Nhằm giúp các em có thêm đề thi tham khảo, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp đến. Hoc247 đã tổng hợp Bộ 3 đề thi HK1 môn Hóa học 12 năm 2020 có đáp án, đề thi gồm tuyển tập các câu hỏi trắc nghiệm được chọn lọc từ đề thi của Trường THPT Nguyễn Huệ sẽ giúp các em làm quen với cấu trúc với đề thi. Đồng thời, kèm với mỗi đề thi đều có đáp án và gợi ý giải giúp các em vừa luyện tập vừa đối chiếu kết quả.
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC 12 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Thành phần chính của tơ nitron (tơ olon) là polime được tạo thành từ hợp chất nào sau đây?
A. CH2=C(CH3)-COOCH3. B. C6H5-CH=CH2. C. CH2=CH-Cl. D. CH2=CH-CN.
Câu 2: Hợp chất X có công thức cấu tạo HCOOCH3. X có tên gọi nào sau đây?
A. Etyl fomat. B. Metyl fomat. C. Axit axetic. D. Metyl axetat.
Câu 3: Tơ axetat thuộc loại
A. polime thiên nhiên. B. polime bán tổng hợp. C. polime tổng hợp. D. polime trùng hợp.
Câu 4: Chất nào sau đây thuộc loại este đơn chức, no?
A. C6H5NH2. B. CH3COOCH3. C. HCOOCH2NH2. D. CH3NH2.
Câu 5: Chất nào sau đây không phải axit béo?
A. axit fomic. B. axit oleic. C. axit panmitic. D. axit stearic.
Câu 6: Loại cacbohiđrat nào có nhiều nhất trong mật ong?
A. tinh bột. B. mantozơ. C. fructozơ. D. xenlulozơ.
Câu 7: Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm gọi là phản ứng
A. oxi hóa. B. trùng hợp. C. trùng ngưng. D. xà phòng hóa.
Câu 8: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
A. Ag. B. Cr. C. W. D. Au.
Câu 9: Cho dãy các chất sau đây: CH3COOH, C2H5OH, CH3COOCH3, CH3CHO. Số chất thuộc loại este là:
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 10: Công thức cấu tạo thu gọn nào dưới đây là của glyxin (axit α-amino axetic)?
A. NH2-CH2-CH2-COOH. B. CH3-CH(CH3)-COOH.
C. HOOC-CH2-CH(NH2)-COOH. D. NH2-CH2-COOH.
Câu 11: Chất nào thuộc loại polisaccarit trong các chất sau?
A. saccarozơ. B. tinh bột. C. fructozơ. D. glucozơ.
Câu 12: Dung dịch chất nào sau đây làm quì tím hóa xanh?
A. CH3-COOH. B. CH3-CH2-OH. C. CH3-NH2. D. NaCl.
Câu 13: Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc?
A. saccarozơ (C12H22O11). B. glixerol (C3H5(OH)3).
C. axit oxalic (HOOC-COOH). D. glucozơ (C6H12O6).
Câu 14: Benzyl axetat được tim thấy tự nhiên trong nhiều loại hoa. Nó là thành phần của các loại tinh dầu từ hoa nhài, ylang-ylang, tobira. Nó có mùi thơm ngọt ngào dễ chịu gợi nhớ của hoa nhài. Do đó, nó được sử dụng rộng rãi trong nước hoa, mỹ phẩm, cho hương thơm của nó vào trong hương liệu để tạo mùi táo và lê. Công thức thu gọn của benzyl axetat là
A. CH3COOCH2C6H5.
B. CH3COOC6H5.
C. HCOOCH3.
D. CH3COOCH3.
Câu 15: Thành phần chính của tơ nilon-6,6 là polime được điều chế từ hexametylenđiamin và axit ađipic bằng phản ứng
A. trùng hợp. B. trao đổi. C. trùng ngưng. D. xà phòng hóa.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1D 2B 3B 4B 5A 6C 7D 8C 9B 10D 11B 12C 13D 14A 15C
16D 17C 18B 19C 20D 21C 22D 23B 24D 25B 26A 27C 28A 29A30C
31C 32D 33A 34A 35C 36A 37A 38B 39A 40D
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất CH3–CH(NH2)–COOH ?
A. Axit a-aminopropionic. B. Anilin. C. Alanin. D. Axit 2-aminopropanoic.
Câu 2: Cho 50ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của dung dịch glucozơ đã dùng là
A. 0,20M B. 0,02M C. 0,01M D. 0,10M
Câu 3: Hợp chất X là axit glutamic. Cho 1,47 gam X tác dụng hết với 200ml dd HCl 0,25M thu được dung dịch Y. Cho một lượng NaOH vừa đủ vào dung dịch Y thu được dung dịch Z. Cô cạn Z được m gam muối khan. Giá trị gần đúng nhất của m là
A. 2,27. B. 2,92. C. 4,83. D. 1,90.
Câu 4: Xà phòng hóa hoàn toàn một trieste X bằng dung dịch NaOH thu được 9,2 gam glixerol và 83,4 gam muối của một axit béo no B. Chất B là:
A. axit oleic B. axit axetic C. axit stearic D. axit panmitic
Câu 5: Đun nóng este CH3COOCH=CH2 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. C2H5COONa và CH3OH. B. CH2=CHCOONa và CH3OH.
C. CH3COONa và CH2=CHOH. D. CH3COONa và CH3CHO.
Câu 6: Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Muốn điều chế 29,7 kg xenlulozơ trintrat (hiệu suất 90%) thì thể tích axit ntric 96% (D = 1,52 g/ml) cần dùng là:
A. 20,36 lít. B. 14,39 lit. C. 14,52 lít D. 15,24 lít.
Câu 7: Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit ?
A. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH.
B. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH.
C. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.
D. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH
Câu 8: Phân tử khối trung bình của PE là 364000, của PVC là 750000. Hệ số polime hóa của loại PE và PVC trên lần lượt là:
A. 15000 và 12000 B. 12000 và 13000 C. 13000 và 12000 D. 12000 và 15000
Câu 9: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là:
A. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh. B. CH2=C(CH3)-CH=CH2, lưu huỳnh.
C. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2. D. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2.
Câu 10: Cho các phát biểu sau:
(a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ
(b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau
(c) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng gương.
(d) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam.
(e) Saccarozơ là chất rắn kết tinh, có vị ngọt,dễ tan trong nước
Số phát biểu đúng là
A. 5 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 11: Dãy các polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
A. poli(metyl metacrylat), poli(hexametilen ađipamit), poli(vinyl xianua).
B. Policaproamit, polietilen, poli(vinyl clorua).
C. poli(metyl metacrylat), poli(etilen terephtalat), policaproamit.
D. Poli(vinyl clorua), polibutađien, poliacrilonitrin.
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn m gam amin X đơn chức bằng không khí vừa đủ thu được 13,44 lit CO2 (đktc); 16,2 gam H2O và V lit N2 ở đktc. Giá trị V là
A. 92,96. B. 90,72. C. 22,4. D. 2,24.
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 1,48 gam một este X (tạo nên từ một axit cacboxylic đơn chức và một ancol đơn chức) thu được 1,344 lít khí CO2 (đktc) và 1,08 gam H2O. Số este đồng phân của X là:
A. 1 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 14: Cho các dung dịch: C6H5NH3Cl, H2NCH2COOH, CH3COOH, (NH2)2C3H5COOH, CH3COOCH3, H2NC3H5(COOH)2. Số dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ là:
A. 3 B. 5 C. 2 D. 4
Câu 15: Cho dãy các chất: C6H5NH2 (1), C2H5NH2 (2), (C6H5)2NH (3), (C2H5)2NH (4), NH3 (5) (C6H5- là gốc phenyl). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm dần là :
A. (4), (2), (5), (1), (3). B. (4), (1), (5), (2), (3). C. (4), (2), (3), (1), (5). D. (3), (1), (5), (2), (4).
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
ĐA |
B |
A |
C |
D |
D |
B |
C |
C |
D |
C |
Câu |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
ĐA |
D |
A |
D |
A |
A |
B |
D |
A |
C |
B |
Câu |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
ĐA |
B |
B |
B |
B |
C |
C |
A |
A |
D |
A |
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Cho hỗn hợp Al2O3, ZnO, MgO, FeO tác dụng với luồng khí CO(t0) dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được:
A. Al2O3, Zn, MgO, FeO. B. Al, Zn, Mg, Fe.
C. Al2O3, Zn, MgO, Fe. D. Al, Zn, MgO, Fe
Câu 2: Hỗn hợp A có khối lượng 17,86g gồm CuO, Al2O3 và FeO. Cho H2 dư đi qua A nung nóng, sau khi pư xong thu được 3,6g H2O. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn A bằng dd HCl(dư), được dd B. Cô cạn dd B thu được 33,81g muối khan. Khối lượng Al2O3 trong hh ban đầu là
A. 3,46g. B. 1,53g. C. 3,06g. D. 1,86
Câu 3: Công thức của xenlulozơ là:
A. [C6H7O3(OH)3]n B. [C6H7O2(OH)3]n C. [C6H8O2(OH)3]n D. [C6H7O3(OH)2]n
Câu 4: Công thức tổng quát của các aminoaxit là :
A. (NH2)xR(COOH)y B. H2N-CxHy-COOH C. (NH2)x(COOH)y D. (NH2)R(COOH)
Câu 5: Để khử ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại
A. Fe B. K C. Ba D. Na
Câu 6: Trong các chất dưới đây chất nào có tính bazơ mạnh nhất?
A. C6H5-CH2-NH2. B. (CH3)2NH. C. NH3. D. C6H5-NH2.
Câu 7: Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với AgNO3 trong dung dịch NH3(dư) thì khối lượng Ag tối đa thu được là :
A. 21,6 gam B. 32,4 gam C. 16,62 gam D. 10,8 gam
Câu 8: Để khử hoàn toàn 30g hỗn hợp gồm CuO, Fe, FeO, Fe2O3 Fe3O4, MgO cần dùng 5,6 lít khí CO( đkc). Số gam chất rắn thu được sau phản ứng là
A. 25. B. 26. C. 23. D. 24.
Câu 9: Số lượng đồng phân amin bậc 2 ứng với công thức phân tử C4H11N là:
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 10: Thả Na vào dung dịch CuSO4 quan sát thấy hiện tượng
A. dung dịch có màu xanh, xuất hiện Cu màu đỏ.
B. có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan.
C. dung dịch mất màu xanh, xuất hiện Cu màu đỏ.
D. có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa không tan.
Câu 11: Tính chất vật lý nào dưới đây của kim loại không phải do các electron tự do gây ra?
A. Ánh kim. B. Tính cứng
C. Tính dẻo. D. Tính dẫn điện và nhiệt.
Câu 12: Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại?
A. Bạc. B. Nhôm C. Đồng. D. Vàng.
Câu 13: Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Fe, Ag, Zn. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 14: Hoà tan hoàn toàn 15,4g hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 0,6 g khí H2 bay ra. Số (g) muối tạo ra là
A. 35,7. B. 53,7 C. 63,7. D. 36,7.
Câu 15: Một este no đơn chức X. Cứ 9 gam X tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 0,75M. Vậy công thức cấu tạo của X là
A. HCOOCH3 B. HCOOC2H5 C. CH3COOCH3 D. CH3COOC2H5
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1 |
C |
9 |
C |
17 |
D |
2 |
C |
10 |
D |
18 |
C |
3 |
B |
11 |
B |
19 |
D |
4 |
A |
12 |
A |
20 |
B |
5 |
A |
13 |
D |
21 |
C |
6 |
B |
14 |
D |
22 |
A |
7 |
B |
15 |
A |
23 |
C |
8 |
B |
16 |
D |
24 |
A |
...
Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Hóa học 12 năm 2020 có đáp án Trường THPT Nguyễn Huệ, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao!
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây: