QUẢNG CÁO Tham khảo 2680 câu hỏi trắc nghiệm về Đề thi THPT QG - Lịch sử Câu 1: Mã câu hỏi: 31663 Một trong những nét độc đáo về nghệ thuật chỉ đạo quân sự của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975) là A. kết hợp khởi nghĩa với chiến tranh cách mạng. B. kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang. C. kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao. D. kết hợp đấu tranh quân sự với ngoại giao. Xem đáp án Câu 2: Mã câu hỏi: 31664 Bên cạnh sự khác nhau về qui mô, cường độ, thời gian, không gian, diễn biến và các bước phát triển của chiến tranh, điểm khác nhau lớn nhất của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) với cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975) của nhân dân Việt Nam là A. chỉ tiến hành một chiến lược cách mạng duy nhất. B. chỉ thực hiện nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc. C. chỉ tiến hàng bằng sức mạnh của đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao. D. chỉ tiến hành một mục tiêu đưa cả nước lên chủ nghĩa xã hội Xem đáp án Câu 3: Mã câu hỏi: 31665 Việc Pháp cố gắng xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương (1954) chứng tỏ A. quân Pháp đang ngày càng chiếm thế chủ động trên chiến trường. B. quân Pháp ngày càng bị động về chiến lược. C. quân Pháp ngày càng tiến gần đến thắng lợi cuối cùng. D. quân Pháp đang dần nắm quyền điều khiển chiến tranh Đông Dương. Xem đáp án Câu 4: Mã câu hỏi: 31666 Thực tiễn 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945 – 1975) cho thấy: ranh giới giữa tiền tuyến và hậu phương của chiến tranh nhân dân A. luôn tồn tại độc lập với nhau B. có mối quan hệ hữu cơ và biện chứng C. chỉ là tương đối D. phân biệt rạch ròi Xem đáp án Câu 5: Mã câu hỏi: 31667 Một trong những lí do khiến Liên Xô chưa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945 – 1949 là A. Liên Xô bị ràng buộc bởi thỏa thuận với các nước Đồng minh về việc phân chia khu vực đóng quân và khu vực ảnh hưởng sau Chiến tranh thế giới thứ hai. B. quan hệ đối đầu Xô – Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. C. Việt Nam là một quốc gia nhỏ bé, chưa có vị thế ở khu vực Đông Nam Á. D. Liên Xô chưa tin tưởng vào thành quả cách mạng vào thành quả của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. Xem đáp án Câu 6: Mã câu hỏi: 31668 Từ những năm 60, 70 của thế kỉ XX, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN phải chuyển sang chiến lược công nghiệp hóa lấy xuất khẩu là chủ đạo là do A. các tầng lớp nhân dân trong nước biểu tình phản đối, đề nghị thay đổi. B. tác động của cuộc Chiến tranh lạnh lan rộng đến khu vực. C. chiến lược kinh tế hướng nội bộc lộ nhiều hạn chế, cần phải thay đổi. D. cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược của nhân dân ba nước Đông Dương đã kết thúc. Xem đáp án Câu 7: Mã câu hỏi: 31669 Bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp thu tư tưởng mới để tạo nên cuộc vận động yêu nước mang màu sắc dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là A. tiểu tư sản thành thị B. sĩ phu tư sản hóa C. công nhân D. sĩ phu phong kiến Xem đáp án Câu 8: Mã câu hỏi: 31670 Nhận xét nào dưới đây là đúng khi nói về chủ trương phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (12/1946) của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh? A. Là một quyết định lịch sử, khẳng định Việt Nam không bao giờ khơi mào đối đầu về quân sự, việc tiến hành chiến tranh chỉ là bắt buộc. B. Là một quyết định đúng đắn đồng thời là lựa chọn duy nhất của Việt Nam. C. Là một quyết định sai lầm đẩy nhân dân vào cuộc chiến tranh hao người tốn của. D. Là một chủ chương đúng đắn nhưng chưa đáp ứng được phương châm ngoại giao của Việt Nam. Xem đáp án Câu 9: Mã câu hỏi: 31671 Nhân dân Campuchia đã sát cánh cùng nhân dân Việt Nam và Lào tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ kể từ sau sự kiện A. nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia được thành lập B. họp Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương C. kí Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương D. Chính phủ Xihanuc bị lật đổ bởi các thế lực tay sai của Mĩ Xem đáp án Câu 10: Mã câu hỏi: 31672 Mục đích của Pháp khi kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) với triều đình Huế là A. mở rộng các quyền lợi kinh tế, văn hóa cho nhân dân Việt Nam. B. nới rộng các quyền lợi kinh tế cho Việt Nam. C. xoa dịu dư luận và mua chuộc những phần tử phong kiến đầu hàng. D. thể hiện sức mạnh của Pháp trong việc xâm lược Việt Nam. Xem đáp án Câu 11: Mã câu hỏi: 31673 Cách thạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam diễn ra thắng lợi nhanh chóng trên cơ sở kết hợp điều kiện khách quan và chủ quan, trong đó điều kiện chủ quan giữ vai trò A. quan trọng B. đặc biệt C. cần thiết D. quyết định Xem đáp án Câu 12: Mã câu hỏi: 31674 Phong trào Duy tân của Phan Châu Trinh ở Việt Nam đầu thế kỉ XX được đánh giá là A. một cuộc vận động yêu nước B. một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc C. một cuộc cách mạng văn hóa thực sự D. một cuộc vận động dân chủ Xem đáp án Câu 13: Mã câu hỏi: 31675 Việc nhân nhựợng của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối với Trung Hoa Dân Quốc năm đầu sau cách mạng tháng Tám năm 1945 là A. sự nhân nhượng từng bước B. sự nhân nhượng có nguyên tắc C. sự nhân nhượng tuyệt đối D. sự nhân nhượng hoàn toàn Xem đáp án Câu 14: Mã câu hỏi: 31676 Việc kí kết và thi hành Hiệp định Giơnevơ đã tạo ra sự chuyển biến như thế nào đối với cách mạng Việt Nam ngày sau năm 1954? A. Chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công về chiến lược. B. Chuyển từ thế bị động phòng ngự sang thế tiến công về chiến lược. C. Chuyển từ thế tiến công về chiến lược sang thế giữ gìn lực lượng. D. Chuyển từ thế bị động sang thế chủ động. Xem đáp án Câu 15: Mã câu hỏi: 31677 Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông (1925) được thành lập tại Quảng Châu với tôn chỉ A. thiết lập một xã hội bình đẳng và bác ái B. liên lạc với các dân tộc bị áp bức để cùng làm cách mạng đánh đổ đế quốc C. trước làm dân tộc cách mạng, sau làm cách mạng thế giới D. tập hợp những người dân thuộc địa trên đất Pháp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân Xem đáp án ◄1...3536373839...179► ADSENSE ADMICRO TRA CỨU CÂU HỎI Nhập ID câu hỏi: Xem lời giải CHỌN NHANH BÀI TẬP Theo danh sách bài tập Tất cả Làm đúng () Làm sai () Mức độ bài tập Tất cả Nhận biết (0) Thông hiểu (0) Vận dụng (0) Vận dụng cao (0) Theo loại bài tập Tất cả Lý thuyết (0) Bài tập (0) Theo dạng bài tập Tất cả Bộ đề thi nổi bật