YOMEDIA

Bộ 4 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Trần Khai Nguyên

Tải về
 
NONE

Mời các em học sinh cùng tham khảo Bộ 4 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Trần Khai Nguyên có đáp án dưới đây nhằm giúp các em nắm được cấu trúc đề thi tuyển vào lớp 10. Từ đó, các em sẽ có sự chuẩn bị chu đáo cho kì thi của mình tốt nhất. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS TRẦN KHAI NGUYÊN

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Con trai của mẹ, con đã bao giờ nhìn thấy sự cầu cứu dâng lên trong ánh mắt của những bệnh nhân và gia đình họ chưa? Họ đã luôn nhìn mẹ như vậy để mong chờ được cứu sống. Vì vậy mà hơn ai hết, mẹ hiểu được nỗi đau và sự tra tấn họ đang phải chịu đựng...

Mẹ yêu con tới 100%, nhưng thời gian mà mẹ dành cho con không thể là 100% được. Dù biết sự nguy hiểm trong công việc này, nhưng mẹ luôn cảm nhận được sự mất mát đáng sợ mà dịch bệnh để lại, vì thế mà mẹ có mong muốn cả đời của mẹ là loại bỏ những điều đó.

Xin lỗi con trai, hãy nghĩ rằng cuộc chia li nắng ngủi của ta sẽ làm nên tiếng cười của hàng triệu gia đình con nhé. Đây là điều mà trách nhiệm của những người bác sĩ như mẹ nên làm. Khi dịch bệnh qua đinh, hứa sẽ ở bên con nhiều nhất có thể, con hiểu ý mẹ mà, phải không?

(Trích Bức thư của nữ bác sĩ gửi con trai là bệnh viện Vũ Hán gây bão mạng, www.vietnamnet.vn, 01/02/2010)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. (0.5 điểm)

Câu 2: Vị bác sĩ đã cảm nhận được niềm tha thiết sống của bệnh nhân qua đâu? (0.5 điểm)

Câu 3: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa câu “Mẹ yêu con tới 100%, nhưng thời gian mà mẹ dành cho con không thể là 100% được”? (1.0 điểm)

Câu 4:

a) Nêu yêu cầu của phương châm hội thoại lịch sự. Chỉ ra câu văn trong văn bản tuân thủ phương châm lịch sự. (0.5 điểm)

b) Trong vai trò người con, em hãy đặt 01 câu tuân thủ phương châm lịch sự thể hiện nhận thức tích cực của bản thân đối với cách ứng xử của mẹ. (0.5 điểm)

II. LÀM VĂN: (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về vấn đề: Cho đi cũng là hạnh phúc.

Câu 2: (5.0 điểm)

Phân tích đoạn trích sau, trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Truyện Kiều) – Nguyễn Du.

“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm"

(Ngữ văn 9, Tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam 2010, tr 93-94)

Liên hệ hai câu thơ đặc tả vẻ đẹp riêng của Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều và xét ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của tác giả.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I- Đọc hiểu

Câu 1: PTBĐ chính là tự sự

Câu 2: Qua ánh mắt tha thiết, tràn ngập khao khát sống luôn nhìn chăm chú vào bác sĩ của chính bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

Câu 3: Câu nói đó giúp em hiểu được vị trí, tình thế và những tình cảm của người bác sĩ cũng là một người mẹ. Người mẹ ấy yêu con mình vô cùng, thế nhưng vì công việc, vì hạnh phúc, tính mạng của những người khác, mẹ không thể không tạm xa con. Để hoàn thành nhiệm vụ đối với người dân và tổ quốc.

Câu 4:

a-Yêu cầu của phương châm hội thoại lịch sự là: ta cần thể hiện sự tôn trọng, tế nhị, lịch thiệp đối với đối tượng giao tiếp của mình

Câu văn đáp ứng yêu cầu này:

Xin lỗi con trai ... gia đình con nhé!

Khi dịch bệnh qua đi ... phải không?

II. LÀM VĂN: (7.0 điểm)

Câu 1:

Giới thiệu vấn đề nghị luận: Cho đi cũng là hạnh phúc.

Bàn luận

- Cho chính là sự san sẻ, giúp đỡ, yêu thương xuất phát từ tâm, từ tim của một người. Dù “cho” rất nhỏ, nhất đời thường nhưng đó là cả một tấm lòng đang quý.

- Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc tích cực của con người, có được khi họ có được niềm vui, thỏa mãn từ một việc gì đó.

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

- Trời ơi, chỉ còn có năm phút:

Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.

(Trích Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long SGK Ngữ văn 9, tập một . NXBGDVN, 2016)

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên

Câu 2. Trong đoạn văn trên có các nhân vật nào? Vì sao anh thanh niên giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ còn nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy?

Câu 3. Các nhân vật đã gặp nhau trong hoàn cảnh đặc biệt nào? Qua đó, nêu dụng ý nghệ thuật của nhà văn.

Câu 4. Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích trên (khoảng 3 đến 5 câu). Trong phần trình bày, có thành phần cảm thán. Gạch chân hoặc viết lại thành phần cảm thán đó,

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ vấn đề được gợi ra ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về giá trị của thời gian.

Câu 2. (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy quanh lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao

Ðất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Ðất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.

(Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, SGK Ngữ văn 9, tập hai, NXB GDVN, 2016)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. Đọc hiểu

Câu 1. Các phương thức biểu đạt : tự sự, biểu cảm, miêu tả.

Câu 2. Trong đoạn văn trên có các nhân vật: anh thanh niên, ông họa sĩ, cô kĩ sư.

Anh thanh niên giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ còn nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy bởi thời gian gặp gỡ đã đến hồi kết, ông họa sĩ và cô kĩ sư phải trở lại chuyến xe để tiếp tục hành trình.

Câu 3. Các nhân vật đã gặp nhau trong hoàn cảnh đặc biệt: là cuộc gặp gỡ tình cờ, bất ngờ không báo trước.

Nghệ thuật: qua lời thuật lời của người thứ ba khiến cho câu chuyện trở lên lạc quan, khách quan hơn.

Câu 4. Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích ta thấy được:

+ Tổ chức, sắp xếp công việc một cách khoa học, thường xuyên đọc sách để mở mang kiến thức và làm phong phú đời sống tinh thần.

+ Cởi mở, chân thành, sống giàu tình cảm, khiêm tốn và thành thực

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (3,0 điểm).

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Phong phanh ngực trần

dẻo dai vững bền

đan nhau che bão tố

nên cột nên kèo, nên ngàm nên đố

tre ăn đời ở kiếp với người nông dân

Trong trắng lòng, xanh cật, săn gân

ngay thẳng cùng trời cuối đất

thương nhau mắt nhìn không chớp

ân tình xòe những bàn tay

(Theo Nguyễn Trọng Hoàn, Lũy tre, Tam ca, NXB Hội Nhà văn, 2007, tr. 9-10)

a. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.

b. Chỉ ra các từ ngữ miêu tả đặc điểm của cây tre có trong đoạn thơ.

c, Tìm và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong những dòng thơ sau:

Trong trắng lòng, xanh cát, săn gân

ngay thẳng cùng trời cuối đất

thương nhau mắt nhìn không chớp

ân tình xòe những bàn tay.

d. Ba dòng thơ:

Phong phanh ngực trần

dẻo dai vững bền

đan nhau che bão tố

gợi cho em liên tưởng tới những phẩm chất tốt đẹp nào của con người Việt Nam?

Câu 2 (2,0 điểm).

Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tinh thần đoàn kết trong cuộc sống con người.

---(Để xem tiếp những câu hỏi còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

(1)"...Không nhất thiết bạn phải tăng người khác những món quà đắt tiền hay Pháp
quá nhiều thời gian hoặc công sức để đem lại niềm vui cho người khác. Có rất nhiều cách để khiến cho người khác cảm thấy vui. Một tấm thiệp xinh xắn được gửi đến một cách bất ngờ cho một người quen của bạn, một bình hoa hải trong vườn đặt lên bàn ăn của gia đình, hay đơn giản hơn, chỉ cần một nụ cười thân thiện của bạn với đồng nghiệp vào mỗi sáng đến công sở,..Cũng có thể, những gì bạn làm cho người khác, tưởng chừng như đơn giản, lại chính là biểu hiện của 1 ứng xử văn hóa tốt đẹp, của một tinh thần vì cộng đồng: mang giúp hành lí nặng, nhường ghế trên xe buýt hay tham gia làm việc tình nguyện tại trại trẻ khuyết tật,...

(2) Chẳng có hành động nào trong số những hành động trên là tầm thường, nhỏ nhặt! Chính vì chúng quá đỗi bình thường nên chúng ta ít khi chịu để ý đến. Bạn cứ thử thực hành trong cuộc sống hàng ngày mà xem, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy hiệu quả tác động của chúng lên cuộc sống của bạn và của người khác kì diệu đến nhường nào. “Hạnh phúc như là nước hoa, ban không thể vẩy lên người khác mà không làm vương vài giọt lên chính mình” (Bernard Shaw)”.

(Trích “Hạnh phúc không khó tìm” - M.J.Ryan)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0,5 điểm)

Câu 2. Xác định câu chủ đề ở đoạn (1). (0,5 điểm)

Câu 3. Tìm trong đoạn (1) những hành động đơn giản làm nên hạnh phúc. (0,5 điểm)

Cân 4. Xác định và nêu hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Hạnh phúc như là nước hoa, bạn không thể vẩy lên người khác mà không làm vương vài giọt lên chính mình”. (0,75 điểm)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Phần I: Đọc hiểu

Câu 1: Nghị luận

Câu 2:

Có rất nhiều cách để khiến người khác cảm thấy vui

Câu 3:

- Một tấm thiệp xinh xắn được gửi đến bất ngờ cho 1 người bạn

- Một bình hoa hái trong vườn đặt lên bàn ăn của gia đình

- Một nụ cười thân thiện dành cho đồng nghiệp vào mỗi sáng đến công sở

Câu 4:

BPTT: so sánh (so sánh hạnh phúc và nước hoa)

Tác dụng: giúp hình ảnh trở nên sống động, hấp dẫn, gợi hình gợi cảm hơn; giúp hình ảnh hạnh phúc vốn mông lung trở nên rõ ràng hơn, nó như một thứ hương thơm ngọt ngào, dễ dàng lan tỏa, bám lấy tâm hồn mỗi người. Khi bạn làm cho người khác hạnh phúc thì bạn cũng sẽ nhận được niềm hạnh phúc như thế. Vì vậy, đừng ngần ngại lan tỏa yêu thương và hạnh phúc.

Câu 5:

Em đồng ý. Bởi vì mỗi người có cảm nhận về hạnh phúc khác nhau. Và hạnh phúc là một thứ cảm giác khi được yêu thương, quan tâm, thân thiết... chứ không phải cảm giác về sự đủ đầy vật chất. Thế nên khi ta thực sự quan tâm, yêu thương một ai, thì dù là những hành động nhỏ bé, món quà đơn giản cũng khiến họ cảm thấy hạnh phúc. Bởi chính tiểu tiết mới tạo nên niềm vui lớn lao.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Trần Khai Nguyên. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF