Nhằm giúp các em học sinh lớp 12 có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị cho kì thi HK2 sắp tới. HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 3 đề thi HK2 môn GDCD 12 năm 2023-2024 có đáp án trường THPT Bình Phú gồm phần đề và đáp án giải chi tiết, giúp các em ôn tập, rèn luyện kĩ năng làm đề môn GDCD 12. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em đạt kết quả học tập tốt!
TRƯỜNG THPT BÌNH PHÚ |
ĐỀ THI HK2 MÔN: GDCD 12 NĂM HỌC: 2023-2024 (Thời gian làm bài: 45 phút) |
Đề số 1
Câu 1: Công dân có nghĩa vụ thực hiện kế hoạch hóa gia đình; xây dựng quy mô gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc bền vững là nội dung được quy định trong
A. Luật Hôn nhân gia đình và Pháp lệnh dân số.
B. Hiến pháp và Luật Hôn nhân gia đình.
C. Pháp lệnh dân số.
D. Hiến pháp và Pháp lệnh dân số.
Câu 2: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của:
A. Mọi cơ quan đoàn thể.
B. Riêng cán bộ kiểm lâm.
C. Mọi tổ chức, cá nhân.
D. Cán bộ công chức Nhà nước.
Câu 3: Pháp luật trừng phạt nghiêm khắc các hành vi vi phạm bản quyền tác giả là để làm gì đối với quyền sáng tạo của công dân ?
A. Bảo đảm .
B. Thừa nhận.
C. Khuyến khích.
D. Bảo vệ.
Câu 4: Nhà nước bảo đảm cho công dân thực hiện tốt quyền bầu cử và ứng cử chính là:
A. Quyền quản lí xã hội.
B. Quyền khiếu nại và tố cáo.
C. Bảo đảm quyền tự do, dân chủ của công dân.
D. Quyền quản lí nhà nước.
Câu 5: Tự do kinh doanh là quyền cơ bản của công dân trong lĩnh vực nào?
A. Văn hóa.
B. Y tế.
C. Giáo dục.
D. Kinh tế.
Câu 6: Trong hệ thống giáo dục nước ta, cấp học nào là cấp học nền tảng?
A. Trung học phổ thông.
B. Trung học cơ sở.
C. Mầm non.
D. Tiểu học.
Câu 7: Việc nhà nước ban hành các quy định pháp luật ưu đãi về thuế nhằm mục đích
A. tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế.
B. tăng cường đầu tư sản xuất kinh doanh.
C. thực hiện xóa đói giảm nghèo.
D. tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động.
Câu 8: Hôm nay là ngày bầu cử đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp, nhưng bà A có việc đột xuất phải về quê, bà đã nhờ con dâu bỏ phiếu luôn hộ bà, việc làm này là vi phạm nguyên tắc:
A. Bình đẳng.
B. Phổ thông.
C. Trực tiếp.
D. Dân chủ.
Câu 9: Sau khi phát hiện ra hộp sữa vừa mới mua ở siêu thị đã hết hạn sử dụng, anh X quay lại để trình bày. Lãnh đạo siêu thị đã tiếp nhận sự việc, xin lỗi và bồi thường sản phẩm. Việc làm này của siêu thị là thể hiện nhiệm vụ nào của người sản xuất, kinh doanh?
A. Nộp thuế đầy đủ.
B. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
C. Thực hiện nghĩa vụ cộng đồng.
D. Bảo vệ môi trường.
Câu 10: Chị A đến công ty sau khi nghỉ chế độ thai sản theo quy định của PL thì được giám đốc công ty cho biết: chị đã bị chấm dứt hợp đồng lao động. Để bảo vệ quyền lợi của mình, chị A nên thực hiện hành vi nào dưới đây:
A. Tố cáo công ty vì đơn phương chấm dứt HĐLĐ.
B. Buộc công ty bồi thường thiệt hại theo HĐ.
C. Buộc công ty bồi thường và làm theo HĐ.
D. Khiếu nại đơn phương chấm dứt HĐLĐ.
Câu 11: Ở nước ta, chiến dịch giờ trái đất năm 2017 được thực hiện vào ngày tháng nào?
A. Ngày 24 tháng 3.
B. Ngày 26 tháng 3.
C. Ngày 25 tháng 3.
D. Ngày 27 tháng 3.
Câu 12: Mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ các trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?
A. Trực tiếp.
B. Phổ thông.
C. Bình đẳng.
D. Bỏ phiếu kín.
Câu 13: Quyền học tập của công dân có nghĩa là công dân có quyền học bất cứ ngành nghề nào theo
A. Nguyên vọng, yêu cầu của gia đình, dòng họ.
B. Khả năng, sở thích và điều kiện bản thân.
C. Xu hướng, yêu cầu về việc làm của xã hội.
D. Gợi ý từ bạn bè, người thân.
Câu 14: Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế nào dưới đây?
A. Dân chủ tập trung.
B. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
C. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp.
D. Trực tiếp, thẳng thắn, thực tế.
Câu 15: Với mô hình “Máy thu và xử lí bão trong lòng đất”, hai cô bé 10 tuổi Đinh Quỳnh Ngân và Đinh Thị Nguyệt Minh, lớp 5 ở Ninh Bình đã đạt giải Nhất cuộc thi “Ý tưởng trẻ thơ” năm học 2015-2016 do Bộ GD & ĐT tổ chức với phần thưởng 20 triệu đồng. Với việc tham gia cuộc thi, hai bé Ngân và Minh đã thực hiện quyền gì ?
A. Quyền phát triển.
B. Quyền học tập.
C. Quyền sở hữu.
D. Quyền sáng tạo.
Câu 16: Phân chia trách nhiệm pháp lí về hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ môi trường dựa trên cơ sở
A. tính chất, mức độ vi phạm.
B. điều kiện, hoàn cảnh vi phạm.
C. mức độ, điều kiện vi phạm.
D. tính chất, hoàn cảnh vi phạm.
Câu 17: Dù đã 83 tuổi, cụ Lê Phước Thiệt ở Quảng Nam vẫn đang theo học Cao học ngành Quản trị kinh doanh tại Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) để nối lại con đường học tập dang dở trước kia của mình. Cụ Thiệt đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân ?
A. Tự do lựa chọn ngành nghề học tập.
B. Học không hạn chế.
C. Bình đẳng về cơ hội học tập.
D. Tự do lựa chọn hình thức học tập.
Câu 18: C là học sinh lớp 10 nhưng đã xây dựng được phần mềm học môn Lịch sử giúp nhiều học sinh yêu thích môn Lịch sử. Trong trường hợp này, C đã phát huy quyền nào dưới đây?
A. Quyền sáng tạo.
B. Quyền học tập.
C. Quyền phát triển.
D. Quyền lao động.
Câu 19: Anh B là người dân tộc thiểu số đang làm việc tại Hà Nội. Vừa qua, anh có tham gia ứng cử HĐND Quận nhưng bị gạt khỏi danh sách vì là người dân tộc thiểu số, không phải là người địa phương. Trường hợp này, anh B nên sử dụng quyền nào dưới đây để bảo vệ lợi ích của anh:
A. Quyền bình đẳng.
B. Quyền ứng cử.
C. Quyền tố cáo.
D. Quyền khiếu nại.
Câu 20: Khi không còn yêu nhau nữa, K đã đăng những hình ảnh riêng tư giữa mình với người yêu L lên mạng nhằm tống tiền. Trong trường hợp này, L nên làm gì để bảo vệ lợi ích của mình?
A. Im lặng coi như không biết gì.
B. Đưa tiền cho K để những hình ảnh riêng tư được gỡ xuống.
C. Tố cáo ngay việc làm của K với cơ quan có thẩm quyền.
D. Thông báo với bạn bè biết về sự thật.
Câu 21: D có năng khiếu về hội họa và đã giành Giải thưởng Quốc gia về sáng tác tranh nên D được tuyển thẳng vào Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Vậy D đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?
A. Được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
B. Đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
C. Được phát triển tinh thần, trí tuệ.
D. Tự do sáng tác văn học nghệ thuật.
Câu 22: Để thực hiện quan điểm “hiền tài là nguyên khí quốc gia”, Nhà nước ta cần thực hiện chính sách nào dưới đây?
A. Thực hiện chính sách học phí cho các đối tượng chính sách.
B. Giúp đỡ học sinh vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.
C. Đãi ngộ xứng đáng đối với người có công hiến quan trọng cho đất nước.
D. Bảo vệ quyền phát minh, sáng chế đối với các công trình nghiên cứu.
Câu 23: Chủ thể nào dưới đây có quyền tố cáo?
A. Công dân.
B. Cơ quan nhà nước.
C. Tổ chức.
D. Ban lãnh đạo cơ quan.
Câu 24: Là học sinh lớp 12, em có thể thực hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội bằng việc làm nào dưới đây ?
A. Tuyên truyền các chương trình hành động của Đoàn.
B. Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao.
C. Tham gia các hoạt động nhân đạo trong nhà trường.
D. Góp ý kiến xây dựng các dự thảo luật liên quan đến học sinh.
Câu 25: Nhận định nào sau đây là sai khi nói về quyền bầu cử, ứng cử của công dân?
A. Không phân biệt trình độ văn hoá, nghề nghiệp.
B. Không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo.
C. Không phân biệt tình trạng pháp lý.
D. Không phân biệt người ốm đau, già yếu, tàn tật.
Câu 26: Quyền tự do kinh doanh được hiểu là mọi công dân được tự do:
A. kinh doanh trong mọi ngành, nghề.
B. kinh doanh khi có đủ các điều kiện do pháp luật quy định.
C. thực hiện kinh doanh bất kì mặt hàng nào.
D. mở rộng quy mô và hình thức kinh doanh.
Câu 27: Các công dân từ đủ 21 tuổi trở lên, không vi phạm các điều cấm và có khả năng, trách
nhiệm với cử tri đều có thể ứng cử hoặc được cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội
A. Giới thiệu ứng cử.
B. Đề bạt.
C. Đề cử.
D. Chọn lựa.
Câu 28: T đang là học sinh tiểu học, nhiều lần chứng kiến bạn P làm thuê ở một cửa hàng bán chè bị ông bà chủ mắng chửi, đánh đập rất nặng. T có quyền tố cáo với cơ quan công an không ? Vì sao ?
A. Có, vì tố cáo là quyền của mọi công dân.
B. Có, vì học sinh tiểu học đã đủ tuổi được quyền tố cáo.
C. Không, vì trẻ em không có quyền tố cáo.
D. Không, vì tố cáo là điều không có lợi cho trẻ em.
Câu 29: Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập. Nội dung này thể hiện quyền
A. dân chủ của công dân.
B. sáng tạo của công dân.
C. học tập của công dân.
D. phát triển của công dân.
Câu 30: H là một người khuyết tật nhưng em luôn nỗ lực vượt lên số phận. Em đã đạt huy chương Vàng môn cử tạ tại Paragame. Trong trường hợp này, H đã thực hiện quyền gì dưới đây?
A. Quyền sáng tạo.
B. Quyền lao động.
C. Quyền phát triển.
D. Quyền học tập.
Câu 31: Theo quy định của pháp luật, đối với các doanh nghiệp khác nhau thì mức thuế
A. bằng nhau.
B. tương đương nhau.
C. giống nhau.
D. khác nhau.
Câu 32: Nhà nước sử dụng công cụ chủ yếu nào để khuyến khích các hoạt động kinh doanh trong những ngành nghề có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?
A. Lãi suất ngân hàng.
B. Thuế.
C. Tín dụng.
D. Tỉ giá ngoại tệ.
Câu 33: Trường hợp nào dưới đây không được đăng ký kinh doanh?
A. Người chưa thành niên.
B. Tổ chức.
C. Người thành niên.
D. Cán bộ công chức về hưu.
Câu 34: Nước thải của nhà máy Y đã được xử lí đảm bảo an toàn trước khi thải ra môi trường. Trong trường hợp này, công ty Y đã
A. Chú trọng môi trường làm việc của công nhân.
B. Bảo đảm an toàn trong sản xuất kinh doanh.
C. Thể hiện trách nhiệm của công ty đối với môi trường.
D. Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh.
Câu 35: Thực hiện chính sách giúp đỡ học sinh nghèo, con em liệt sĩ, thương binh, trẻ tàn tật,… Nhà nước thực hiện quyền nào dưới đây của công dân ?
A. Tự do lựa chọn ngành nghề.
B. Học thường xuyên.
C. Đối xử bình đẳng trong học tập.
D. Học không hạn chế.
Câu 36: Những học sinh giỏi, có năng khiếu được ưu tiên tuyển chọn vào các trường đại học. Điều này thể hiện quyền
A. sáng tạo của công dân.
B. phát triển của công dân.
C. học tập của công dân.
D. bình đẳng của công dân.
Câu 37: Thảo luận và biểu quyết các các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân
là việc thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước ở phạm vi nào sau đây?
A. Phạm vi cơ sở.
B. Phạm vi địa phương.
C. Phạm vi cơ sở và địa phương.
D. Phạm vi cả nước.
Câu 38: Trong xu thế toàn cầu hóa và quốc tế hóa hiện nay, mỗi một quốc gia nên chọn con đường phát triển đất nước theo hướng nào ?
A. Sáng tạo.
B. Bền vững.
C. Năng động.
D. Liên tục.
Câu 39: Ngày 28.12.2012, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Chỉ thị số 22-CT/TW về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Việc làm này đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân ?
A. Tham gia quản lí Nhà nước và xã hội.
B. Đóng góp ý kiến về các văn bản luật.
C. Biểu quyết các vấn đề trọng đại của đất nước.
D. Tự do ngôn luận.
Câu 40: Năm nay tuy đã 90 tuổi, nhưng ông M vẫn còn thích học. Ông đăng kí lớp học về nghệ thuật khiêu vũ. Các con cháu của ông ra sức ngăn cản với nhiều lí do. Lí do nào dưới đây là trái với quy định của pháp luật ?
A. Không còn quyền học tập nữa.
B. Tuổi tác đã cao.
C. Không còn khả năng học tập.
D. Học thêm chẳng để làm gì.
---------Hết---------
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
C |
D |
C |
D |
D |
D |
C |
B |
D |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
C |
B |
B |
B |
D |
A |
B |
A |
D |
C |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
A |
C |
A |
D |
C |
B |
A |
A |
C |
C |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
36 |
37 |
38 |
39 |
40 |
D |
B |
A |
D |
C |
B |
D |
B |
A |
A |
Đề số 2
Câu 1. Chị H đã bí mật sao chép bản thiết kế tác phẩm kiến trúc mà anh S mới hoàn thiện rồi dùng tên mình đăng kí quyền tác giả. Sau đó, chị H bán bản thiết kế đó cho anh K để anh K xây dựng khu nghỉ dưỡng của gia đình mình. Vô tình thấy bản thiết kế trong máy tính của chị gái, anh N em trai chị H đã sử dụng để làm đồ án tốt nghiệp và được hội đồng chấm đồ án đánh giá cao. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền sáng tạo của công dân?
A. Chị H và anh N.
B. Chị H và anh K.
C. Chị H, anh N và anh K
D. Chị H, anh N và anh S.
Câu 2. Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó được tiến hành khi đủ căn cứ để khẳng định ở đó có
A. tổ chức sự kiện.
B. bạo lực gia đình.
C. công cụ gây án.
D. hoạt động tín ngưỡng.
Câu 3. Theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền được thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín khi cần
A. xác minh địa giới hành chính.
B. tiến hành điều tra tội phạm.
C. tìm hiểu cước phí viễn thông.
D. sử dụng dịch vụ chuyển phát.
Câu 4. Quyền bầu cử và quyền ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó nhân dân thực thi hình thức dân chủ nào sau đây ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước?.
A. Nguyên tắc.
B. Trực tiếp.
C. Tập trung.
D. Gián tiếp
Câu 5. Công dân Việt Nam đủ bao nhiêu tuổi có quyền tham gia ứng cử?
A. Từ đủ 20 tuổi trở lên.
B. Từ đủ 19 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
D. Từ đủ 21 tuổi trở lên.
Câu 6. Lãnh đạo thành phố X đã chỉ đạo lắp đặt hệ thống lọc nước biển theo công nghệ hiện đại nhằm cung cấp nước sạch cho người dân. Lãnh đạo thành phố X đã tạo điều kiện để người dân hưởng quyền được phát triển ở nội dung nào sau đây?
A. Sử dụng nguồn quỹ bảo trợ xã hội.
B. Chủ động xử lí công tác truyền thông.
C. Có mức sống đầy đủ về vật chất.
D. Thay đổi đồng bộ kết cấu hạ tầng.
Câu 7. Người làm nhiệm vụ chuyển phát thư tín, điện tín vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín khi
A. niêm yết công khai giá cước viễn thông.
B. tự ý thay đổi nội dung điện tín của khách hàng.
C. kiểm tra chất lượng đường truyền.
D. thay đổi phương tiện vận chuyển.
Câu 8. Một trong những hình thức để công dân thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận là
A. lan truyền bí mật quốc gia.
B. cản trở phản biện xã hội.
C. ngăn chặn đấu tranh phê bình.
D. kiến nghị với đại biểu Quốc hội.
Câu 9. Bà A có tên trong danh sách họp bàn về phương án xây dựng đường liên thôn nhưng Anh K Chủ tịch xã cố ý không gửi giấy mời. Mặc dù vậy, bà A vẫn đến tham dự cuộc họp nhưng bị cô N là thư kí không cho vào. Sau đó cô N tự ý ghi vào biên bản nội dung bà A có ý kiến ủng hộ mọi quan điểm của anh K. Phát hiện điều này, anh M đã lên tiếng phê phán nên bị anh P là Phó Chủ tịch ngắt lời và đuổi ra ngoài. Những ai dưới đây vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?
A. Anh K, cô N và anh P.
B. Anh K, anh P và anh M.
C. Anh P, anh M và cô N.
D. Anh K, cô N và anh M.
Câu 10. Mọi công dân đều có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời. Nội dung này thể hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Phát triển.
B. Học tập.
C. Dân chủ.
D. Sáng tạo.
Câu 11. Mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm, thể hiện nguyên tắc bầu cử
A. trực tiếp.
B. tự do.
C. phổ thông.
D. bỏ phiếu kín.
Câu 12. Theo quy định của pháp luật người có quyền khiếu nại là
A. cá nhân.
B. chỉ có công dân.
C. cá nhân, công dân.
D. cá nhân, tổ chức.
Câu 13. Trong kì xét tuyển đại học, cao đẳng, A đã lựa chọn đăng kí xét tuyển vào ngành kế toán của Học viện Ngân hàng theo mơ ước của mình. A đã thực hiện tốt nội dung nào sau đây của quyền học tập?
A. Học thường xuyên, học suốt đời.
B. Học không hạn chế.
C. Học bất cứ ngành nghề nào.
D. Bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 14. Hành vi nào dưới đây là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Cấp cứu người bị điện giật.
B. Tự ý vào nhà người khác khi không có chủ ở nhà.
C. Chữa cháy khi chủ nhân không có nhà.
D. Cơ quan có thẩm quyền khám nhà khi có lệnh.
Câu 15. Trường X thường xuyên bổ sung nhiều loại sách trong thư viện để phục vụ nhu cầu học tập của học sinh. Trường X đã tạo điều kiện để các em hưởng quyền được phát triển ở nội dung nào dưới đây?
A. Được cung cấp thông tin.
B. Nhận chế độ ưu đãi.
C. Bảo trợ quyền tác giả.
D. Hưởng dịch vụ truyền thông.
Câu 16. Mục đích của khiếu nại là nhằm
A. ngăn chặn hành vi xâm hại đến lợi ích của nhà nước và của công dân.
B. khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại bị xâm phạm.
C. khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
D. phát hiện ngăn chặn các việc làm trái pháp luật.
Câu 17. Theo Pháp lệnh dân chủ ở phạm vi cơ sở, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tại địa phương là những việc
A. dân bàn và quyết định trực tiếp.
B. dân đuợc thảo luận, góp ý kiến.
C. nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.
D. phải được thông báo để dân biết và thực hiện.
Câu 18. Một trong những nội dung cơ bản của quyền học tập là mọi công dân được
A. miễn học phí toàn phần.
B. đào tạo mọi ngành nghề.
C. ưu tiên chọn trường học.
D. bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 19. Công dân có thể học ở hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên tùy thuộc vào điều kiện, công việc của mỗi người là thể hiện nội dung nào của quyền học tập?
A. Học thường xuyên, học suốt đời.
B. Học bất cứ ngành, nghề nào.
C. Học từ thấp đến cao.
D. Học không hạn chế.
Câu 20. Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước là thể hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Chính trị.
B. Văn hóa.
C. Tự do ngôn luận.
D. Kinh tế.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng Xem Online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2
1 |
A |
6 |
C |
11 |
C |
16 |
B |
2 |
C |
7 |
B |
12 |
D |
17 |
C |
3 |
B |
8 |
D |
13 |
C |
18 |
D |
4 |
D |
9 |
A |
14 |
B |
19 |
A |
5 |
D |
10 |
B |
15 |
A |
20 |
C |
Đề số 3
Câu 1. Nếu bạn của em bị đánh gây thương tích nặng, em sẽ khuyên bạn làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?
A. Khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền.
B. tố cáo người đánh mình với cơ quan có thẩm quyền.
C. Tập hợp bạn bè để trả thù.
D. Chấp nhận vì sợ bị trả thù.
Câu 2: Trường hợp nào sau đây được sử dụng quyền khiếu nại?
A. Ông B tình cờ chứng kiến một vụ đưa tiền hối lộ.
B. Chị Y nhận được giấy báo đền bù đất thấp hơn nhà hành xóm.
C. Anh H phát hiện một nhóm người đang mua bán ma túy trái phép.
D. Chị M phát hiện một chủ cơ sở kinh doanh đánh đập một lao động.
Câu 3: Phát hiện một nhóm thanh niên bẻ khóa lấy trộm tài sản của một nhà vắng chủ, Q đã báo cho cơ quan công an biết. Hành vi này thể hiện Q đã thực hiện quyền
A. khiếu nại.
B. dân chủ.
C. nhân thân.
D. tố cáo.
Câu 4: Anh A sử dụng quyền nào dưới đây để đề nghị thủ trưởng cơ quan xem xét lại quyết định cho thôi việc của mình khi có căn cứ quyết định đó là trái luật?
A. Quyền tố cáo.
B. Quyền ứng cử.
C. Quyền bầu cử.
D. Quyền khiếu nại.
Câu 5. Ông A báo cho công an phường biết về việc một nhóm thanh niên thường xuyên tụ tập tiêm chích ma túy ở địa phương, ông A đã thực hiện quyền
A. tố cáo.
B. khiếu nại.
C. bãi nại.
D. khiếu nại và tố cáo.
Câu 6. Khi nhận được quyết định đuổi học của nhà trường dành cho mình mà em cho là không đúng, em sẽ gửi đơn khiếu nại đến người nào cho phù hợp với quy định của pháp luật?
A. Hiệu trưởng nhà trường.
B. Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo.
C. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo.
D. Tòa án nhân dân.
Câu 7: Nhân dân xã M làm đơn đề nghị chính quyền địa phương xem xét lại quyết định chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp mà nhân dân đang canh tác sang mục đích khác. Nhân dân xã M đã thực hiện quyền cơ bản nào dưới đây của công dân?
A. Tự do ngôn luận.
B. Tố cáo.
C. Khiếu nại.
D. Tự do thông tin
Câu 8. A và B cùng làm ở công ty X. giờ giải lao A rủ các anh B,C,D chơi bài ăn tiền. Do nghi ngờ B ăn gian A đã lao vào đánh B gẫy tay. Những trường hợp nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Cả A,B,C,D.
B. Cả B,C,D.
C. chỉ có A và B.
D. Chỉ có A.
Câu 9. Trên đường đi học về, H nhặt được chiếc điện thoại Iphone 7, về đến nhà H mở ra xem thấy nhiều thông tin nhảy cảm. Sau đó H gửi cho A,B,C cùng xem. B đã gửi thông tin đó lên mạng xã hội? Những trường hợp nào sau đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật đời tư của công dân?
A. Cả A,B,C.
B. A,B,H.
C. A và B.
D. Chỉ có B.
Câu 10. Đang truy đuổi trộm, bỗng không thấy hắn đâu. Ông A,B,C định vào ngôi nhà vắng chủ để khám xét. Nếu là một trong ba ông A,B,C em chọn cách giải quyết nào sau đây để đúng với quy định của pháp luật?
A. Dừng lại vì mình không có quyền bắt trộm.
B. Vào nhà đó để kịp thời tìm bắt tên trộm.
C. Chờ chủ nhà về cho phép vào tìm người.
D. Đến trình báo với cơ quan công an.
Câu 11. Một nhóm các bạn học sinh nam lớp 12 đang bàn tán về việc liệu học sinh đang học lớp 12 có phải đăng kí khám tuyển nghĩa vụ quân sự hay không. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
A. Học sinh lớp 12 không phải đăng kí.
B. Học sinh, sinh viên không phải đăng kí.
C. Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên phải đăng kí.
D. Công dân nam đủ 18 tuổi trở lên phải đăng kí.
Câu 2. Công ty A có hành vi gây ô nhiễm môi trường. Việc làm của công ty này vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Luật hình sự.
B. Luật dân sự.
C. Luật hành chính.
D. Luật hình sự.
Câu 12. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, X xin mở cửa hàng bán thuốc tân dược, nhưng bị cơ quan đăng kí kinh doanh từ chối. Lý do từ chối nào dưới đây là đúng pháp luật?
A. X mới học xong trung học phổ thông.
B. X chưa quen kinh doanh thuốc tân dược.
C. X chưa có chứng chỉ nghề dược.
D. X chưa nộp thuế cho nhà nước.
Câu 13 Q là học sinh lớp 12, em luôn tích cực tham gia học tập môn Giáo Dục Quốc phòng- An ninh và cho rằng môn học này sẽ giúp bản thân tham gia bảo vệ Tổ quốc. Theo em lựa chon nào dưới đây là đúng?
A. Không đúng, vì tham gia học môn này chỉ là thực hiện nghĩa vụ học tập.
B. Không đúng, vì tham gia học môn này chỉ là để rèn luyện sức khỏe.
C. Không đúng, vì tham gia học môn này chỉ là để rèn luyện tính kỷ luật.
D. Đúng, vì môn học trang bị kiến thức và kĩ năng cần thiết để bảo vệ Tổ quốc.
Câu 14. Ông S là chủ trang trại lợn tại tỉnh B đã trộn thêm hoạt chất systeamine (kích thích tăng trưởng, tạo nạc) cho vào thức ăn của lợn. Lựa chọn nào dưới đây là đúng?
A. Không vi phạm pháp luật.
B. Không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
C. Vi phạm quy định không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi .
D. Không vi phạm đạo đức trong kinh doanh.
Câu 15. Anh H (Giám đốc công ty TNHH), chị B (công nhân) kết hôn được 5 năm và sinh được 2 con gái, vì là con một nên anh H bắt chị B phải sinh tiếp để có con trai nối dõi, anh doạ”nếu không, tôi sẽ ly dị và không cho cô đem đi bất cứ tài sản nào cả”. Nếu em là chị B, em chọn cách xử lý nào dưới đây?
A. Khuyên anh H không nên làm như thế, vì sẽ vi phạm pháp luật.
B. Nghe lời anh H để cho gia đình được hạnh phúc.
C. Yêu cầu bố mẹ đẻ của anh H ngăn cản chuyện đó.
D. Cãi lại anh H và bế con về nhà mẹ đẻ sống.
Câu 17. Học sinh lớp 12A đang thảo luận kế hoạch tổ chức liên hoan chia tay sau khi tốt nghiệp phổ thông. Bạn nào cũng hăng hái phát biểu ý kiến. Đây là việc các bạn đang thực hiện
A. quyền tự do của học sinh trong lớp học.
B. quyền bình đẳng trong hội họp.
C. quyền dân chủ trực tiếp.
D. quyền dân chủ gián tiếp.
Câu 18. Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, như vậy công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B.Quyền đóng góp ý kiến.
C. Quyền kiểm tra giám sát.
D. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội.
Câu 19. Sau khi tham gia bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, N hãnh diện khoe với bạn việc mình không chỉ được đi bầu cử mà còn được Bố Mẹ nhờ đi bầu cử thay. Theo em, N đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào sau đây?
A. Nguyên tắc phổ thông.
B. Nguyên tắc bình đẳng.
C. Nguyên tắc trực tiếp.
D. Nguyên tắc bỏ phiếu kín.
Câu 20: Bố B không biết chữ nên nhờ B viết hộ và đảm bảo bí mật. Sau đó bố B tự mình đi bỏ phiếu là thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?
A. Công bằng.
B. Bình đẳng.
C. Bỏ phiếu kín.
D. Trực tiếp.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng Xem Online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
C |
C |
C |
C |
A |
B |
A |
A |
C |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
A |
D |
C |
B |
A |
D |
C |
B |
C |
A |
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK2 môn GDCD 12 năm 2023-2024 có đáp án trường THPT Bình Phú. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !