YOMEDIA

Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 9 năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Hoà Bình

Tải về
 
NONE

Với mong muốn đem đến cho các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn tập môn Ngữ văn 9, chuẩn bị thật tốt cho kì thi giữa Học kì 2 sắp đến, ban biên tập HỌC247 xin gửi đến các em Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 9 năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Hoà Bình bên dưới đây. Mời các em cùng theo dõi.

ADSENSE

TRƯỜNG THCS HOÀ BÌNH

ĐỀ THI GIỮA HK2

MÔN: NGỮ VĂN 9

NĂM HỌC: 2023-2024

(Thời gian làm bài: 90 phút)

Đề số 1

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Có lẽ chỉ những giấc mơ trở về tuổi thơ mới đem lại cho tôi những cảm giác ấm áp, bình yên đến thế... Trong mơ... Tôi thấy một tôi rơm rớm nước mắt trong buổi chia tay. Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả. Đứa khóc thút thít, đứa cười mắt đỏ hoe, đứa bịn rịn lặng thinh...Tất cả nắm tay tôi thật chặt, ôm tôi thật lâu... Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad - bản nhạc nhẹ nhàng mà da diết khôn nguôi. Bản nhạc đó mỗi lần kết thúc lại dấy lên trong tôi những bâng khuâng, tiếc nuối. Nhưng tôi vẫn thích nghe, thích cảm nhận niềm hạnh phúc hân hoan khi được trở về những năm tháng tuổi thơ, bên mái trường, bên thầy cô, bên bạn bè và những kỉ niệm thân thương nhất. Dù biết rằng đó chỉ là một giấc mơ.

(Trích “Có những giấc mơ về lại tuổi học trò”- Đặng Tâm)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên? Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? (1,5 đ)

Câu 2: Tìm và chỉ ra phép liên kết đoạn văn được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên? (1,0 đ)

Câu 3: Tìm và nêu tên một thành phần biệt lập trong đoạn trích? (0,5 đ)

Câu 4: Hãy tìm và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn văn? (1,0 đ)

Câu 5: Từ nội dung ở phần Đọc - hiểu, em hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về tình bạn. (1,0 đ)

II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (5 điểm)

Suy nghĩ của em về lòng vị tha.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. CÁC TIÊU CHÍ VỀ NỘI DUNG BÀI KIỂM TRA PHẦN ĐỌC HIỂU: 5,0 điểm

Câu

Nội dung

Điểm

1

Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

0,5

Nội dung đoạn trích: Những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ bên mái trường, thầy- cô, bạn bè. Từ đó tác giả khẳng định, trân trọng giá trị cao đẹp của những kỉ niệm tuổi thơ, khơi gợi ở mọi người tình yêu, sự nâng niu kí ức của tuổi học trò bên thầy cô và bạn bè; có ý thức xây dựng tình bạn chân thành.

1,0

2

Phép liên kết đoạn văn được tác giả sử dụng:

- Phép thế: Tất cả, Bản nhạc đó

- Phép lặp: Bản nhạc. Phép nối: nhưng

 

0,5

0,5

3

- Thành phần tình thái: có lẽ.

- Thành phần phụ chú: bản nhạc nhẹ nhàng mà da diết khôn nguôi.

0,5

4

Trong đoạn trích trên tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ

- Liệt kê: Đứa khóc thút thít, đứa cười mắt đỏ hoe, đứa bịn rịn lặng thinh

- So sánh: Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad

* Tác dụng: Làm nổi bật cảm nhận của tác giả về những kỉ niệm của tuổi thơ và khơi gợi trái tim bạn đọc tình yêu mái trường, bạn bè, thầy cô

 

0,25

0,25

0,5

5

Em hãy viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về tình bạn.

* Yêu cầu chung: Đảm bảo đúng hình thức đoạn văn, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, chữ viết sạch đẹp.

* Yêu cầu cụ thể:

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: Đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau theo chủ đề.

b. Xác định đúng chủ đề:

c. Triển khai vấn đề phù hợp:

-  Giới thiệu được vấn đề nghị luận: tình bạn.

- Giải thích: Tình bạn là tình cảm trong sáng, cao quý và chân thành và nó giúp ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Cuộc sống này sẽ như thế nào nếu thiếu đi tình bạn. Và ta sẽ như thế nào nếu thiếu đi những người bạn thật sự. Tình bạn sẽ là động lực, là niềm tin để ta vững vàng bước vào cuộc sống này.

- Biểu hiện của tình bạn: Tình bạn không phân biệt màu da, dân tộc, tôn giáo. Tình bạn cũng không phân biệt độ tuổi, sang hèn. Tình bạn xuất phát từ những gì tinh khôi và trong sáng nhất. Không vụ lợi, không toan tính là những thứ tốt đẹp của một tình bạn.

- Vai trò của tình bạn: Bạn bè là người luôn bên cạnh ta những lúc ta buồn nhất. Bên cạnh ta, bạn chia ngọt sẻ bùi, an ủi động viên ta những lúc yếu lòng nhất. Trong cuộc sống, không ít lần ta vấp ngã, ta đau khổ và tuyệt vọng. Bạn đã luôn ở bên cạnh ta và giúp ta vượt qua những khó khăn. Những người bạn tốt luôn đồng hành cùng ta trên con đường thành công, giúp nhau cùng tiến bộ. Và bạn là những người mỉm cười, chia vui cùng ta ở cuối con đường thành công. Bạn không phải là người thân của ta nhưng lại đối xử với ta như những người thân thực sự.

- Mở rộng vấn đề: Nhưng trong cuộc sống, có nhiều người bạn đến với nhau chỉ vì vụ lợi và lợi ích riêng của mình. Họ ngoài mặt là bạn bè thân thiết nhưng sau lưng lại nói xấu nhau. Đó là những tình cảm đáng phê phán và lên án. Và những tình bạn đó không thể lâu bền được. Khi đã là bạn, hãy đối xử với nhau bằng tình cảm chân thành nhất. Nếu không thể đến với nhau bằng tình cảm chân thành thì cũng không nên làm hại nhau hay đối xử tệ bạc với nhau

- Bài học cho bản thân: Khi chúng ta đã gọi là bạn của nhau, hãy san sẻ mọi chuyện cùng nhau. Ta không nên toan tính thiệt hơn hay chỉ nghỉ cho lợi ích của mình. Và cho đi không mong mình sẽ được nhận lại. Thế mới là tình bạn đúng nghĩa. Hãy tha thứ cho nhau những lỗi lầm và thay vì giận hơn hay dứt bỏ nhau thì hãy cho nhau cơ hội và giúp nhau cùng thoát khỏi những tháng ngày đau lòng ấy.

- Khẳng định sự quan trọng của tình bạn trong cuộc sống: Tất cả chúng ta đều có những tình bạn. Từ bé chúng ta đã có những tình bạn đẹp cho đến tận ngày nay. Hãy giữ gìn và vun đắp cho những tình bạn đẹp ấy mãi mãi bền lâu. Khi đã là bạn, hãy dành cho nhau những tình cảm chân thành nhất, giúp đỡ, chia ngọt sẻ bùi cùng nhau. Tình bạn sẽ là thứ tình cảm cao quý và vững bền nếu chúng ta biết giữ gìn và trân trọng nó.

d. Sáng tạo: Học sinh có cách thể hiện riêng, độc đáo trong sự tìm tòi nội dung và hình thức diễn đạt.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

1,0

II. CÁC TIÊU CHÍ VỀ NỘI DUNG BÀI VIẾT: 5,0 điểm

1. Yêu cầu chung:

Hiểu đúng đề: Nghị luận về nghị lực sống của con người.

- Học sinh viết được bài văn nghị luận theo yêu cầu.

- Xác định cấu trúc của văn bản (3 phần), dự định phân đoạn và cách trình bày các đoạn văn.

- Thực hiện 4 bước tạo lập văn bản.

2. Yêu cầu cụ thể: Cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

Mở bài

- Giới thiệu về nghị lực sống trong đời sống.

0,5

Thân bài

- Nghị lực sống là gì?

Nghị lực sống là động lực, niềm tin, sức mạnh giúp chúng ta vượt qua biết bao những khó khăn, thử thách trong cuộc sống của mình, động lực giúp ích cho cuộc sống, con người cũng như tạo nên nhiều giá trị to lớn cho cuộc sống của mình.

- Nguồn gốc: Động lực từ xưa đến nay vẫn luôn được mỗi chúng ta coi trọng bởi nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho cuộc sống cũng như con người trong xã hội, mỗi chúng ta cần phải duy trì và rèn luyện cho mình phẩm chất đạo đức và rèn luyện đức tính kiên trì, những nghị lực sống mạnh mẽ.

- Vai trò của nghị lực sống trong cuộc sống hiện nay: Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng phải trải qua những khó khăn, thử thách trong xã hội, chính vì thế việc rèn luyện cho mình nghị lực sống là một trong những việc làm quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

+ Nghị lực sống giúp chúng ta có thêm nhiều niềm tin, sức mạnh để vượt qua những khó khăn, gian nan vất vả trước cuộc sống của mình.

+ Nghị lực sống là phẩm chất quan trọng để giúp chúng ta có được nhiều giá trị, ý nghĩa trong cuộc sống của mình, nghị lực giúp chúng ta có thêm nhiều sức mạnh để vượt qua những khó khăn, giúp chúng ta có thêm nhiều động lực, vượt qua được những khó khăn thử thách của cuộc sống.

- Trong xã hội chúng ta gặp rất nhiều người có phẩm chất kiên trì, có nghị lực sống, đó là những con người kiên trì không ngại khó, ngại khó dám đối đầu và vượt qua những thử thách, không ngại khó, ngại khổ, mà cố gắng kiên trì, bươn trải vượt qua những gian nan vất vả của cuộc sống.

+ Trong cuộc sống chúng ta cũng gặp rất nhiều tấm gương quan trọng trong xã hội họ cũng luôn kiên trì vượt qua những gian nan vất vả của cuộc sống, họ phải cố gắng tạo nên những giá trị ý nghĩa cho cuộc sống của mình, từ đó tạo nên được những ý nghĩa, mục đích sống trong cuộc sống của mình.

+ Ví dụ về nghị lực sống có thể lấy ví dụ thầy Nguyễn Ngọc Ký, người luôn kiên trì, bền bỉ, vượt qua những khó khăn, thử thách của cuộc sống, mặc dù không được chọn vẹn về hình thể nhưng thầy vẫn luôn kiên trì vượt qua những khó khăn đó.

0,5

0,5

 

0,5

 

0,25

 

0,25

 

0,5

0,25

 

0,25

Kết bài

Khẳng định lại vấn đề: Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải rèn luyện cho mình sự kiên trì, nghị lực trong cuộc sống vì đó là việc làm cần thiết và mang lại những ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống của mỗi con người.

0,5

Đề số 2

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 điểm)

Câu 1: (2 đ) Đọc câu thơ sau:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ…”

Hãy chép 2 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ và cho biết khổ thơ trên trích trong bài thơ nào, tác giả là ai? Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ trên là gì ?

Câu 2: (2 đ)

a. Khởi ngữ là gì?

b. Tìm khởi ngữ trong câu sau và viết lại thành câu câu có khởi ngữ.

Làm bài, anh ấy làm cẩn thận lắm.

II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (6 điểm)

Suy nghĩ của em về hiện tượng gian lận trong kiểm tra thi cử.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

I. PHẦN ĐỌC HIỂU

Câu 1:

* Học sinh chép hai câu thơ tiếp theo:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”.

Đoạn thơ trích trong bài Viếng lăng Bác, tác giả Viễn Phương.

* Nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ:

- Đoạn thơ thể hiện niềm kính yêu chân thành của tác giả, của nhân dân Việt Nam khi vào viếng lăng Bác; qua đó ca ngợi sự vĩ đại, lớn lao, cao cả của Người.

- Sử dụng ẩn dụ đặc sắc “mặt trời trong lăng” – Bác; “ bảy mươi chín mùa xuân”- Bác bảy mươi chín tuổi, nhằm nhấn mạnh Bác vẫn sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam.

 

0,25đ

0,25đ

0,5đ

 

0,5đ

 

 

0,5đ

Câu 2:

a. Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

b.

- Khởi ngữ trong câu: Làm bài.

- Viết thành câu không có khởi ngữ: Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.

0,5đ

0,5đ

---(Để xem đáp án của Đề thi số 2 vui lòng Xem Online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 3

Câu 1 (2,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

(SGK Ngữ Văn 9, tập 2)

a) Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Của tác giả nào?

b) Kể tên các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên. Nêu hiệu quả diễn đạt của biện pháp tu từ ở hình ảnh “mặt trời trong lăng”.

c) Chép hai câu thơ có hình ảnh "mặt trời" trong một bài thơ mà em đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 9 (ghi rõ tên và tác giả bài thơ).

Câu 2 (3,0 điểm) Suy nghĩ của em về câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách".

Câu 3 (5,0 điểm) Mùa xuân thiên nhiên, đất nước và cảm xúc của Thanh Hải trong đoạn thơ sau:

Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…

Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.

(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, SGK Ngữ văn 9, tập 2)

---- HẾT ----

---(Để xem đáp án của Đề thi số 3 vui lòng Xem Online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 9 năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Hoà Bình. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF