QUẢNG CÁO Tham khảo 1052 câu hỏi trắc nghiệm về Đề thi học kì môn Lịch sử Câu 1: Mã câu hỏi: 52052 Một trong những mục đích chính của thực dân Pháp trong quá trình thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929) là A. bù đăp thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra. B. đầu tư phát triên toàn diện nền kinh tế Đông Dương. C. đầu tư phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng ở Đông Dương. D. hoàn thành việc bình định để thống trị Đông Dương. Xem đáp án Câu 2: Mã câu hỏi: 52053 Hai tỉnh nào giành được chính quyền muộn nhất trong cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám năm 1945 ? A. Biên Hòa và Thủ Dầu Một B. Gia Định và Hà Tiên C. Đồng Nai Thượng và Hà Tiên D. Mĩ Tho và Biên Hòa Xem đáp án Câu 3: Mã câu hỏi: 52055 Từ giữa những năm 70 của thế kỷ XX, cách mạng công nghệ đã trở thành cốt lõi của cuộc A. cách mạng công nghiệp. B. cách mạng khoa học-kỹ thuật hiện đại. C. cách mạng thông tin. D. cách mạng khoa học-kỹ thuật lần thứ nhất. Xem đáp án Câu 4: Mã câu hỏi: 52056 Đại biểu của tổ chức cộng sản nào dưới đây không tham dự Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930? A. An Nam cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn. B. Đông Dương Cộng sản liên đoàn. C. An Nam Cộng sản Đảng. D. Đông Dương Cộng sản Đảng. Xem đáp án Câu 5: Mã câu hỏi: 52057 Biện pháp căn bản và lâu dài để giải quyết nạn đói ở Việt Nam sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là A. thực hiện lời kêu gọi cứu đói của Hồ Chí Minh. B. thực hiện phong trào thi đua tăng gia sản xuất. C. nghiêm trị những người đầu cơ tích trữ lúa gạo. D. tổ chức điều hòa thóc gạo giữa các địa phương. Xem đáp án Câu 6: Mã câu hỏi: 52059 Phương pháp đấu tranh được Đảng ta sử dụng trong giai đoạn 1936- 1939 là A. đấu tranh chính trị, thỏa hiệp, nhượng bộ với thực dân Pháp. B. đấu tranh vũ trang lật đổ chính quyền thực dân, phong kiến. C. kết hợp đấu tranh công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp. D. đấu tranh chính trị kết hợp với khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Xem đáp án Câu 7: Mã câu hỏi: 52060 Kẻ thù nguy hiểm nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong năm đầu sau ngày Cách mạng tháng Tám (1945) thành công là A. Đế quốc Anh. B. Phát xít Nhật. C. Trung Hoa Dân Quốc. D. Thực dân Pháp. Xem đáp án Câu 8: Mã câu hỏi: 52062 Năm 1929, những tổ chức cộng sản nào xuất hiện ở Việt Nam? A. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn. B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản đảng. C. Tân Việt Cách mạng đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản đảng. D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn Xem đáp án Câu 9: Mã câu hỏi: 52063 Vì sao Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939) quyết định đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu? A. Nhân dân Việt Nam phải chịu hai tầng áp bức, bóc lột của Pháp và Nhật. B. Quân phiệt Nhật hoàn thành xâm lược và thống trị nhân dân Dông Dương. C. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc và tay sai phát triển gay gắt. D. Nước Pháp bị Đức chiếm đóng làm cho quân Pháp ở Đông Dương suy yếu. Xem đáp án Câu 10: Mã câu hỏi: 52064 Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, thế giới chuyển dần sang xu thế nào? A. Hòa hoãn, cạnh tranh và tránh mọi xung đột. B. Thỏa hiệp, nhân nhượng và kiềm chế đối đầu. C. Tiếp xúc, thỏa hiệp và mở rộng liên kết. D. Hòa dịu, đối thoại và hợp tác phát triển. Xem đáp án Câu 11: Mã câu hỏi: 52065 Năm nước thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc gồm những quốc gia nào? A. Liên Xô (Nga), Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc B. Liên Xô (Nga), Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Đức C. Liên Xô (Nga), Mĩ, Nhật, Pháp, Trung Quốc D. Liên Xô (Nga), Mĩ, Anh, Đức, Trung Quốc Xem đáp án Câu 12: Mã câu hỏi: 52067 Bản chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12-3-1945) của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là A. thực dân Pháp và tay sai. B. thực dân Pháp. C. phát xít Nhật. D. phát xít Nhật và thực dân Pháp. Xem đáp án Câu 13: Mã câu hỏi: 52068 Khó khăn nghiêm trọng nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là A. tài chính. B. giặc dốt. C. nạn đói. D. giặc ngoại xâm. Xem đáp án Câu 14: Mã câu hỏi: 52069 Hiệp ước Bali (1976) được kí kết tại Hội nghị cấp cao lần thứ nhất của tổ chức ASEAN là tên viết tắt của A. hiệp ước thân thiện và hợp tác. B. hiệp ước bình đẳng và thân thiện. C. hiệp ước hòa bình và hợp tác. D. hiệp ước hợp tác phát triển. Xem đáp án Câu 15: Mã câu hỏi: 52070 Đâu không phải là lí do để các nước Đông Nam Á thành lập ra tổ chức ASEAN? A. Muốn hợp tác để phát triển. B. Sự xuất hiện và hoạt động hiệu quả của các tổ chức liên kết khu vực đã cổ vũ các Đông Nam Á. C. Muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực. D. Muốn thành lập một liên minh quân sự để chống lại ảnh hưởng của các nước lớn. Xem đáp án ◄1...1617181920...71► ADSENSE ADMICRO TRA CỨU CÂU HỎI Nhập ID câu hỏi: Xem lời giải CHỌN NHANH BÀI TẬP Theo danh sách bài tập Tất cả Làm đúng () Làm sai () Mức độ bài tập Tất cả Nhận biết (0) Thông hiểu (0) Vận dụng (0) Vận dụng cao (0) Theo loại bài tập Tất cả Lý thuyết (0) Bài tập (0) Theo dạng bài tập Tất cả Bộ đề thi nổi bật