Để giúp các em học tập hiệu quả môn Toán 7 sách Kết nối tri thức, đội ngũ HỌC247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài Biểu đồ đoạn thẳng. Bài giảng gồm kiến thức cần nhớ về đọc và phân tích dữ liệu trong biểu đồ đoạn thẳng, các vẽ biểu đồ đoạn thẳng,... Bên cạnh đó còn có các bài tập minh họa có hướng dẫn giải chi tiết, giúp các em học tập và củng cố thật tốt kiến thức. Mời các em cùng tham khảo.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Giới thiệu về biểu đồ đoạn thẳng
Biểu đồ đoạn thẳng thường được dùng để biểu diễn sự thay đổi của một đại lượng theo thời gian. Các thành phần của biểu đồ đoạn thẳng gồm: * Trục ngang biểu diễn thời gian; * Trục đứng biểu diễn đại lượng ta đang quan tâm; * Mỗi điểm biểu diễn giá trị của đại lượng tại một thời điểm. Hai điểm liên tiếp được nối với nhau bằng một đoạn thẳng. * Tiêu đề của biểu đồ thường ở dòng trên cùng. |
---|
Ví dụ: các thành phần của biểu đồ đoạn thẳng được biểu diễn như sau:
Trong biểu đồ trên, trục ngang biểu diễn thời gian (năm), trục đứng biểu diễn số dân (đơn vị triệu người), mỗi điểm biểu diễn số dân của Việt Nam tại năm tương ứng.
1.2. Đọc và phân tích dữ liệu trong biểu đồ đoạn thẳng
- Biểu đồ đoạn thẳng giúp ta dễ dàng nhận ra xu thế của đại lượng ta đang quan tâm theo thời gian.
- Độ dốc của biểu đồ đoạn thẳng cho biết tốc độ tăng của đại lượng được biểu diễn trong biểu đồ.
Ví dụ: Cho biều đồ đoạn thằng sau:
a) Biểu đồ này cho ta biết thông tin gì?
b) Trong tháng Sáu, cửa hàng bán được loại máy tính nào nhiều hơn?
c) Phân tích xu thế về số lượng máy loại mà cửa hàng bán được. Thời gian tiếp theo cửa hàng nên nhập nhiều loại máy tính nào?
Giải
a) Biểu đồ cho biết số lượng máy tính để bàn và máy tính xách tay một cửa hàng bán được trong 6 tháng đầu năm.
b) Trong tháng Sáu, cửa hàng bán được nhiều máy tính xách tay hơn.
c) Trong hai tháng đầu, số lượng máy tính để bàn bán được nhiều hơn. Bốn tháng sau, số lượng máy tính để bàn bán được ngày càng giảm, trong khi số lượng máy tính xách tay bán được có xu hướng tăng. Vì thế, thời gian tới cửa hàng nên nhập nhiều máy tính xách tay.
Chú ý: Đôi khi người ta biểu diễn nhiều bộ số liệu trên cùng một biểu đồ để dễ so sánh (mỗi đường có chú giải ứng với một bộ số liệu).
1.3. Vẽ biểu đồ đoạn thẳng
Để vẽ biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn số liệu về chiều cao cây đậu trong Bảng dưới đây, ta thực hiện theo các bước sau:
* Bước 1: Vẽ trục ngang biểu diễn ngày, trục đứng biểu diễn chiều cao cây đậu. Do chiều cao lớn nhất là 2,5 cm và thấp nhất là 0,5 cm nên ở trục đứng ta chọn đơn vị là 0,5 và giá trị lớn nhất là 3 (Hình sau).
* Bước 2: Với mỗi ngày trên trục ngang, chiều cao của cây đậu tại ngày đó được biểu diễn bởi một điểm (Hình sau).
* Bước 3: Nối các điểm liên tiếp với nhau bằng các đoạn thẳng (Hình sau).
* Bước 4: Ghi chú thích cho các trục, điển giá trị tại các điểm (nếu cần) và đặt tên cho biểu đồ để hoàn thiện biểu đồ (Hình sau).
Nhận xét: Độ dốc của biểu đồ phụ thuộc vào việc chọn đơn vị của trục đứng. Khi số liệu lớn trong khi đơn vị độ dài của trục đứng nhỏ thì ta không nên vẽ trục đứng bắt đầu từ 0.
Bài tập minh họa
Câu 1: Biểu đồ Hình 5.25 cho biết số lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong những năm gần đây.
a) Năm 2018 có bao nhiêu lượt khách quốc tế đến Việt Nam?
b) Từ năm 2015 đến năm 2019, số lượt khách quốc tế đến Việt Nam có xu hướng tăng hay giảm?
c) Em có biết vì sao số lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2020 lại giảm mạnh không?
Hướng dẫn giải
a) Năm 2018 có 15,5 triệu lượt lượt khách quốc tế đến Việt Nam.
b) Từ năm 2015 đến năm 2019, số lượt khách quốc tế đến Việt Nam có xu hướng tăng.
c) Số lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2020 giảm mạnh vì dịch Covid 19.
Câu 2: Bảng thống kê sau đây cho biết thành tích của một vận động viên chạy cự li 1500m trong thời gian luyện tập từ tuần 1 đến tuần 7.
Hãy vẽ biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn bảng số liệu trên.
Hướng dẫn giải
Bước 1. Vẽ trục ngang biểu diễn tuần, trục đứng biểu diễn thành tích.
Do thành tích lớn nhất là 8, thấp nhất là 6 và có thành tích 6,5 nên ở trục đứng ta chọn đơn vị là 0,5 và giá trị lớn nhất là 9.
Bước 2. Với mỗi tuần trên trục ngang, thành tích của vận động viên tại tuần đó được biểu diễn bởi một điểm.
Bước 3. Nối các điểm liên tiếp với nhau bằng các đoạn thẳng.
Bước 4. Ghi chú thích cho các trục, điền giá trị tại các điểm (nếu cần) và đặt tên cho biểu đồ để hoàn thiện biểu đồ.
Luyện tập Bài 19 Toán 7 KNTT
Qua bài giảng ở trên, giúp các em học sinh:
- Đọc và mô tả dữ liệu từ biểu đó đoạn thẳng.
- Vẽ biểu đồ đoạn thẳng.
- Nhận ra vấn để hoặc quy luật đơn giản từ việc phân tích biểu đồ đoạn thẳng.
3.1. Bài tập trắc nghiệm Bài 19 Toán 7 KNTT
Để cũng cố bài học xin mời các em cũng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 7 Kết nối tri thức Chương 5 Bài 19 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.
-
Câu 1:
Biểu đồ đoạn thẳng:
- A. Trục ngang biểu diễn thời gian;
- B. Trục ngang biểu diễn đại lượng đang quan tâm;
- C. Tiêu đề của biểu đồ thường ở bên trái;
- D. Hai điểm biểu diễn giá trị của đại lượng tại một thời điểm.
-
- A. Năm 1979 đến 2009;
- B. Năm 1989 đến 2019;
- C. Năm 1979 đến 2019;
- D. Năm 1999 đến 2019.
-
- A. Số dân Việt Nam tại các năm tương ứng;
- B. Tỉ lệ gia tăng dân số;
- C. Tổng dân số Việt Nam qua 5 lần điều tra;
- D. Tất cả đều sai.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 19 Toán 7 KNTT
Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 7 Kết nối tri thức Chương 5 Bài 19 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Luyện tập 1 trang 101 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Hoạt động 1 trang 101 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Hoạt động 2 trang 101 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Luyện tập 2 trang 102 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Luyện tập 3 trang 103 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Luyện tập 4 trang 104 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Thử thách trang 104 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải bài 5.10 trang 105 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải bài 5.11 trang 105 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải bài 5.12 trang 105 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải bài 5.13 trang 105 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải bài 5.17 trang 87 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải bài 5.18 trang 88 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải bài 5.19 trang 88 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải bài 5.20 trang 89 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải bài 5.21 trang 90 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải bài 5.22 trang 90 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải bài 5.23 trang 90 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải bài 5.24 trang 90 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Hỏi đáp Bài 19 Toán 7 KNTT
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Toán Học 7 HỌC247