Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 316135
Tại một nơi xác định, chu kỳ của con lắc đơn tỉ lệ thuận với
- A. gia tốc trọng trường
- B. căn bậc hai chiều dài con lắc
- C. căn bậc hai gia tốc trọng trường
- D. chiều dài con lắc
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 316136
Khi đưa một con lắc đơn lên cao theo phương thẳng đứng (coi chiều dài của con lắc không đổi) thì tần số dao động điều hoà của nó sẽ
- A. tăng vì tần số dao động điều hoà của nó tỉ lệ nghịch với gia tốc trọng trường.
- B. giảm vì gia tốc trọng trường giảm theo độ cao.
- C. không đổi vì chu kỳ dao động điều hoà của nó không phụ thuộc vào gia tốc trọng trường.
- D. tăng vì chu kỳ dao động điều hoà của nó giảm.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 316137
Một con lắc đơn đang dao động điều hòa. Trong khi vật di chuyển từ biên này sang biên kia thì
- A. gia tốc đổi chiều 1 lần.
- B. gia tốc có hướng không thay đổi.
- C. vận tốc có hướng không thay đổi.
- D. Vận tốc đổi chiều 1 lần.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 316138
Trong thí nghiệm khảo sát về con lắc đơn nhận xét nào đưới đây là đúng:
- A. Chu kỳ của con lắc tỉ lệ thuận với chiều dài sợi dây.
- B. chu kỳ của con lắc tăng khi tăng khối lượng vật nặng.
- C. Khi tăng biên độ góc từ 5 0 đến gần 100 thì chu kỳ của con lắc tăng theo.
- D. chu kỳ của con lắc không phụ thuộc vào khối lượng của vật năng.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 316139
Người ta kéo quả cầu của con lắc đơn để dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc 600 rồi thả không vận tốc ban đầu. Bỏ qua mọi lực cản. Điều nào sau đây đúng.
- A. Con lắc dao động không điều hòa, năng lượng dao động không bảo toàn.
- B. Con lắc dao động tuần hoàn, năng lượng dao động bảo toàn.
- C. Con lắc dao động tuần hoàn, năng lượng dao động không bảo toàn.
- D. Con lắc dao động điều hòa, năng lượng dao động bảo toàn.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 316140
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động của con lắc đơn (bỏ qua lực cản của môi trường)?
- A. Chuyển động của con lắc từ vị trí biên về vị trí cân bằng là nhanh dần.
- B. Với dao động nhỏ thì dao động của con lắc là dao động điều hòa.
- C. Khi vật nặng đi qua vị trí cân bằng, thì trọng lực tác dụng lên nó cân bằng với lực căng của dây.
- D. Khi vật nặng ở vị trí biên, cơ năng của con lắc bằng thế năng của nó.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 316141
Khi đưa một con lắc đơn lên cao theo phương thẳng đứng (coi chiều dài của con lắc không đổi) thì tần số dao động điều hoà của nó sẽ
- A. tăng vì chu kỳ dao động điều hoà của nó giảm.
- B. giảm vì gia tốc trọng trường giảm theo độ cao.
- C. tăng vì tần số dao động điều hoà của nó tỉ lệ nghịch với gia tốc trọng trường.
- D. không đổi vì chu kỳ dao động điều hoà của nó không phụ thuộc vào gia tốc trọng trường.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 316142
Đối với con lắc đơn, đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa chiều dài của con lắc và chu kì dao động T của nó là
- A. đường hyperbol.
- B. đường parabol.
- C. đường elip.
- D. đường thẳng.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 316143
Một con lắc đơn gồm vật nặng có khối lượng m gắn với dây treo có chiều dài l. Từ vị trí cân bằng kéo lệch sợi dây sao cho góc lệch của sợi dây với phương thẳng đứng là α0 = 60° rồi thả nhẹ. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua mọi ma sát. Độ lớn của gia tốc khi lực căng dây có độ lớn bằng trọng lực
- A. 10/3 m/s2
- B. 0 m/s2
- C. \( \frac{{10\sqrt 5 }}{3}\)m/s2
- D. \(\frac{{10\sqrt 6 }}{3}\) m/s2
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 316144
Một con lắc đơn chiều dài l, vật nặng mang điện q>0 được treo tại nơi có gia tốc trọng trường g thì chu kì dao động nhỏ của nó là T0. Nếu tại nơi treo con lắc xuất hiện một điện trường đều với cường độ E hướng thẳng đứng từ trên xuống thì chu kì dao động nhỏ T của con lắc sẽ là
- A. \( T = {T_0}\)
- B. \( T = \sqrt {\frac{g}{{g + \frac{{qE}}{m}}}} {T_0}\)
- C. \( T = \sqrt {\frac{{g - \frac{{qE}}{m}}}{g}} {T_0}\)
- D. \( T = \sqrt {\frac{{qE}}{{mg}}} {T_0}\)