YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Tân Tạo

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Tân Tạo. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em học sinh các bài tập trắc ngiệm, ôn tập lại kiến thức chương trình môn Hóa học. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS TÂN TẠO

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 9

NĂM HỌC 2021-2022

 

Đề số 1

Câu 1. Cho các chất sau: H2O, Na2O, CO2, CuO và HCl. Số cặp chất phản ứng được với nhau là:

A. 4

B. 5

C. 6

D. 3

Câu 2. Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam một oxit kim loại hóa trị II cần dùng hết 10 gam dung dịch HCl 21,9%. Xác định công thức hóa học của oxit trên.

A. FeO

B. CaO

C. MgO

D. CuO

Câu 3. Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, CO, SO2 lội qua dung dịch nước vôi trong (dư), khí thoát ra là:

A. CO

B. CO2

C. SO2

D. CO2 và SO2

Câu 4. Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là:

A. Fe, Cu, Mg

B. Zn, Fe, Cu

C. Zn, Fe, Al.

D. Fe, Zn, Ag

Câu 5. Dãy chất nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím chuyển sang xanh

A. NaOH, Ca(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)2

B. Ca(OH)2, Mg(OH)2, NaOH, Ba(OH)2

C. Fe(OH)2, Mg(OH)2, NaOH, Ba(OH)2

D. Ba(OH)2, Ca(OH)2, NaOH, KOH

Câu 6. Có 4 ống nghiệm đựng các dung dịch: Ba(NO3)2, KOH, HCl, (NH4)2CO3. Dùng thêm hóa chất nào sau đây để nhận biết được chúng?

A. Quỳ tím

B. Dung dịch phenolphtalein

C. CO2

D. Dung dịch NaOH

Câu 7. Cho một khối lượng bột sắt dư vào 200 ml dung dịch HCl. Phản ứng xong thu được 2,24 lít khí (đktc). Nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng là:

A. 1M

B. 0,1M

C. 2M

D. 0,2M

Câu 8. Dung dịch axit clohiđric tác dụng với sắt tạo thành:

A. Sắt (II) clorua và khí hiđrô

B. Sắt (III) clorua và khí hiđrô

C. Sắt (II) Sunfua và khí hiđrô

D. Sắt (II) clorua và nước

Câu 9. Cho sơ đồ chuyển hóa 

X → Y → Z → X

X, Y, Z có thể là

A. Na, Na2O, Na2O

B. P2O5, H3PO4, Ca3(PO4)2

C. BaCl2, BaSO4, BaO

D. SO2, Na2SO3, BaSO3

Câu 10. Cho 6,4 gam Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư. Thu được V lít khí SO2 (đktc). Giá trị của V là:

A. 2,24

B. 4,48

C. 3,36

D. 6,72

Câu 11. Một phần lớn vôi sống được dùng trong công nghiệp luyện kim và làm nguyên liệu cho công nghiệp hóa học. Công thức hóa học của vôi sống là:

A. Na2O

B. CaCO3

C. CaO

D. Ca(OH)2

Câu 12. Cặp chất nào dưới đây không tổn tại trong cùng một dung dịch

A. HCl và NaOH

B. KCl và HCl

C. Ba(OH)2 và H2SO4

D. KOH và H2SO4

Câu 13. Dung dịch KOH phản ứng với dãy oxit:

A. CO2; SO2; P2O5; Fe2O3

B. Fe2O3; SO2; SO3; MgO

C. P2O5; CO2; Al2O3; SO3

D. P2O5; CO2; CuO; SO3

Câu 14. Để nhận biết dung dịch KOH và dd Ba(OH)2 ta dùng thuốc thử là:

A. Phenolphtalein

B. Quỳ tím

C. dung dịch H2SO4

D. dung dịch HCl

Câu 15. NaOH có tính chất vật lý nào sau đây?

A. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, ít tan trong nước

B. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt

C. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh và không tỏa nhiệt

D. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, không tan trong nước, không tỏa nhiệt.

Câu 16. Dãy các bazơ không bị phân hủy ở nhiệt độ cao:

A. Mg(OH)2, NaOH, Ca(OH)2, KOH

B. Cu(OH)2, Fe(OH)2, Ca(OH)2, Mg(OH)2

C. Ca(OH)2, Ba(OH)2, KOH, NaOH

D. Zn(OH)2, Ca(OH)2, KOH, NaOH

Câu 17. Cho phương trình phản ứng:

Na2CO3+ 2HCl → 2NaCl + X + H2O X là:

A. CO

B. CO2

C. H2

D. Cl2

Câu 18. Trường hợp nào sau đây có phản ứng tạo sản phẩm là chất kết tủa màu xanh?

A. Cho Cu vào dung dịch AgNO3

B. Cho Zn vào dung dịch AgNO3.

C. Cho dung dịch KOH vào dung dịch FeCl3.

D. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4.

Câu 19. Ứng dụng nào dưới đây không phải là ứng dụng của NaCl

A. Chế tạo thuốc nổ đen

B. Gia vị và bảo quan thực phẩm

C. Làm nguyên liệu sản xuất NaOH

D. Làm nguyên liệu cơ bản cho nhiều ngành công nghiệp hóa chất.

Câu 20. X là một chất rắn ở dạng bột, có các tính chất: không tan trong nước; tác dụng được với dung dịch HCl; bị nhiệt phân hủy. X là

A. NaCl

B. CaCO3

C. BaSO4

D. Ca(HCO3)2

Câu 21. Hòa tan hỗn hợp CaCO3 và CaCl2 vào 100 ml dung dịch HCl vừa đủ sinh ra 448 lít khí (đktc). Nồng độ mol của dung dịch axit đã dùng là.

A. 0,5M

B. 0,4M

C. 1,5M

D. 2M

Câu 22. Một người làm vườn đã dùng 1kg ure CO(NH2)2 để bón rau. Khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng bón cho rau là:

A. 466,7 gam

B. 233,3 gam

C. 4667 gam

D. 2333 gam

Câu 23. Nguyên tố có tác dụng kích thích cây trồng ra hoa, làm hạt ở thực vật là:

A. Magie

B. Kali

C. Nitơ

D. Lưu huỳnh

Câu 24. Oxit khi tan trong nước làm giấy quỳ chuyển thành màu đỏ là

A. MgO

B. P2O5

C. K2O

D. CaO

Câu 25. Hòa tan hoàn toàn 21,6 gam hỗn hợp A gồm Fe, FeO và FeCO3 vào V lít dung dịch HCl 0,4M thấy thoát ra hỗn hợp khí B có tỉ khối B có tỉ khối hơi so với He bằng 7,5 và tạo thành 31,75 gam muối clorua. Thành phần % khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu.

A. 12,96%

B. 33,33%

C. 53,71%

D. 87,04%

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1B

2B

3A

4C

5D

6A

7A

8A

9D

10C

11B

12A

13C

14C

15B

16C

17B

18D

19A

20B

21B

22A

23B

24B

25B

Đề số 2

Câu 1. Dãy oixt nào dưới đây khi hòa tan trong nước thu được dung dịch axit?

A. CaO SO2, CO2, SO3

B. P2O5, SO3, N2O5, CO2

C. CO, SO2, FeO, Cl2O7

D. NO, Al2O3, P2O5, SO2

Câu 2. Cho dãy bazo sau: KOH, NaOH, Mg(OH)2, Cu(OH)2, Fe(OH)2, Al(OH)3. Số chất trong dãy không bị nhiệt phân hủy là:

A. 3

B. 2

C. 4

D. 1

Câu 3. Diêm tiêu có nhiều ứng dụng quan trong như: chế tạo thuốc nổ đen, làm phân bón, cung cấp nguyên tố nito và kali cho cây trồng,... Công thức hóa học của diêm tiêu là: 

A. KNO3

B. KClO3

C. NaNO3

D. NaNO2

Câu 4. Loại phân đạm nào dưới đây có hàm lượng nito cao nhất?

A. Kali nitrat

B. Amini sunfat

C. Ure

D. Amoni nitrat

Câu 5. Dãy gồm các chất tác dụng được với Na2CO3 trong dung dịch là:

A. H2SO4, KOH và KNO3

B. HCl, KOH và SO2

C. H2SO4, Ca(OH)2 và MgCl2,

D. KOH, SO2 và KNO3

Câu 6. Chỉ dung dịch HCl có thể phân biệt được các dung dịch:

A. KOH, KHCO3, Na2CO3

B. KOH, Na2CO3, AgNO3

C. Na2SO4, Na2SO3, NaNO3

D. KOH, Na2CO3, AgNO3

Câu 7. Để làm sạch khí N2 từ hỗn hợp khí N2 và CO2, có thể dùng chất nào sau đây?

A. H2SO4

B. Ca(OH)2

C. NaHSO3

D. CaCl2

Câu 8. Trong các dãy oxit dưới đây, dãy nào thỏa mãn điều kiện tất cả các oxit đều phản ứng với axit clohiđric?

A. CuO, Fe2O3, CO2

B. CuO, P2O5, Fe2O3

C. CuO, SO2, BaO

D. CuO, BaO, Fe2O3

Câu 9. Cho 1,82 gam hỗn hợp MgO và Al2O3 tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch H2SO4 0,2M. Thành phần % khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp là:

A. 43,96% và 56,04%

B. 56,33% và 43,67%

C. 27,18% và 72,82%

D. 53,63% và 46,37%

Câu 10. Oxit được dùng làm chất hút ẩm (chất làm khô) trong phòng thí nghiệm là:

A. CuO

B. ZnO

C. PbO

D. CaO

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 25 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1B

2B

3A

4C

5C

6D

7B

8C

9A

10D

11B

12C

13C

14D

15A

16A

17A

18A

19B

20A

21C

22C

23B

24B

25A

Đề số 3

ĐỀ BÀI

Câu 1 (2 điểm). Nêu các tính chất hóa học của bazơ? Mỗi tính chất minh họa bằng một phản ứng hóa học?

Câu 2 (2 điểm). Cho các chất sau: CaO, SO2, HCl, NaOH, P2O5, H2S, Na2O, Ca(OH)2.

Hãy cho biết chất nào thuộc oxit bazơ, oxit axit, bazơ, axit, muối.

Câu 3 (2 điểm). Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các dung dịch sau chứa trong lọ mất nhãn: HCl, KOH, Na2SO4, KCl.

Câu 4 (2 điểm). Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau: 

S → SO2  SO3  H2SO4 → MgSO4

Câu 5 (2 điểm). Hòa tan 9,2g hỗn hợp gồm: Mg và MgO vào dung dịch HCl vừa đủ. Sau phản ứng thu được 1,12 lít khí ở đktc.

a) Viết các phương trình hóa học xảy ra.

b) Tính khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp ban đầu.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 4

Câu 1: Viết phương trình hóa học hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau:

Na → Na2O → NaOH → NaCl → NaOH → Na2SO3 → SO2.

Câu 2:

a. Trình bày phương pháp hóa học phân biệt 3 dung dịch riêng biệt đựng trong lọ mất nhãn là: KOH, KNO3, KCl. Viết phương trình hóa học minh họa.

b. Có những loại phân bón hóa học: NH4NO3; Ca(H2PO4)2

- Hãy cho biết tên hóa học các loại phân bón trên.

- Nguyên tố hóa học nào có trong phân bón NH4NO3. Tính thành phần phần trăm nguyên tố dinh dưỡng có trong phân bón NH4NO3.

Câu 3: Cho 500 gam dung dịch BaCl2 tác dụng hoàn toàn với 100 gam dung dịch H2SO4 có nồng độ 19,8%. Sau phản ứng thu được kết tủa A và dung dịch B.

a. Viết phương trình hóa học xảy ra.

b. Tính khối lượng kết tủa A tạo thành.

c. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch B.

Câu 4: Nung một tấn đá vôi có thành phần chính là CaCO3 đến khi phản ứng kết thúc thu được 448kg vôi sống. Viết phương trình hóa học và tính hiệu suất sau khi nung.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 5

Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)

Câu 1. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit tác dụng được với nước?

A. CaO, CuO, SO3, Na2O.

B. CaO, N2O5, K2O, CuO.

C. Na2O, BaO, N2O, FeO.

D. SO3, CO2, BaO, CaO.

Câu 2. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit tác dụng được với dung dịch HCl?

A. CaO, Na2O, SO2

B. FeO, CaO, MgO

C. CO2, CaO, ZnO 

D. MgO, CaO, NO

Câu 3. Oxit bazơ nào sau đây được dùng để làm khô nhiều nhất?

A. CuO

B. FeO

C. CaO

D. ZnO

Câu 4. Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?

A. Ag, Fe, Mg

B. Fe, Cu, Al

C. Al, Mg, Zn

D. Zn, Cu, Mg

Câu 5. Để làm sạch khí O2 có lẫn tạp chất là khí CO2 và khí SO2 có thể dùng chất nào dưới đây?

A. Ca(OH)2

B. CaCl2

C. NaHSO3

D. H2SO4

Câu 6. Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 vào ống nghiệm đựng Cu(OH)2 thấy?

A. Cu(OH)2 không tan

B. Cu(OH)2 tan dần, dung dịch không màu.

C. Cu(OH)2 tan dần, dung dịch màu xanh lam và có khí bay ra

D. Cu(OH)2 tan dần, dung dịch có màu xanh lam.

Câu 7. Chất nào dưới đây không tác dụng được với axit H2SO4 đặc, nguội

A. Cu

B. Al

C. Mg

D. Zn

Câu 8. Dung dịch kiềm không có những tính chất hóa học nào sau đây?

A. Làm quì tím chuyển sang màu xanh

B. Tác dụng với axit

C. Tác dụng với dung dịch oxit axit

D. Bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit bazơ

Câu 9. Cặp chất có thể tồn tại được trong cùng một dung dịch là

A. NaCl và NaOH

B. KOH và H2SO4

C. Ca(OH)2 và HCl

D. NaOH và FeCl2

Câu 10. Loại phân đạm có hàm lượng nitơ cao nhất là

A. (NH4)2SO4

B.NH4NO3

C.CO(NH2)2

D.NH4Cl

Câu 11. Dãy gồm các phân bón hóa học đơn là

A. KCl, NH4Cl, (NH4)2SO4 và Ca(H2PO4)2

B. KCl, KNO3, Ca3(PO4)2 và Ca(H2PO4)2

C. K2SO4, NH4NO3, (NH4)3PO4 và Ca(H2PO4)2

D. KNO3, KCl, NH4H2PO4 và K2SO4.

Câu 12. Cho các chất: SO2, NaOH, MgCO3, CaO và HCl. Số cặp chất phản ứng được với nhau là

A. 2

B. 4

C. 3

D. 5

Phần II: Tự luận (7 điểm)

Câu 1:

a/ Cho các chất sau: CaO, SO2, HCl, NaOH, P2O5, H2SO3, Na2O, Ca(OH)2.

Hãy cho biết chất nào thuộc oxit bazơ, oxit axit, bazơ, axit, muối?

b/ Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau: 

SO2 SO3 H2SO4 MgSO4

Câu 2: Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: HCl, NaOH, Na2SO4, NaCl.

Câu 3: Biết 8 (gam) CuO phản ứng vừa đủ với 200 gam dung dịch axit clohiđric. 

a) Tính khối lượng muối có trong dung dịch thu được sau phản ứng. 

b) Tính nồng độ phần trăm dung dịch axit cần dùng. 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ phần đáp án của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Tân Tạo. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON