trương nơi chiến trường. (0.25đ)
- Đoạn hồi tưởng trong hòa bình về cuộc sống của nhân vật bên gia đình lời kể chậm rãi. (0.25đ)
- Cốt truyện đơn giản. (0.25đ)
- Thành công trong miêu tả tâm lí và tính cách nhân vật. (0.5đ)
- Nhan đề có ý nghĩa biểu tượng cao. (0.25đ)
Câu 2.
Nhân vật Nhĩ:
- Nhân vật được đặt trong tình huống đầy nghịch lí: cả đời mải mê đặt chân đến những mảnh đất xa xôi khắp nửa vòng trái đất, đến cuối đời khi bị cột chặt trên giường bệnh lại phát hiện ra vẻ đẹp bình dị của mảnh đất quê hương mình; đồng thời thấy được suy tư, chiêm nghiệm của tác giả về cuộc đời. (1đ)
- Trong ánh nhìn của Nhĩ khi cận kề cái chết, quê hương hiện lên với vẻ đẹp thanh bình, đơn sơ nhưng đầy thơ mộng. Đó là bãi cát, là dòng sông, nương ngô hay đóa bằng lăng…lần đầu tiên sau bao nhiêu năm anh chú ý tới. (1đ)
- Những chi tiết tượng trưng cho sự sống của Nhĩ đang cạn dần: bông bằng lăng cuối màu đậm hơn, tảng đất bên bờ sông đổ ụp vào giấc ngủ của Nhĩ lúc gần sáng…(0.5đ)
- Cảm nhận của Nhĩ về vợ: Lần đầu tiên Nhĩ thấy Liên đang mặc tấm áo vá, ngón tay gầy guộc vuốt ve bên vai anh, Nhĩ nhận ra tình yêu thương, tảo tần và hi sinh của vợ, anh hiểu và thêm biết ơn về vợ. (0.5đ)
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Câu 1. Đọc câu thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Ta làm con chim hót”
a. Chép lại chính xác 7 câu thơ tiếp theo. (4đ)
b. Nêu cảm nhận của em về ước nguyện sống cao đẹp của tác giả trong đoạn thơ trên. (6đ)
Câu 2. Trong bài thơ Nói với con, người cha nhắc nhở người con về những đức tính cao đẹp nào của “người đồng mình”. Nêu cảm nhận của em về 4 câu cuối bài thơ:
“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con”
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Câu 1:
Đọc câu thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Ta làm con chim hót”
a. Chép lại chính xác 7 câu thơ tiếp theo:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
b. Nêu cảm nhận của em về ước nguyện sống cao đẹp của tác giả trong đoạn thơ trên.
HS nêu được các ý cơ bản sau:
- 2 đoạn thơ thể hiện ước muốn của tác giả được cống hiến cho đất nước, dân tộc. (0.25đ)
- Những điều nguyện hóa thân của tác giả thật đơn sơ và bình dị, nhỏ nhoi và chân tình: “con chim hót”, “một nhành hoa”, “một nốt trầm xao xuyến” nghệ thuật lặp “Ta làm” thể hiện ước muốn thôi thúc khôn nguôi, (0.25đ)
- Tác giả nguyện hiến dâng cuộc đời mình cho mùa xuân đất nước, góp mùa xuân nho nhỏ của mình hòa vào mùa xuân lớn lao của dân tộc. Tác giả nguyện sẽ mãi mãi được làm việc, được hi sinh, cống hiến cả tuổi thanh xuân lẫn khi về già, mong ước ấy mãi luôn cháy bỏng. (0.5đ)
Câu 2.
- Những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” là:
+ Dễ thương, giàu tình cảm.
+ Thủy chung, gắn bó với quê hương.
+ Hồn nhiên, mạnh mẽ.
+ Bản lĩnh, bền bỉ
+ Mộc mạc, chân chất mà to lớn, kiêu hãnh. (1đ)
---(Đáp án chi tiết câu 2 của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Đề bài: Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai (Làng – Kim Lân) từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến hết truyện. Cảm nhận của em về nét nổi bật trong tính cách của nhân vật đó.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu truyện ngắn Làng và nhân vật ông Hai: nhân vật chính của tác phẩm, kết tinh lòng yêu làng, yêu nước sâu sắc.
b. Thân bài (9đ)
- Tình huống truyện độc đáo thể hiện lòng yêu làng của nhân vật: Ông Hai nghe tin làng mình theo giặc. (1đ)
- Diễn biến tâm trạng từ lúc nghe tin (6đ):
+ Sự xung đột trong nội tâm nhân vật: rất yêu làng nhưng nghe tin làng theo giặc, ông hết sức bất ngờ “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù”.
→ Tình yêu nước vượt lên trên tình yêu làng quê.
Mặc dù vậy, vì yêu làng nên ông càng day dứt, tủi hổ, không thể dứt bỏ tình cảm với làng được.
+ Bị đẩy vào tình huống bế tắc khi bị mụ chủ nhà đuổi đi. Mâu thuẫn nội tâm nhân vật và những giằng xé, bế tắc đòi hỏi cần được giải quyết.
+ Trút lòng tâm sự với đứa con nhỏ. Đoạn văn diễn tả cảm động nỗi lòng của ông Hai với cách mạng, với kháng chiến, đất nước, quê hương... Thực chất ở lời tâm sự đó là lời tự nhủ với mình, giãi bày nỗi lòng mình:
- Ông yêu làng tha thiết.
- Thủy chung với cách mang, với kháng chiến mà biểu tượng là Cụ Hồ. tình cảm ấy bền chặt, thiêng liêng
+ Khi làng được minh oan, tin về làng ông được ông chủ tịch cải chính: ông vui mừng, hớn hở: “Tây nó đốt nhà tôi rồi, đốt nhẵn”.
- Nét nổi bật trong tính cách nhân vật chính là tình yêu làng, yêu quê hương đất nước. (1đ)
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Phần I: Đọc hiểu văn bản (4đ)
Cho đoạn văn :“Cần tạo cho trẻ em cơ hội tìm, biết được nguồn gốc lai lịch của mình và nhận thức được giá trị của bản thân trong một môi trường mà các em thấy là nơi nương tựa an toàn thông qua gia đình hoặc những người khác trông nom các em tạo ra. Phải chuẩn bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hôi tự do. Cần khuyến khích trẻ em ngay từ lúc còn nhỏ tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội.”
(Theo SGK Ngữ văn 9 học kì I -NXB GD Việt Nam)
1/ Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Thuộc phần nào của văn bản?
2/ Đoạn văn có câu “Phải chuẩn bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hôi tự do”. Theo em hiểu “một cuộc sống có trách nhiệm” của trẻ em là gì ?
3/ Nhận thức được tầm quan trọng của chăm sóc và bảo vệ trẻ em Đảng, nhà nước ta đã thể hiện sự quan tâm bằng những việc làm nào? (kể 2-3 việc làm cụ thể).
4/ Từ những nhiệm vụ đặt ra cho mọi người trong đoạn văn. Liên hệ với bản thân em, nếu chứng kiến ở đâu đó trong cuộc sống những hành vi ngược đãi, bạo hành đối với trẻ em, lúc ấy em sẽ làm gì?
Phần II. Tập làm văn (6,0 điểm) Giới thiệu về chiếc quạt giấy - một đồ vật gần gũi trong cuộc sống con người.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
Phần I. Đọc – Hiểu văn bản (3 đ)
1/ Đoạn văn trích trong văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền đựợc bảo vệ và phát triển của trẻ em.” (0,25 đ)
Đoạn văn thuộc phần cuối của văn bản (phần nhiệm vụ). (0,25 đ)
2/ Em hiểu “một cuộc sống có trách nhiệm” của trẻ em là:
Trẻ em tự ý thức được các suy nghĩ, hành động, việc làm của mình một cách đúng đắn theo chuẩn mực đạo đức xã hội. Biết tự điều chỉnh bản thân, biết yêu thương chia sẻ… với người khác, không chỉ sống cho riêng mình mà còn cho gia đình, xã hội. (0,5đ)
3/ Những việc làm của Đảng, nhà nước ta:
xây dựng những nhà văn hóa thiếu nhi, những làng trẻ S0S, những trường học, bệnh viện nhi, tổ chức cho trẻ vui tết trung thu hàng năm, vui ngày quốc tế 1/6….(0,5đ)
4/ Bản thân em nếu chứng kiến đâu đó trong cuộc sống những hành vi ngược đãi, bạo hành đối với trẻ em, lúc ấy em sẽ:
- Lên tiếng đấu tranh, giải thích cho họ hiểu đó là hành vi vi phạm quyền trẻ em (0,5đ)
- Gọi những người xung quanh đến can thiệp. (0,5đ)
- Tìm cách báo cho chính quyền địa phương gần nhất. (0,5đ)
-> Học sinh có thể có cách xử lí phù hợp vẫn cho điểm .
---(Để xem đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu 1. Những yếu tố cơ bản nào đã tạo nên tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du? (3đ)
Câu 2. Hãy chép 8 câu thơ cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Truyện Kiều –Nguyễn Du) và chỉ ra bốn bức tranh tâm cảnh trong đoạn thơ đó? (3đ)
Câu 3. Trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, Nguyễn Đình Chiểu đã gửi gắm quan niệm về người anh hùng qua hai câu thơ cuối. Em hãy chép ra hai câu thơ ấy và cho biết đó là quan niêm gì?
Hiện nay, có rất nhiều người vô cảm trước những điều bất bình xảy ra trước mắt. Nếu gặp phải tình huống tương tự như trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga em sẽ hành động như thế nào? (4đ)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
Câu 1:
- Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống văn chương, nghệ thuật( cha làm tới chức tể tướng, anh tra làm thượng thư trong triều, gia đình nhiều đời làm quan…)
- Không chỉ là người có tài năng thiên bẩm, Nguyễn Du còn có vốn văn hóa dồi dào vì ông là người am hiểu sâu sắc văn hóa dân tộc và văn hóa Trung Hoa.
- Ông sống vào thời đại đầy bão táp, trải qua nhiều thăng trầm trong những năm tháng vất vả ấy, ông đã tích lũy được vốn sống phong phú, thấu hiểu được những nỗi đau đớn, bất hạnh của nhân dân, ông chia sẻ với họ bằng tấm lòng nhân hậu của mình.
Câu 2:
+ Nàng nhớ tới thân phận lưu lạc, trong lòng trỗi
dậy nỗi nhớ cha mẹ, nhớ quê hương da diết.
+ Gợi nỗi nhớ người yêu. Nàng đã không cò tự chủ được thân phận, mặc cho số phận đưa đẩy.
+ Gợi tâm tâm trạng bi ai trước cuộc sống vô vị tẻ nhạt.
+ Cảm giác hãi hùng, ghê sợ trước cơn tai biến dữ dội.
* Đây là đoạn thơ tả cảnh ngụ tình hay nhất của Truyện Kiều. Cảnh vật như thấm đẫm nỗi lòng, tâm trạng của nhân vật.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 9 năm 2021 Trường THCS Mỹ Hóa. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !