YOMEDIA

Bộ 4 đề thi thử THPT QG môn Vật lý năm 2019 có đáp án chi tiết

Tải về
 
NONE

HOC247 xin gửi đến các em tài liệu Bộ 4 đề thi thử THPT QG môn Vật lý năm 2019 có đáp án chi tiết. Hy vọng đây sẽ là một tài liệu quan trọng, giúp các em rèn luyện được kĩ năng giải bài tập , chuẩn bị thật tốt kiến thức để làm bài thi đạt hiệu quả cao. 

ADSENSE

BỘ 4 ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2019 MÔN VẬT LÝ

1. Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn Vật lý trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm lần 1

Câu 1:Quang phổ liên tục của một vật

          A. phụ thuộc vào nhiệt độ của vật nóng sáng.        B. phụ thuộc vào bản chất của vật nóng sáng.

          C. phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của vật nóng sáng.D. không phụ thuộc vào nhiệt độ của vật nóng sáng.

Câu 2:Bắn 1 hạt proton có khối lượng mp vào hạt nhân 73Li đứng yên. Phản ứng tạo ra 2 hạt nhân X giống hệt nhau và có khối lượng mx bay ra có cùng độ lớn vận tốc và cùng hợp với phương ban đầu của proton 1 góc 450. Tỉ số độ lớn vận tốc của hạt X và hạt proton là:

          A. √2mp/mX                   B. mp/mX           

        C. 2mp/mX                          D. mp/(√2mX)

Câu 3:Hiện tượng giao thoa ánh sáng là một bằng chứng thực nghiệm quan trọng khẳng định ánh sáng

          A. không có tính chất sóng lẫn tính chất hạt.         B. có tính chất hạt

          C. có cả tính chất sóng và tính chất hạt                  D. có tính chất sóng

Câu 5:Một chất điểm có khối lượng 500 g đang dao động điều hòa trên trục Ox. Phương trình vận tốc của chất điểm là v = 8πcos(2πt + π/6) cm/s. Lấy gần đúng π2 = 10. Biểu thức lực kéo về của dao động là

          A. F = 0,32cos(2πt + π/6) N.                  B. F = 0,8cos(2πt – π/6) N.

          C. F = 0,8sin(2πt – π/6) N.                 D. F = 0,8sin(2πt – 5π/6) N.

Câu 6:  Con lắc đơn có khối lượng m = 200 (g), khi thực hiện dao động nhỏ với biên độ A = 4 cm thì có chu kỳ là T = π (s). Cơ năng của con lắc là

          A. E = 64.10–5 J            B. E = 10–3 J                     

C. E = 35.10–5 J                 D. E = 26.10–5 J

Câu 8:Ba tụ điện giống nhau cùng điện dung C ghép song song với nhau thì điện dung của bộ tụ là:

          A. C               B. C/3                      C. 3C                                 D. 2C

Câu 9:Một lăng kính có có chiết quang A = 60o. Khi ở trong không khí thì góc lệch cực tiểu là 30o. Khi ở một chất lỏng trong suốt có chiết suất x thì góc lệch cực tiểu là 4o. Giá trị của x là:

          A. 2                   B. 1,5              C. 1,33                               D. 1,8

Câu 10:  Trong hiện tượng giao thoa sóng nước, hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 20 cm dao động điều hòa cùng pha, cùng tần số f = 40 Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 1,2 m/s. Xét trên đường tròn tâm A, bán kính AB, điểm nằm trên đường tròn dao động với biên độ cực đại cách xa đường trung trực của AB nhất một khoảng bằng bao nhiêu ?

          A. 26,1 cm                    B. 9,1 cm                           C. 9,9 cm                           D. 19,4 cm

Câu 11:Cho chất quang dẫn là Si có giới hạn quang dẫn là 1,11 µm. Tính công thoát electron của hiện tượng quang dẫn theo đơn vị eV ?

          A. 1,11 eV.                   B. 1,02 eV.                        C. 1,12 eV.                        D. 1,21 eV.

Câu 12:Hạt nhân phóng xạ tia βbiến thành một hạt nhân X, dùng một mẫu X nói trên và quan sát trong 30 ngày, thấy nó phóng xạ α và biến đổi thành đồng vị bền Y, tỉ số . Xác định chu kỳ bán rã của X?

          A. 138 ngày.                 B. 238 ngày.                     

C. 127 ngày.                      D. 142 ngày.

Câu 13:Một dung dịch hấp thụ bức xạ có bước sóng 0,3 μm và phát ra bức xạ có bước sóng 0,52μm. Người ta gọi hiệu suất của sự phát quang là tỉ số giữa năng lượng ánh sáng phát quang và năng lượng ánh sáng hấp thụ. Số photon bị hấp thụ dẫn đến sự phát quang chiếm tỉ lệ là 1/5 của tổng số photon chiếu tới dung dịch. Hiệu suất của sự phát quang của dung dịch là :

          A. 15,70 %               B. 7,50 %                 C. 26,82 %                        D. 11,54 %

Câu 14:Công thoát êlectron của một kim loại là A = 1,76 eV. Cho h = 6,625.10–34 Js; c = 3.108 m/s; và e = 1,6.10–19 C . Giới hạn quang điện của kim loại này có giá trị là

          A. 706 nm.                    B. 547 nm.                         C. 559 nm.                         D. 736 nm.

Câu 15:  Mạch dao động ở lối vào của một máy thu thanh gồm một cuộn cảm có độ tự cảm có thể biến thiên và một tụ điện có điện dung 20 nF. Lấy c = 3.108 m/s. Để thu sóng có bước sóng từ 25 m đến 50 m thì độ tự cảm của cuộn dây phải được điều chỉnh trong khoảng giá trị

          A. từ 8,8 nH đến 35,2 nH.                   B. từ 8,8 nH đến 17,6 nH.

          C. từ 8,8 pH đến 17,6 pH.               D. từ 8,8 pH đến 35,2 pH.

Câu 16:  Một con lắc dao động tắt dần. Cứ sau mỗi chu kì, biên độ giảm 2%. Phần năng lượng của con lắc bị mất đi trong một dao động toàn phần là:

          A. 6,36%                       B. 4,5%.                 C. 3,96%                           D. 9,81%

Câu 17:  Hai dao động điều hòa cùng phương có phương trình lần lượt là x1 = 4cos(πt – π/6) cm và x2 = 4cos(πt – π/2) cm. Dao động tổng hợp của hai dao động này có biên độ là

          A. 4√3 cm                     B. 2√2 cm              C. 2√3 cm                          D. 2√7 cm

Câu 18:Cho khối lượng của prôtôn; nơtron; ; lần lượt là: 1,0073u; 1,0087u; 39,9525u; 6,0145 u và 1u = 931,5 MeV/c2. So với năng lượng liên kết riêng của hạt nhân  thì năng lượng liên kết riêng của hạt nhân  

          A. lớn hơn một lượng là 5,20 MeV.                       B. nhỏ hơn một lượng là 3,42 MeV.

          C. lớn hơn một lượng là 3,42 MeV.                       D. nhỏ hơn một lượng là 5,20 MeV.

Câu 19:Một khung dây mang dòng điện I đặt trong từ trường đều, mặt phẳng khung dây chứa các đường cảm ứng từ, khung có thể quay xung quanh một trục 00' thẳng đứng nằm trong mặt phẳng khung (Hình vẽ). Kết luận nào sau đây là đúng?

          A. lực từ tác dụng lên các cạnh triệt tiêu nhau làm cho khung dây đứng cân bằng

          B. lực từ tác dụng lên các cạnh đều bằng không

          C. lực từ gây ra mômen có tác dụng làm cho khung dây quay quanh trục 00'

          D. lực từ tác dụng lên cạnh NP & QM bằng không

Câu 20:  Đặt một hiệu điện thế không đổi Uo = 6 V lên tụ điện có điện dung C = 50 μF. Điện tích trên bản dương của tụ và năng lượng điện trường tích lũy trong vùng không gian giữa hai bản tụ có giá trị lần lượt là

          A. q = 1,2 mC; Eđ = 7,2 mJ.            B. q = 1,2 mC; Eđ = 3,8 mJ.

          C. q = 0,6 mC; Eđ = 7,2 mJ.                  D. q = 0,3 mC; Eđ = 0,9 mJ.

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --} 

BẢNG ĐÁP ÁN

1.A

2.D

3.D

4.D

5.D

6.A

7.A

8.C

9.C

10.A

11.C

12.A

13.D

14.A

15.A

16.C

17.A

18.C

19.C

20.D

21.B

22.D

23.B

24.A

25.D

26.D

27.C

28.B

29.D

30.B

31.C

32.D

33.C

34.D

35.B

36.B

37.D

38.D

39.D

40.A

 

 

2. Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn Vật lý trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm lần 2

Câu 1:Giới hạn quang điện của Cu là 0,30 µm. Ánh sáng có bước sóng nào sau đây không thể gây ra hiện tượng quang điện đối với Cu ?

          A. 0,1 µm               B. 0.3 µm                 C. 0,4 µm                          D. 0,2 µm

Câu 2:Tương tác giữa các nuclôn tạo thành hạt nhân là tương tác

          A. mạnh.                    B. yếu.                  C. điện từ.                         D. hấp dẫn.

Câu 3:Nguồn gốc phát ra tia hồng ngoại là

          A. các vật có nhiệt độ lớn hơn 0 K                         B. ống rơnghen 

          C. sự phân huỷ hạt nhân                     D. mạch dao động LC với f lớn

Câu 4:  Dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, khác pha ban đầu là dao động điều hòa có

          A. chu kỳ bằng tổng các chu kỳ của hai dao động thành phần.

          B. biên độ bằng tổng các biên độ của hai dao động thành phần.

          C. pha ban đầu phụ thuộc vào biên độ và pha ban đầu của hai dao động thành phần.

          D. tần số bằng tổng các tần số của hai dao động thành phần.

Câu 5:  Một con lắc lò xo dao động điều hòa và vật đang chuyển động từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì

          A. năng lượng của vật đang chuyển hóa từ thế năng sang động năng

          B. cơ năng của vật tăng dần đến giá trị lớn nhất

          C. thế năng của vật tăng dần nhưng cơ năng của vật không đổi

          D. thế năng tăng dần và động năng giảm dần

Câu 6:Năng lượng cần thiết để giải phóng một electron liên kết thành electron tự do là A thì bước sóng dài nhất của ánh sáng kích thích gây ra được hiện tượng quang dẫn ở chất bán dẫn đó được xác định từ công thức

          A. hA/c                   B. c/(hA)                   C. A/(hc)                           D. hc/A

Câu 8:Hiện tượng giao thoa sóng ánh sáng chỉ xảy ra khi hai nguồn ánh sáng là hai nguồn

          A. kết hợp                     B. đơn sắc                         

C. có cùng cường độ sáng        D. cùng màu sắc

Câu 9:Một mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện, mối quan hệ về pha của u và i trong mạch là

          A. u và i ngược pha nhau.                       B. u sớm pha hơn i góc π/2.

          C. i sớm pha hơn u góc π/2.                       D. u và i cùng pha với nhau.

Câu 10:  Khi phân tích về hiện tượng cảm ứng điện từ, ta phát hiện ra

          A. điện từ trường.         B. điện trường.                  C. điện trường xoáy.         D. từ trường.

Câu 11:Con lắc đơn chiều dài l = 0,5 m, m = 100 g dao động ở nơi có g = 9,8 m/s2 với biên độ góc ban đầu 0,14688 rad . Cho biết trong quá trình dđ con lắc chịu tác dụng của lực cản 0,002 N, số dao động và quãg đường mà vật đi được:

          A. 2,64 m, 18 dd          B. 4,08 m, 12 dd               C. 2,08 m, 12 dd               D. 4,08 m, 18 dd

Câu 12:Nếu tia phản xạ và tia khúc xạ vuông góc với nhau, mặt khác góc tới bằng 600 thì chiết suất tỉ đối giữa môi trường khúc xạ và môi trường tới là:

          A. 0,71.             B. 0,58.                   C. 1,33.                              D. 1,73.

Câu 13:  Một con lắc đơn gồm dây treo có độ dài ℓ = 28 cm và một vật nhỏ, treo tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,81 m/s2. Kích thích để vật dao động quanh vị trí cân bằng. Cho góc quét của dây treo trong quá trình dao động là 12o. Biết lúc t = 0, dây treo của con lắc ở vị trí –3o so với phương thẳng đứng và vật đang chuyển động theo chiều âm. Phương trình ly độ góc hoặc li độ dài của chất điểm là

          A. α = 6cos(5,92t + 2π/3) (o).                       B. α = 12cos(5,92t – 2π/3) (o).

          C. x = 5,86cos(5,92t + π/3) cm.                  D. x = 2,93cos(5,92t + π/3) cm.

Câu 14:  Đặt một hiệu điện thế không đổi Uo = 15 V lên tụ điện có điện dung C = 200 μF. Điện tích trên bản dương của tụ và năng lượng điện trường tích lũy trong vùng không gian giữa hai bản tụ có giá trị lần lượt là

          A. q = 3 mC; Eđ = 22,5 mJ.                       B. q = 1,2 mC; Eđ = 7,2 mJ.

          C. q = 0,3 mC; Eđ = 2,25 mJ.                D. q = 0,12 mC; Eđ = 0,72 mJ.

Câu 15:Suất điện động của một a cquy là 3V , lực lạ đã dịch chuyển một lượng điện tích đã thực hiện một công là 6mJ. Lượng điện tích dịch chuyển khi đó là :

          A. 1, 8. 10-3 C               B. 0. 5. 10-3 C                    C. 2. 10-3 C                        D. 18. 10-3 C

Câu 16:  Một nguồn phát sóng cơ dao động theo phương trình u = 4cos(4πt – π/4) cm. Biết dao động tại hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng cách nhau 0,5 m có độ lệch pha là π/3. Tốc độ truyền của sóng đó là:

          A. 6,0 m/s                     B. 2,0 m/s                          C. 1,5 m/s                          D. 1,0 m/s

Câu 17:Theo tiên đề của Bo, khi êlectron trong nguyên tử hiđrô chuyển từ quỹ đạo L sang quỹ đạo K thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng λ21, khi êlectron chuyển từ quỹ đạo M sang quỹ đạo L thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng λ32 và khi êlectron chuyển từ quỹ đạo M sang quỹ đạo K thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng λ31. Biểu thức xác định λ31

          A. λ31 = λ32 – λ21.          B. λ31 = λ32λ21/(λ2132)     

C. λ31 = λ32 + λ21.               D. λ3132λ21/(λ2132)

Câu 18:Cho đoạn mạch không phân nhánh RLC có R = 100 Ω, cuộn dây có thuần cảm có độ tự cảm L = 1,59 (H), tụ điện có điện dung C = 31,8 (µF). Đặt vào hai đầu mạch điện một dòng điện xoay chiều có tần số f thay đổi được có điện áp hiệu dụng là 200 V. Khi điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây đạt giá trị cực đại thì tần số f có giá trị là

          A. f = 44,696 Hz.         B. f = 23,6 Hz.                  C. f = 21,34 Hz                 D. f = 148,2 Hz.

Câu 19:  Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Thời gian ngắn nhất để năng lượng điện trường tăng từ giá trị bằng một nửa giá trị cực đại đến giá trị cực đại 2.10-4 s. Thời gian ngắn nhất để điện tích trên tụ giảm từ giá trị cực đại về 0 là

          A. 4.10-4 s.                    B. 12.10-4 s.                       C. 3.10-4 s.                         D. 6.10-4 s.

Câu 20:  Hiệu điện thế giữa anốt và catốt của một ống Rơnghen là 25 kV. Biết độ lớn điện tích electron là 1,6.10–19 C, vận tốc ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s, và hằng số Plăng là 6,625.10–34 J.s. Bỏ qua động năng ban đầu của êlectrôn. Tần số lớn nhất của tia Rơnghen do ống phát ra là

          A. 6,625.1018 Hz.          B. 4,65.1016 Hz.                 C. 6,04.1018 Hz.                D. 5,625.1017 Hz.

Câu 21:Một  nguồn điện có điện trở trong 0, 2  được mắc với điện trở 10  thành một mạch kín. Khi đó hiêu điện thế giữa hai cực của  nguồn là 10V. Suất điện động của  nguồn là:

          A. 14 V                  B. 10 V                     C. 10, 2 V                          D. 12 V

Câu 22:  Công suất cực đại của một loa phát thanh là 3,14 W. Biết cường độ âm chuẩn I0 = 10-12 W/m2. Nếu cứ truyền được khoảng cách 1 m năng lượng âm bị giảm 5% , thì khi mở to hết cỡ, mức cường độ âm ở khoảng cách 8 m là

          A. 90,5 dB             B. 98 dB                C. 91,94 dB               D. 94,1 dB

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --} 

BẢNG ĐÁP ÁN

1.C

2.A

3.A

4.C

5.A

6.D

7.D

8.A

9.C

10.C

11.A

12.D

13.A

14.A

15.C

16.A

17.D

18.B

19.A

20.C

21.C

22.D

23.B

24.D

25.D

26.A

27.D

28.D

29.D

30.C

31.D

32.B

33.D

34.B

35.B

36.D

37.D

38.D

39.C

 

 

 

3. Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn Vật lý trường THPT Trần Hưng Đạo lần 3

Câu 1:Giả sử ban đầu có Z prôtôn và N nơtron đứng yên, chưa liên kết với nhau, khối lượng tổng cộng là m0, khi chúng kết hợp lại với nhau để tạo thành một hạt nhân thì có khối lượng m. Gọi W là năng lượng liên kết và c là vận tốc ánh sáng trong chân không. Biểu thức nào sau đây luôn đúng?

          A. m < m0.                    B. W = 0,5(m0 – m)c2        C. m > m0                          D. m = m0

Câu 2:Nguyên tử hydro bị kích thích ở trạng thái dừng ứng với quỹ đạo P sau đó chuyển về các quỹ đạo bên trong thì có thể phát ra bao nhiêu photon khác nhau:

          A. 12                   B. 10                   C. 6                         D. 15

Câu 3:Chọn phát biểu sai khi nói về tia hồng ngoại.

          A. Tia hồng ngoại dùng để chữa bệnh còi xương.  B. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ

          C. Tia hồng ngoại được sử dụng chủ yếu để sấy khô, sưởi ấm và chụp ảnh trong đêm tối

          D. Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt

Câu 4:  Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số 50 Hz, có biên độ lần lượt là 8 cm và 6 cm và cùng pha nhau thì dao động tổng hợp có biên độ và tần số lần lượt là

          A. A = 10 cm và f = 50 Hz.                       B. A = 10 cm và f = 100 Hz.

          C. A = 14 cm và f = 50 Hz.                  D. A = 14 cm và f = 100 Hz.

Câu 5:  Chọn phát biểu sai về sự biến đổi năng lượng của một chất điểm dao động điều hòa với chu kỳ T, tần số f ?

A. Cơ năng biến thiên tuần hoàn với tần số f’ = 2f.

B. Thế năng biến thiên tuần hoàn với chu kỳ T’ = T/2.              

C. Tổng động năng và thế năng là một số không đổi.            

D. Động năng biến thiên tuần hoàn với tần số f’ = 2f.

Câu 6:  Hai sợi dây có chiều dài ℓ và 1,5ℓ. Cố định 2 đầu và kích thích để chúng phát âm. Sóng âm của chúng phát ra sẽ có

          A. cùng âm sắc .           B. cùng âm cơ bản.           

C. cùng độ cao.                 D. cùng một số họa âm.

Câu 7:Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng

          A. giải phóng electron khỏi kim loại bằng cách đốt nóng.

          B. giải phóng electron khỏi một chất bằng cách bắn phá ion.

          C. bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại khi bị chiếu sáng.

          D. giải phóng electron ra khỏi mối liên kết trong chất bán dẫn khi bị chiếu sáng.

Câu 8:Sắp xếp nào sau đây là đúng về sự tăng dần quãng đường đi được của các hạt trong không khí?

          A. β, γ, α                  B. γ, β, α                  C. α, γ, β                     D. α, β, γ

Câu 9:Một mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn thuần cảm, mối quan hệ về pha của u và i trong mạch là

          A. u và i ngược pha nhau.                       B. i sớm pha hơn u góc π/2.

          C. u sớm pha hơn i góc π/2.                 D. u và i cùng pha với nhau.

Câu 10:  Trong các đại lượng đặc trưng cho dòng điện xoay chiều sau đây, đại lượng nào không dùng giá trị hiệu dụng?

          A. Suất điện động.        B. Cường độ dòng điện.   

C. Công suất.                    D. Điện áp.

Câu 11:Đồng vị có thể phân phân hạch khi hấp thụ một nơtrôn chậm là

          A. 23992U.                       B. 23892U.                            C. 23492U.                           D. 23592U.

Câu 12:  Con lắc đơn dài có chiều dài ℓ = 1 m đặt ở nơi có g = π2 m/s2. Tác dụng vào con lắc một ngoại lực biến thiên tuần hoàn với tần số f = 2 Hz thì con lắc dao động với biên độ Ao. Tăng tần số của ngoại lực thì biên độ dao động của con lắc

          A. Giảm.                       B. Tăng.                    C. Tăng lên rồi giảm.         D. Không đổi.

Câu 13:Một vật dao động điều hoà trên trục Ox, theo phương trình x = 5cos(2πt + π/3) cm. Quãng đường vật đi trong khoảng thời gian từ lúc t1 = 2 s đến t2 = 4,75 s là .

          A. 55 cm.                      B. 50 cm.                C. 46,83 cm.                      D. 56,83 cm.

Câu 14:  Mạch dao động gồm cuộn dây cảm thuần có độ tự cảm 1 H và tụ điện có điện dung C . Tần số góc dao động riêng của mạch bằng 104 rad/s. Để tần số góc dao động riêng của mạch là 5.103 rad/s, thì cần phải ghép thêm tụ điện có điện dung C như thế nào vào mạch và có điện dung bằng bao nhiêu?

          A. Ghép song song C1 = 30 nF với C .                   B. Ghép song song C1 = 10/3 nF với C

          C. Ghép nối tiếp C1 = 30 nF với C .                       D. Ghép nối tiếp C1 = 10/3 nF với C .

Câu 15:Chọn câu trả lời đúng Đặt hai điện tích điểm q1 = - 4. 10-6C,  q2 = 10-6C tại hai điểm A, B cách nhau 8cm. Xác đị nh vị trí M tại đó cường độ điện trường bằng không

          A. M trên A B , cách A 10 cm , cách B 18cm        B. M trên A B , cách A 18 cm , cách B 10cm

          C. M trên A B , cách A 16 cm , cách B 8cm          D. M trên A B , cách A 8 cm , cách B 16cm

Câu 16:Hạt nhân 21084Po đang đứng yên thì phân rã α và biến đổi thành hạt nhân 20682Pb . Coi khối lượng của các hạt nhân 20682Pb xấp xỉ bằng số khối của chúng (theo đơn vị u). Sau phân rã, tỉ số động năng của hạt nhân Pb và hạt α là

          A.  103 : 4                     B. 4 : 103                       C. 103 : 2                           D. 2 : 103

Câu 17:  Một nguồn O phát sóng cơ dao động theo phương trình uO = 2cos(20πt + π/3) (trong đó u tính bằng đơn vị mm, t tính bằng đơn vị s). Xét sóng truyền theo một đường thẳng từ O đến điểm M với tốc độ không đổi 1m/s. Trong khoảng từ O đến M có bao nhiêu điểm dao động cùng pha với dao động tại nguồn O? Biết M cách O một khoảng 45cm.

          A. 4                   B. 3                              C. 2                                    D. 5

Câu 18:Công thoát êlectron của một kim loại là A = 1,56 eV. Cho h = 6,625.10–34 Js; c = 3.108 m/s; và e = 1,6.10–19 C . Giới hạn quang điện của kim loại này có giá trị là

          A. 607 nm.                    B. 559 nm.                         C. 796 nm.                         D. 257 nm.

Câu 19:Cho mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều có biểu thức u = U√2cos(ωt)V, tần số dòng điện thay đổi được . Khi tần số dòng điện là f0 = 50 Hz thì công suất tiêu thụ trên mạch là lớn nhất. Khi tần số dòng điện là f1 hoặc f2 thì mạch tiêu thụ cùng công suất là P. Biết rằng f1 + f2 = 145 Hz (với f1 < f2), tần số f1, f2 có giá trị lần lượt là

          A. f1 = 50 Hz; f2 = 95 Hz.                           B. f1 = 20 Hz; f2 = 125 Hz.

          C. f1 = 25 Hz; f2 = 120 Hz.                        D. f1 = 45 Hz; f2 = 100 Hz.

Câu 20:  Khung dao động LC(L = const). Khi mắc tụ C1 = 18 F thì tần số dao động riêng của khung là f0. Khi mắc tụ C2 thì tần số dao động riêng của khung là f = 2f0. Tụ C2 có giá trị bằng

          A. C2 = 4,5 F.             B. C2 = 4 F.                     C. C2 = 36 F.                   D. C2 = 9 F.

Câu 21:Tần số lớn nhất trong chùm bức xạ phát ra từ ống Culitzơ là 4.1018 Hz. Cho các hằng số cơ bản: h = 6,625.10-34 Js, e = -1,6.10-19 C . Hiệu điện thế giữa hai cực của ống bằng:

          A. 16,7 V                      B. 16,4 kV                  C. 16,6 kV                         D. 16,5 kV

Câu 22:  Trên một sợi dây dài 2 m đang có sóng dừng với tần số 100 Hz, người ta thấy ngoài 2 đầu dây cố định còn có 3 điểm khác luôn đứng yên. Vận tốc truyền sóng trên dây là

          A. 60 m/s.              B. 100 m/s.               C. 80 m/s.                    D. 40 m/s.

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --} 

BẢNG ĐÁP ÁN

1.A

2.D

3.A

4.C

5.A

6.D

7.D

8.D

9.C

10.C

11.D

12.A

13.D

14.A

15.C

16.D

17.A

18.C

19.B

20.A

21.C

22.B

23.C

24.D

25.B

26.A

27.D

28.A

29.D

30.D

31.D

32.D

33.C

34.B

35.B

36.B

37.D

38.C

39.A

 

 


4. Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn Vật lý trường THPT Chuyên tỉnh Hà Giang lần 2

Câu 1:Một hạt nhân có số khối A ban đầu đứng yên, phát ra hạt α với vận tốc V. lấy khối lượng các hạt nhân theo đơn vị khối lượng nguyên tử u bằng số khối của chúng. Độ lớn vận tốc của hạt nhân con là:

          A. V/(A-4)                    B. 4V/(A+4)                      C. V/(A+4)                        D. 4V/(A-4)

Câu 2:  Trong hiện tượng giao thoa sóng của hai nguồn kết hợp A, B ngược pha, điều kiện để tại điểm M cách các nguồn d1, d2 dao động với biên độ cực đại là

          A. d2 – d1 = (2k + 1)λ/2.                  B. d2 – d1 = kλ/2               

C. d2 – d1 = kλ            D. d2 – d1 = (2k + 1)λ/4.

Câu 3:  Một con lắc dao động tắt dần. Cứ sau mỗi chu kì, biên độ giảm 3%. Phần năng lượng của con lắc bị mất đi trong một dao động toàn phần là

          A. 4,5%.                        B. 3%           C. 6%                                D. 9%

Câu 4:  Cho hai chất điểm dao động điều hòa cùng phương với phương trình lần lượt là x1 = 2cos(4πt + π/6) cm và x2 = 2sin(4πt - π/3). Kết luận nào dưới đây là đúng?

A. Hai dao động ngược pha nhau.                         

B. Dao động thứ nhất sớm pha hơn dao động thứ hai góc π/6.   

C. Dao động thứ hai trễ pha hơn dao động thứ nhất góc π/3.                         

D. Hai dao động vuông pha

Câu 5:Hạt nhân nguyên tử  có cấu tạo gồm

          A. Z prôton và A nơtron                                         B. Z nơtron và A prôton

          C. Z prôton và (A – Z) nơtron                                D. Z nơtron và (A + Z) prôton

Câu 6:Dòng điện xoay chiều qua điện trở thuần biến thiên điều hoà cùng pha với điện áp giữa hai đầu điện trở trong trường hợp nào?

          A. Mạch chỉ chứa điện trở thuần R.                        B. Trong mọi trường hợp.

          C. Mạch RLC không xảy ra cộng hưởng điện.       D. Mạch RLC xảy ra cộng hưởng điện.

Câu 7:Chọn phát biểu sai khi nói về tia hồng ngoại?

          A. Tia hồng ngoại có màu hồng                              B. Cơ thể con người có thể phát ra tia hồng ngoại

          C. Tia hồng ngoại được dùng để sấy khô một số loại nông sản

          D. Tia hồng ngoại có tần số nhỏ hơn tần số ánh sáng nhìn thấy

Câu 8:Một trong các phản ứng xảy ra trong lò phản ứng là:  với m là số nơtron, m bằng:

          A. 10                      B. 8                       C. 4                             D. 6

Câu 9:  Để có sóng dừng xảy ra trên một sợi dây đàn hồi với hai đầu dây có một đầu cố định và một đầu tự do thì chiều dài của dây phải bằng

          A. một số nguyên lần phần tư bước sóng.              B. một số lẻ lần một phần tư bước sóng.

          C. một số nguyên lần nửa bước sóng.                    D. một số nguyên lần bước sóng.

Câu 10:Tại điểm S trên mặt nước yên tĩnh có nguồn dao động điều hoà theo phương thẳng với tần số ƒ. Khi đó, mặt nướchình thành hệ sóng đồng tâm. Tại 2 điểm M, N cách nhau 5 cm trên đường thẳng đi qua S luôn dao động ngược pha . Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 80 cm/s và tần số dao động của nguồn có giá trị Trong khoảng từ 46 đến 64 Hz. Tìm tần số dao động của nguồn?

          A. ƒ = 56 Hz.                B. ƒ = 48 Hz.                     C. ƒ = 55 Hz.                     D. ƒ = 50 Hz.

Câu 11:  Một con lắc lò xo có m = 200 (g) dao động điều hoà theo phương đứng. Chiều dài tự nhiên của lò xo là ℓo = 30 cm. Lấy g =10 m/s2. Khi lò xo có chiều dài 28 cm thì vận tốc bằng không và lúc đó lực đàn hồi có độ lớn 2 N. Năng lượng dao động của vật là

          A. E = 0,08 J                 B. E = 0,1 J                        C. E = 1,5 J                       D. E = 0,02 J

Câu 12:  Trong mạch LC lý tưởng đang có dao động điện từ. Biết điện dung của tụ điện bằng 100 µF. Biểu thức năng lượng điện trường trên tụ điện là Ed = 22,5cos(4000πt + 2π/3) + 22,5 (nJ). Biểu thức điện tích tức thời trên tụ là

          A. q = 3cos(2000πt + π/3) µC .                    B. q = 3cos(2000πt + 2π/3) µC .

          C. q = 3cos(2000πt - π/3) µC .                    D. q = 3cos(2000πt - 2π/3) µC .

Câu 13:Tụ điện có điện dung 2μF có khoảng cách giữa hai bản tụ là 1cm được tích điện với  nguồn điện có hiệu điện thế 24V. Cường độ điện trường giữa hai bản tụ bằng:

          A. 2, 4V                        B. 24 000V/m                    C. 2400V/m                       D. 24V/m

Câu 14:Một ánh sáng đơn sắc màu đỏ có tần số 4,2. 1014 Hz được truyền từ chân không vào một chất lỏng có chiết suất là 1,8 đối với ánh sáng này. Trong chất lỏng trên, ánh sáng này có

          A. màu tím và tần số 7,56. 1014 Hz.                        B. màu đỏ và tần số 2,33. 1014 Hz.

          C. màu đỏ và tần số 4,2. 1014 Hz.                           D. màu vàng và tần số 4,2. 1014 Hz.

Câu 15:Một con lắc lò xo gồm vật nặng khối lượng 100 (g) và lò xo có độ cứng 40 N/m treo thẳng đứng. Vật dao động điều hòa với biên độ A = 2 cm. Lấy g = 10 m/s2. Lực cực tiểu tác dụng vào điểm treo là:

          A. Fmin = 1 N.               B. Fmin = 1,2 N.                 C. Fmin = 0 N.                    D. Fmin = 0,2 N.

Câu 16:Cho biết công thoát electron của hiện tượng quang dẫn đối với chất quang dẫn PbSe là 4.10-20 J. Giới hạn quang dẫn của PbSe là

          A. 0,9 µm.                     B. 5,65 µm.                        C. 4,97 µm.                       D. 0,82 µm.

Câu 17:Coi nguyên tử lượng của một nguyên tử tính theo đơn vị u đúng bằng số khối của nó. Biết 1u = 1,66055.10–27 kg. Số hạt proton và neutron có trong 50 g khí 4018Ar là

          A. 1,135.1025 proton và 1,656.1025 neutron.           B. 1,355.1025 proton và 1,266.1025 neutron.

          C. 1,726.1025 proton và 1,438.1025 neutron.           D. 1,355.1025 proton và 1,656.1025 neutron.

Câu 18:Hiệu điện thế giữa anôt và katôt của một ống rơnghen là 12kV, cường độ qua ống là 20mA . Có 90% của động năng êlectron biến thành nhiệt làm nóng anôt. Bỏ qua động năng của các êlectron khi bứt ra khỏi katôt. Lấy e = 1,6.10-16 C . Nhiệt lượng mà anôt nhận được trong thời gian 20 phút bằng:

          A. 12,96KJ                       B. 265,1KJ                     C. 314,6KJ   D. 259,2KJ                                  

Câu 19:Năng lượng tối thiểu để bứt êlectrôn ra khỏi một kim loại là 3,55 eV. Cho h = 6,625.10-34 Js; c = 3.108 m/s; e = - 1,6.10-19 C . Giới hạn quang điện của kim loại đó là:

          A. 0,35 μm           B. 0,55 μm                         C. 0,3 μm                          D. 0,5 μm

Câu 20:  Một mạch dao động LC có điện trở thuần bằng không gồm cuộn dây thuần cảm (cảm thuần) và tụ điện có điện dung C . Trong mạch có dao động điện từ tự do (riêng) với tần số f. Khi mắc nối tiếp với tụ điện trong mạch trên một tụ điện có điện dung C/3 thì tần số dao động điện từ tự do (riêng)của mạch lúc này bằng:

          A. 2f.                            B. f/4.                                C. 4f.                                 D. f/2.

Câu 21:  Một thanh thép AB mảnh, thẳng, dài 12 cm, đầu A bị kẹp chặt. Nếu giữ chặt đầu B và gõ vào thanh thép thì âm phát ra có tần số f1. Nếu thả đầu B tự do và gõ vào thanh thép thì âm phát ra có tần số f2 sai khác với f1 một khoảng bằng 320 Hz. Tốc độ truyền âm trên thanh thép bằng

          A. 189 m/s.                   B. 153,6 m/s.                     C. 151 m/s.                        D. 120 m/s.

Câu 22:Một khung dây dẫn hình chữ nhật ABCD có các cạnh AB = 10cm, BC = 20cm, đặt trong từ trường đều, mặt phẳng khung song song với các đường cảm ứng từ. Mômen lực từ tác dung lên khung bằng 0,02N.m, biết dòng điện chạy qua khung bằng 2A . Độ lớn cảm ứng từ là:

          A. 0,05T                        B. 0,2T              C. 0,5T                   D. 5T

BẢNG ĐÁP ÁN

1.D

2.A

3.C

4.A

5.C

6.B

7.A

8.D

9.B

10.A

11.A

12.A

13.C

14.C

15.D

16.C

17.A

18.D

19.A

20.A

21.B

22.C

23.D

24.D

25.D

26.B

27.D

28.D

29.A

30.D

31.D

32.D

33.C

34.B

35.D

36.C

37.C

38.B

39.D

40.D

 

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --} 

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi thử THPT QG môn Vật lý năm 2019 có đáp án chi tiết. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi THPT QG sắp tới.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF