Sau đây mời các em học sinh lớp 7 cùng tham khảo Bài ôn tập cuối chương 5 Toán 7 Kết nối tri thức. Bài giảng đã được soạn khái quát lại các kiến thức cần nhớ đã học, đồng thời có các bài tập minh họa có lời giải chi tiết giúp các em dễ dàng nắm được kiến thức trọng tâm của bài. Chúc các em có một tiết học thật hay!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Thu thập và phân loại dữ liệu
a) Thu thập và phân loại dữ liệu
- Ta thường thu thập từ các nguồn: Internet, sách báo, ti-vi, lập phiếu hỏi, phỏng vấn, làm thí nghiệm,….
- Dữ liệu là số còn gọi là dữ liệu định lượng
- Dữ liệu là không là số còn gọi là dữ liệu định tính.
b) Tính đại diện của dữ liệu
- Dữ liệu thu được phải đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ đối tượng được quan tâm.
Nhận xét
- Để có thể đưa ra các kết luận hợp lí, dữ liệu thu được phải đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ đối tượng đang được quan tâm.
- Chẳng hạn, khi đối tượng quan tâm là toàn thể học sinh thì không thể chỉ lấy ý kiến các bạn nam hoặc chỉ lấy ý kiến của các bạn trong câu lạc bộ Toán học,... mà phải lấy ý kiến của các học sinh được chọn một cách ngẫu nhiên.
1.2. Biểu đồ hình quạt tròn
a) Đọc và mô tả biểu đồ hình quạt tròn
Biểu đồ hình quạt tròn dùng để so sánh các phần trong toàn bộ dữ liệu Trong biểu đồ hình quạt tròn, phần chính là hình tròn biểu diễn dữ liệu được chia thành nhiều hình quạt ( được tô màu khác nhau). Mỗi hình quạt biểu diễn tỉ lệ của một phần so vói toàn bộ dữ liệu. Cả hình tròn biểu diễn toàn bộ dữ liệu, ứng với 100%. |
---|
Chú ý:
+ Hai hình quạt giống nhau biểu diễn cùng một tỉ lệ
+ Phần hình quạt ứng với một nửa hình tròn biểu diễn tỉ lệ 50%
+ 1% tương ứng với hình quạt có góc ở tâm hình tròn là 3,6 độ.
b) Biểu diễn dữ liệu vào biểu đồ hình quạt tròn
* Cách vẽ biểu đồ hình quạt tròn:
+ Vẽ 1 đường tròn
+ Tính số đo góc của hình quạt biểu diễn từng đối tượng
+ Đo góc và chia hình tròn thành các hình quạt có số đo tương ứng
+ Điền số phần trăm tương ứng vào từng hình quạt, tô màu và viết chú thích, đặt tên cho biểu đồ
c) Phân tích dữ liệu trong biểu đồ hình quạt
Ứng dụng để dự doán
Biểu đồ Hình cho sau cho biết các hoạt động của học sinh khối 7 tại một trường trung học trong thời gian rảnh rỗi.
Hãy dự đoán trong 200 học sinh khối 7 của trường đó có khoảng bao nhiêu bạn thích chơi thể thao trong thời gian rảnh rỗi.
Giải
Số học sinh khối 7 của trường thích chơi thể thao trong thời gian rảnh rỗi là khoảng:
\(200.305 = 200.\frac{{30}}{{100}} = 30\) (học sinh)
1.3. Biểu đồ đoạn thẳng
a) Giới thiệu về biểu đồ đoạn thẳng
Biểu đồ đoạn thẳng thường được dùng để biểu diễn sự thay đổi của một đại lượng theo thời gian. Các thành phần của biểu đồ đoạn thẳng gồm: * Trục ngang biểu diễn thời gian; * Trục đứng biểu diễn đại lượng ta đang quan tâm; * Mỗi điểm biểu diễn giá trị của đại lượng tại một thời điểm. Hai điểm liên tiếp được nối với nhau bằng một đoạn thẳng. * Tiêu đề của biểu đồ thường ở dòng trên cùng. |
---|
Trong biểu đồ trên, trục ngang biểu diễn thời gian (năm), trục đứng biểu diễn số dân (đơn vị triệu người), mỗi điểm biểu diễn số dân của Việt Nam tại năm tương ứng.
b) Đọc và phân tích dữ liệu trong biểu đồ đoạn thẳng
- Biểu đồ đoạn thẳng giúp ta dễ dàng nhận ra xu thế của đại lượng ta đang quan tâm theo thời gian.
- Độ dốc của biểu đồ đoạn thẳng cho biết tốc độ tăng của đại lượng được biểu diễn trong biểu đồ.
Chú ý: Đôi khi người ta biểu diễn nhiều bộ số liệu trên cùng một biểu đồ để dễ so sánh (mỗi đường có chú giải ứng với một bộ số liệu).
c) Vẽ biểu đồ đoạn thẳng
Để vẽ biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn số liệu về chiều cao cây đậu trong Bảng dưới đây, ta thực hiện theo các bước sau:
* Bước 1: Vẽ trục ngang biểu diễn ngày, trục đứng biểu diễn chiều cao cây đậu. Do chiều cao lớn nhất là 2,5 cm và thấp nhất là 0,5 cm nên ở trục đứng ta chọn đơn vị là 0,5 và giá trị lớn nhất là 3 (Hình sau).
* Bước 2: Với mỗi ngày trên trục ngang, chiều cao của cây đậu tại ngày đó được biểu diễn bởi một điểm (Hình sau).
* Bước 3: Nối các điểm liên tiếp với nhau bằng các đoạn thẳng (Hình sau).
* Bước 4: Ghi chú thích cho các trục, điển giá trị tại các điểm (nếu cần) và đặt tên cho biểu đồ để hoàn thiện biểu đồ (Hình sau).
Nhận xét: Độ dốc của biểu đồ phụ thuộc vào việc chọn đơn vị của trục đứng. Khi số liệu lớn trong khi đơn vị độ dài của trục đứng nhỏ thì ta không nên vẽ trục đứng bắt đầu từ 0.
Bài tập minh họa
Câu 1: Em hãy lấy ví dụ về dữ liệu không là số, có thể sắp xếp theo thứ tự.
Hướng dẫn giải
Dãy dữ liệu về tên gọi của 5 bạn trong lớp được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái:
“Nguyễn Xuân Anh”, “Nguyễn Văn Bình”, “Cao Văn Dũng”, “Vũ Thị Thu Hiền”, “Trần Đức Lương”.
Câu 2: Cho biểu đồ Hình sau:
a) Hãy liệt kê ba nguồn điện chủ yếu của Việt Nam năm 2019.
b) Biết sản lượng điện của Việt Nam năm 2019 là 240,1.109 kWh. Em hãy cho biết trong năm này Việt Nam đã nhập khẩu bao nhiêu kWh điện.
Hướng dẫn giải
a) Ba nguồn điện chủ yếu của Việt Nam là: Điện than, Thủy điện, Điện khí.
b) Năm 2019 Việt Nam đã nhập khẩu:
\(240,{1.10^9}.\frac{{1,4}}{{100}} = 285,{74.10^7}\)kWh
Câu 3: Biểu đồ Hình 5.25 cho biết số lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong những năm gần đây.
a) Năm 2018 có bao nhiêu lượt khách quốc tế đến Việt Nam?
b) Từ năm 2015 đến năm 2019, số lượt khách quốc tế đến Việt Nam có xu hướng tăng hay giảm?
c) Em có biết vì sao số lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2020 lại giảm mạnh không?
Hướng dẫn giải
a) Năm 2018 có 15,5 triệu lượt lượt khách quốc tế đến Việt Nam.
b) Từ năm 2015 đến năm 2019, số lượt khách quốc tế đến Việt Nam có xu hướng tăng.
c) Số lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2020 giảm mạnh vì dịch Covid 19.
Luyện tập Ôn tập Chương 5 Toán 7 KNTT
Qua bài giảng này giúp các em học sinh:
- Ôn tập và hệ thống lại các kiến thức trọng tâm của chương.
- Áp dụng các kiến thức đã học vào giải các bài tập một cách dễ dàng.
3.1. Bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 5 Toán 7 KNTT
Để cũng cố bài học xin mời các em cũng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 7 Kết nối tri thức Bài tập cuối chương 5 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.
-
- A. Giới tính;
- B. Tuổi
- C. Sở thích
- D. Cả A và C
-
- A. Dữ liệu trên đại diện cho khả năng tự nấu ăn của các bạn học sinh lớp 7A;
- B. Dữ liệu trên đại diện cho khả năng tự nấu ăn của các bạn học sinh nữ lớp 7A;
- C. Dữ liệu trên đại diện cho khả năng tự nấu ăn của các bạn học sinh nam lớp 7A;
- D. Tất cả đều đúng.
-
- A. \(\frac{1}{4}\)
- B. \(\frac{1}{2}\)
- C. \(\frac{10}{20}\)
- D. \(\frac{7}{20}\)
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK cuối Chương 5 Toán 7 KNTT
Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 7 Kết nối tri thức Bài tập cuối chương 5 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Giải bài 5.18 trang 108 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải bài 5.19 trang 108 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải bài 5.20 trang 109 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải bài 5.21 trang 109 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải Câu hỏi 1 trang 92 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải Câu hỏi 2 trang 92 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải Câu hỏi 3 trang 92 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải Câu hỏi 4 trang 92 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải Câu hỏi 5 trang 92 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải Câu hỏi 6 trang 92 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải bài 5.25 trang 93 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải bài 5.26 trang 93 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải bài 5.27 trang 94 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải bài 5.28 trang 94 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải bài 5.29 trang 94 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải bài 5.30 trang 95 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải bài 5.31 trang 96 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải bài 5.32 trang 98 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Hỏi đáp Ôn tập Chương 5 Toán 7 KNTT
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Toán Học 7 HỌC247