-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 91071
Phần 1: Đọc - hiểu văn bản (3,0 điểm)
Hãy đọc bài báo được trích dưới đây rồi trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:
“Mỗi khi bảng công việc trong nhà trẻ có thể làm của chuyên gia Montessori được chia sẻ trên Facebook, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn khá bất ngờ, hoài nghi khi biết ở độ tuổi của con, con có thể làm được rất nhiều việc phù hợp.
Cho trẻ làm việc nhà không có gì gọi là phi thực tế (...)
Việc nhà theo từng độ tuổi của trẻ
Theo thời gian, ý nghĩa của việc làm việc nhà sẽ theo con vươn xa ra ngoài xã hội. Những việc tuy vặt vãnh, nhỏ nhặt nhưng lặp đi lặp lại thường xuyên sẽ giúp trẻ trang bị kĩ năng thực tế, giúp trẻ sớm hình thành tính cách độc lập. Đến một lúc nào đó, con sẽ cảm thấy thoải mái khi chia sẻ công việc với người đồng hành (chồng/vợ/bạn bè), chứ không phải là làm vì nghĩa vụ, làm một cách thụ động. Đồng thời, nó sẽ giúp trẻ nhận ra năng lực bản thân (...)"
(Dẫn theo: “Dạy trẻ làm việc nhà tốt hơn cho con đi học múa, võ ...”. - songkhoe.vn)
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 91073
Trong bài báo, việc nhà cho trẻ được phân loại từ độ tuổi nào đến độ tuổi nào? (0,5 điểm)
Xem đáp án
- Việc nhà cho trẻ được phân theo các độ tuổi sau:
- Từ 4 - 5 tuổi
- Từ 7 - 8 tuổi
- Từ 12 tuổi trở lên
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 91074
Liệt kê hai danh từ có trong câu: “Cho trẻ làm việc nhà không có gì gọi là phi thực tế”. (0,5 điểm)
Xem đáp án
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 91075
Em hiểu như thế nào về nội dung: làm “việc nhà” sẽ “giúp trẻ sớm hình thành tính cách độc lập”? (1,0 điểm)
Xem đáp án
- “Làm việc nhà” sẽ “giúp trẻ sớm hình thành tính cách độc lập” có nghĩa là: khi cho trẻ làm các công việc trong gia đình, chúng có thể dần dần tự chăm sóc cho bản thân mà không cần đến sự hỗ trợ của bố mẹ. Đây chính là cơ sở cho sự hình thành tính cách độc lập của trẻ em.
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 91076
Đề xuất một “việc nhà” mà em cho là học sinh từ 13 đến 15 tuổi biết làm thuần thục. Hãy viết ngắn gọn các bước để làm công việc đó. (1,0 điểm)
Xem đáp án
- Học sinh có thể lựa chọn một trong các công việc nêu ở bảng phù hợp với độ tuổi từ 13 – 15 như: Nấu một bữa cơm hoàn chỉnh, lau nhà,... Sau đó trình bày ngắn gọn cách thức tiến hành công việc đó.
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 91078
Phần 2: Tạo lập văn bản (7,0 điểm):
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 91080
Một số điều không tốt nếu học sinh ở độ tuổi trung học cơ sở không biết làm công việc nhà.
Bằng hiểu biết của mình, em hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ để bày tỏ quan điểm về vấn đề trên. (2,0 điểm)
Xem đáp án
- Giải thích vấn đề
- Việc nhà là những công việc diễn ra trong gia đình. Con người dọn dẹp, sửa sang khiến cho không gian sống sạch sẽ hơn, tiện nghi hơn.
- → Bất cứ thành viên nào trong gia đình cũng phải tham gia vào công việc dọn dẹp không gian sống của gia đình, đặc biệt là các bạn học sinh.
- Bàn luận vấn đề
- Một số việc nhà cơ bản: rửa bát, quét nhà, gấp quần áo, nấu cơm,...
- Tác hại khi học sinh không làm việc nhà:
- Không gian sống trở nên bẩn thỉu, ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và gia đình.
- Không thể tự chăm lo cho bản thân nếu xa gia đình.
- Hình thành nên thói quen ỷ lại, dựa dẫm vào những người xung quanh.
- Trở thành kẻ lười biếng, không tự lập.
- Trở thành gánh nặng cho cha mẹ, luôn phải lo lắng cho đứa con đã trưởng thành về thể xác trong khi tâm hồn vẫn chỉ là đứa trẻ lên ba.
- Nguyên nhân tình trạng lười làm việc nhà của học sinh hiện nay:
- Do được bố mẹ nuông chiều.
- Do thói quen lười nhác, ỷ lại.
- Liên hệ bản thân
- Bên cạnh đó vẫn còn có rất nhiều người siêng năng, chăm chỉ làm việc nhà tạo nên môi trường sống trong lành, giúp con người luôn khỏe mạnh, thoải mái.
- Làm việc nhà là một thói quen tốt cho bản thân. Không những vậy, làm việc nhà còn thể hiện sự yêu thương, biết quan tâm, chia sẻ những công việc trong gia đình với bố mẹ.
- Em đã làm những công việc nhà nào? Làm việc nhà có ý nghĩa thế nào với em?
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 91082
“Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn lớp 9, tập 1) là một trích đoạn truyện ngắn hay. Qua năm tháng nhiều bạn đọc không thể quên được hình ảnh cô bé Thu trong truyện. Còn em thì sao?
Hãy viết bài văn trình bày cảm nhận của mình về nhân vật bé Thu trong đoạn trích nêu trên. (5,0 điểm)
Xem đáp án
- Giới thiệu chung về tác giả tác phẩm
- Nguyễn Quang Sáng là nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam. Sinh ra, lớn lên và hoạt động chủ yếu ở chiến trường miền Nam nên các sáng tác của ông hầu như chỉ xoay quanh cuộc sống con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình.
- Tác phẩm của ông có nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim.
- Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được viết năm 1966 (khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ) và được đưa vào tập truyện cùng tên.
- Phân tích
- Giới thiệu nhân vật bé Thu
- Là cô bé sinh ra và lớn lên trong chiến tranh nên trong suốt 8 năm trời cô bé không được gặp ba. Cô chỉ biết mặt ba qua tấm ảnh ba chụp chung với má.
- Được tái hiện qua cuộc gặp gỡ vẻn vẹn 3 ngày ngắn ngủi với cha sau 8 năm xa cách.
- Cảm nhận về bé Thu: Cô bé bướng bỉnh, cá tính nhưng yêu thương ba sâu sắc.
- Trước khi bé Thu nhận ông Sáu là ba:
- Những tưởng ngày đoàn viên sau 8 năm xa cách phải đầy mừng tủi, hạnh phúc nhưng cô bé lại thể hiện một thái độ khác thường:
- Trước sự xúc động của ông Sáu, ba bé Thu thì cô bé ngạc nhiên, hoảng sợ, mặt tái đi, bỏ chạy, cầu cứu má.
- Những ngày sau đó dù ông dành hết thời gian bên con, yêu thương, chăm sóc nhưng bé Thu vẫn lạnh nhạt, xa lánh thậm chí bướng bỉnh, ngang ngạnh cự tuyệt ông:
- Cô bé không chịu gọi ông là cha. Những lúc phải nói với ông nó chỉ gọi trống không, bất chấp sự trách móc của mẹ.
- Lúc khó khăn, nguy cấp khi phải chắt nước nồi cơm vừa to, vừa nặng quá sức mình con bé cũng không chịu nhờ ông Sáu. Nó tự xoay sở để không phải gọi ông là ba.
- Cô bé còn từ chối sự chăm sóc của ông rất quyết liệt. Nó hất miếng trứng cá ông gắp cho ra khỏi bát làm đổ cả cơm.
- Lúc ông Sáu không kìm được nỗi đau khổ nên đánh bé Thu, con bé ngay lập tức bỏ sang nhà bà ngoại.
- Miêu tả thái độ, hành động khác thường của con bé, tác giả đã:
- Tái hiện được hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
- Cho thấy bé Thu hồn nhiên nhưng cũng bướng bỉnh, cá tính. Cô không nhận ông Sáu là ba vì trên mặt ông có vết sẹo, không giống với người ba của cô bé trên tấm hình suốt 8 năm nay.
- Đặc biệt, cách chối từ tình cảm của ông Sáu chính là cách bé Thu thể hiện tình yêu thương thắm thiết giành cho cha mình.
- Khi bé Thu nhận ông Sáu là ba:
- Sau khi nghe bà ngoại giải thích, bé Thu đã trở về nhà trong sáng ngày ông Sáu lên đường về đơn vị. Con bé đã thay đổi hoàn toàn thái độ trong sự ngỡ ngàng của ông Sáu và mọi người.
- Nó không cau có, bướng bỉnh mà buồn rầu và nghĩ ngợi sâu xa.
- Khi bắt gặp cái nhìn trìu mến, buồn bã của ba đôi mắt nó bỗng xôn xao. Đó là cái xôn xao của sự đồng cảm. Bé Thu nhận ra những tiếc nuối, xót xa, yêu thương trong ánh mắt của ba mình.
- Đến giây phút cuối cùng, khi ông Sáu cất lời từ biệt con bé mới cất lên tiếng gọi ba xé lòng.
- Tiếng gọi bị kìm nén suốt 8 năm
- Tiếng gọi chất chứa bao tình yêu thương thắm thiết.
- Không chỉ vậy, nó xô đến ôm chặt lấy ba, hôn ba, hôn lên vết thẹo. Con bé muốn giữ chặt ba, không cho ba đi. Nó lo sợ ba sẽ đi mất. Nó muốn bày tỏ tất cả tình yêu của mình dành cho ba.
- → Trong khoảnh khắc, mọi khoảng cách với ba bị xóa bỏ, cô bé không giấu giếm sự gắn bó và tình cảm của mình dành cho ba → khiến mọi người xúc động.
- → Miêu tả biến đổi tình cảm của bé Thu, tác giả đã một lần nữa tô đậm tình yêu ba tha thiết. Khi lạnh nhạt cũng như khi quấn quýt, bé Thu đều hướng đến ba mình.
- → Qua đó, ta thấy bé Thu gan góc, bướng bỉnh nhưng rất giàu tình cảm và dễ xúc động.
- Kết bài.
- Nêu cảm nhận chung của em về nhân vật bé Thu.