Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 383576
Một vật dao động điều hòa với phương trình Acos(ωt+π/3)cm. Biết quãng đường vật đi được trong thời gian 1 s là 2 A và trong 2/3 đầu tiên là 9 cm. Giá trị của A và ω là
- A. 12 cm và 2π rad/s.
- B. 6 cm và π rad/s
- C. 12 cm và π rad/s.
- D. 6 cm và 2π rad/s.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 383577
Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = 4cos(πt – π/3)cm, t tính bằng s. Quãng đường chất điểm đi được sau 7 giây kể từ lúc t = 0 là
- A. 56 cm.
- B. 48 cm.
- C. 58 cm.
- D. 54 cm.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 383578
Một vật nhỏ dao động điều hòa, chọn mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của vật
- A. bằng động năng của vật khi vật tới vị trí cân bằng.
- B. tăng gấp đôi khi biên độ dao động của vật tăng gấp đôi.
- C. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng một nửa chu kỳ dao động của vật.
- D. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng chu kỳ dao động của vật.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 383579
Một con lắc lò xo nằm ngang có k=400N/m; m=100g; lấy g=10m/s2; hệ số ma sát giữa vật và mặt sàn là µ=0,02. Lúc đầu đưa vật tới vị trí cách vị trí cân bằng 4cm rồi buông nhẹ. Quãng đường vật đi được từ lúc bắt đầu dao động đến lúc dừng lại là:
- A. 1,6m
- B. 16m
- C. 16cm
- D. Đáp án khác
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 383580
Gắn vật m vào lò xo thì vật dao động với chu kỳ \({T_1} = 0,3{\rm{s}}\) , gắn vật m vào lò xo thì dao động với chu kỳ \({T_1} = 0,4{\rm{s}}\). Hỏi nếu gắn vật m vào lò xo \({K_1}\) song song \({K_2}\) thì chu kỳ của hệ là?
- A. 0,24s
- B. 0,42s
- C. 0,36s
- D. 0,34s
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 383581
Hai con lắc đơn dao động điều hòa tại cùng một nơi trên mặt đất, có năng lượng như nhau. Quả nặng của chúng có cùng khối lượng, chiều dài dây treo con lắc thứ nhất dài gấp đôi chiều dài dây treo con lắc thứ hai. Quan hệ về biên độ góc của hai con lắc là
- A. \({\alpha _1} = 2{\alpha _2}.\)
- B. \({\alpha _1} ={{\sqrt 2 }}{\alpha _2}.\)
- C. \({\alpha _1} = \frac{1}{{\sqrt 3 }}{\alpha _2}.\)
- D. \({\alpha _1} = \frac{1}{{\sqrt 2 }}{\alpha _2}.\)
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 383582
Khi nói về dao động cơ tắt dần của một vật, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Li độ của vật luôn giảm dần theo thời gian.
- B. Gia tốc cùa vật luôn giảm dần theo thời gian.
- C. Vận tốc của vật luôn giảm dần theo thời gian.
- D. Biên độ dao động giảm dần theo thời gian.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 383583
Một con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kì T và biên độ 5 cm. Biết trong một chu kì T khoảng thời gian để vật nhỏ của con lắc có độ lớn gia tốc không vượt T quá 100cm/s2 là \(\frac{T}{3}\) . Lấy \({\pi ^2} = 10\). Tần số dao động của vật là
- A. 4 Hz.
- B. 3 Hz.
- C. 2 Hz.
- D. 1 Hz.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 383584
Một vật dao động điều hoà với phương trình \(x = Acos\left( {\omega t + \frac{\pi }{3}} \right)cm\). Biết quãng đường vật đi được trong thời gian l(s) là 2A và \(\frac{2}{3}s\) đầu tiên là 9 cm. Giá trị của A và \(\omega \) là
- A. \(6cm{\rm{ }}và \;2\pi rad/s.\)
- B. \(5cm{\rm{ }}và \;\pi rad/s.\)
- C. \(6cm{\rm{ }}và \;\pi rad/s.\)
- D. \(12cm{\rm{ }}và \;\pi rad/s.\)
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 383585
Một máy dò tốc độ đang đứng yên phát sóng âm có tần số 150kHz về phía một oto đang chuyển động lại gần nó với tốc độ 45m/s. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. Hỏi tần số mà máy dò tốc độ nhận được là bao nhiêu?
- A. 158,8 Hz
- B. 195,8 kHz
- C. 189,5 Hz
- D. 98,5kHz
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 383586
Tiếng còi có tần số 1000 Hz phát ra từ một oto đang chuyển động tiến ra xa bạn với tốc độ 10 m/s, vận tốc âm trong không khí là 330 m/s. Khi đó bạn nghe được âm có tần số là:
- A. 969,69 Hz
- B. 970,59 Hz
- C. 1030,30 Hz
- D. 1031,25 Hz
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 383587
Một sóng cơ học lan truyền trong một môi trường A có vận tốc vA và khi truyền trong môi trường B có vận tốc vB = 2vA. Bước sóng trong môi trường B sẽ:
- A. Lớn gấp hai lần bước sóng trong môi trường A
- B. Bằng bước sóng trong môi trường A
- C. Bằng một nửa bước sóng trong môi trường A
- D. Lớn gấp bốn lần bước sóng trong môi trường A
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 383588
Một người đứng cách một bức tường 500 m nghe một tiếng súng nổ. Vị trí đặt súng cách tường 165 m. Người và súng cùng trên đường thẳng vuông góc với tường. Sau khi nghe tiếng nổ, người này lại nghe tiếng nổ do âm thanh phản xạ trên bức tường. Tốc độ âm thanh trong không khí là 330 m/s. Khoảng thời gian giữa hai tiếng nổ là:
- A. \( \frac{1}{3}s\)
- B. \( \frac{1}{6}s\)
- C. \(1s\)
- D. \(2s\)
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 383589
Một nguồn âm điểm S phát âm đẳng hướng với công suất không đổi hơng một môi trường không hấp thụ và không phản xạ âm. Lúc đầu, mức cường độ âm do S gây ra tại điểm M là L (dB). Khi cho S tiến lại gần M thêm mộ đoạn 60 m thì mức cường độ âm tại M lúc này là L + 6 (dB). Khoảng cách từ S đến N lúc đầu là
- A. 200 m.
- B. 120,3 m.
- C. 80,6 m.
- D. 40 m.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 383590
Trên một đường thẳng cố định trong môi trường đẳng hướng, không hấp thụ âm và phản xạ âm, một máy thu ở cách nguồn âm một khoảng d thu được âm có mức cường độ âm là L; khi dịch chuyển máy thu ra xa nguồn âm thêm 27 m thì mức cường độ âm thu được là L − 20 (dB). Khoảng cách d là
- A. 3cm
- B. 9 cm
- C. 11m.
- D. 10 m.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 383591
Một sợi dây AB có chiều dài 13cm, đầu A gắn vào một nhánh âm thoa còn đầu B dao động tự do. Cho âm thoa dao động theo phương ngang với tần số f = 20Hz, ta thấy trên dây có sóng dừng với 7 nút sóng (kể cả A). Tốc độ truyền sóng trên dây bằng bao nhiêu?
- A. 8 m/s
- B. 80 m/s
- C. 8 cm/s
- D. 80 cm/s
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 383592
Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, tốc độ truyền sóng là 6 m/s, A là điểm dao động với biên độ cực đại và B là điểm dao động với biên độ cực tiểu gần A nhất, biết AB = 2cm. Cần rung có tần số bằng bao nhiêu?
- A. 75Hz
- B. 150Hz
- C. 300Hz
- D. 50Hz
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 383593
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng giao thoa sóng?
- A. Là hiện tượng hai sóng kết hợp khi gặp nhau thì có những điểm ở đó chúng luôn luôn tăng cường lẫn nhau.
- B. Là hiện tượng hai sóng kết hợp khi gặp nhau thì có những điểm ở đó chúng luôn luôn triệt tiêu nhau
- C. Là hiện tượng hai sóng kết hợp khi gặp nhau thì có những điểm ở đó chúng luôn luôn tăng cường lẫn nhau, có những điểm ở đó chúng luôn luôn triệt tiêu nhau
- D. Là hiện tượng hai sóng khi gặp nhau thì có những điểm ở đó chúng luôn luôn tăng cường lẫn nhau, có những điểm ở đó chúng luôn luôn triệt tiêu nhau.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 383594
Một điện trở thuần R mắc vào mạch điện xoay chiều tần số 50Hz, muốn dòng điện trong mạch sớm pha hơn hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch một góc π/2 thì
- A. Người ta phải mắc thêm vào mạch một tụ điện nối tiếp với điện trở.
- B. Người ta phải mắc thêm vào mạch một cuộn cảm nối tiếp với điện trở.
- C. Người ta phải thay điện trở nói trên bằng một tụ điện.
- D. Người ta phải thay điện trở nói trên bằng một cuộn cảm.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 383595
Khi mắc một tụ điện vào mạng điện xoay chiều, nếu tần số của dòng điện xoay chiều:
- A. Càng nhỏ, dòng điện càng dễ đi qua.
- B. Càng lớn, dòng điện càng khó đi qua.
- C. Càng lớn, dòng điện càng dễ đi qua
- D. Bằng 0, dòng điện càng dễ đi qua.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 383596
Đối với dòng điện xoay chiều, khả năng cản trở dòng điện của tụ điện C.
- A. Càng lớn, khi tần số f càng lớn.
- B. Càng nhỏ, khi chu kỳ T càng lớn.
- C. Càng nhỏ, khi cường độ càng lớn.
- D. Càng nhỏ, khi điện dung của tụ C càng lớn.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 383597
Khi cho dòng điện xoay chiều có biểu thức i = I0cosωt(A) qua mạch điện chỉ có tụ điện thì hiệu điện thế tức thời giữa hai cực tụ điện:
- A. Nhanh pha đối với i.
- B. Có thể nhanh pha hay chậm pha đối với i tùy theo giá trị điện dung C.
- C. Nhanh pha π/2 đối với i.
- D. Chậm pha π/2 đối với i.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 383598
Một cuộn dây có độ tự cảm L = 1/π H, mắc vào dòng điện xoay chiều, trong một phút dòng điện đổi chiều 6000 lần, tính cảm kháng của mạch.
- A. 100 Ω
- B. 200 Ω.
- C. 150 Ω.
- D. 50 Ω
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 383599
Một tụ điện có C = 100−3/2π F mắc vào nguồn xoay chiều có điện áp u = U0cos100πt (V). Số chỉ Ampe kế trong mạch là bao nhiêu?
- A. 4A
- B. 5A
- C. 6A
- D. 7A
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 383600
Trong mạch dao động LC lí tưởng cường độ dòng điện i trong mạch dao động biến thiên điều hòa theo thời gian sớm pha hơn điện tích q trên một bản tụ điện một góc
- A. \(0 rad\)
- B. \(\pi rad\)
- C. \(2\pi rad\)
- D. \(\pi /2 rad\)
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 383601
Công suất tỏa nhiệt trong mạch điện xoay chiều phụ thuộc vào
- A. điện trở thuần R.
- B. cảm kháng.
- C. dung kháng.
- D. điện trở và tổng trở.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 383602
Cho đọan mạch có điện trở R, cuộn dây thuần cảm L và tụ điện C mắc nối tiếp. Biết điện áp hiệu dụng giữa hai đầu các phần tử trên lần lượt là 40 V, 80 V, 50 V. Hệ số công suất của đoạn mạch
- A. 0,8.
- B. 0,6.
- C. 0,25.
- D. 0,71.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 383603
Một phân xưởng cơ khí sử dụng một động cơ điện xoay chiều có hiệu suất 80%. Khi động cơ hoạt động nó sinh ra một công suất bằng 7,5 kW. Biết rằng, mỗi ngày động cơ hoặt động 8 giờ và giá tiền của một số điện công nghiệp là 2000 đồng. Trong một tháng (30 ngày), số tiền điện mà phân xưởng đó phải trả cho ngành điện là
- A. 2.700.000 đồng
- B. 1.350.000 đồng.
- C. 5.400.000 đồng.
- D. 4.500.000 đồng
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 383604
Bằng một đường dây truyền tải, điện năng từ một nhà máy phát điện nhỏ có công suất không đổi được đưa đến một xưởng sản xuất. Nếu tại nhà máy điện, dùng máy biến áp có tỉ số vòng dây cuộn thứ cấp và cuộn sơ cấp là 5 thì tại nơi sử dụng sẽ cung cấp đủ điện năng cho 80 máy hoạt động. Nếu dùng máy biến áp có tỉ số vòng dây của cuộn thứ cấp và cuộn sơ cấp là 10 thì tại nơi sử dụng cung cấp đủ điện năng cho 95 máy hoạt động. Nếu đặt xưởng sản xuất tại nhà máy điện thì cung cấp đủ điện năng số máy là
- A. 105
- B. 85
- C. 100
- D. 90
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 383605
Điều nào sau đây là sai khi nói về động cơ không đồng bộ 3 pha?
- A. Từ trường quay trong động cơ được tạo ra từ 3 đòng điện xoay chiều cùng pha.
- B. Động cơ không đồng bộ 3 pha có cầu tạo stato giống máy phát điện xoay chiều 3 pha.
- C. Stato là phần cảm và rôto là phần ứng .
- D. Rôto hình trụ có tác dụng như một cuộn dây quấn trên lõi thép.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 383606
Tìm phát biểu sai. Dao động điện từ trong mạch dao động LC bị tắt dần là do:
- A. Điện từ trường biến thiên tạo ra bức xạ sóng điện từ ra ngoài
- B. Dây dẫn có điện trở nên mạch mất năng lượng vì tỏa nhiệt
- C. Từ trường của cuộn dây biến thiên sinh ra dòng Fu-cô trong lõi thép của cuộn dây
- D. Có sự chuyển hóa năng lượng từ điện trường sang từ trường và ngược lại.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 383607
Dao động điện từ duy trì là dao động
- A. Có biên độ và năng lượng giảm dần theo thời gian
- B. Có biên độ không đổi mà không cần một nguồn nào cấp năng lượng
- C. Có mạch dao động cung cấp một phần năng lượng đúng bằng phần năng lượng mất mát trong mỗi giai đoạn của chu kì
- D. Là dao động điện từ cộng hưởng
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 383608
Tại điểm O trong khoảng không gian có điện trường xoáy, đặt một electron thì electron sẽ
- A. không chuyển động.
- B. chuyến động nhiều lần theo quỹ đạo tròn.
- C. chuyển động một lần theo quỹ đạo kín.
- D. chuyển động lặp đi lặp lại nhiều lần.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 383609
Giả sử một vệ tinh dùng trong truyền thông đang đứng yên so với mặt đất ở một độ cao xác định trong mặt phẳng Xích đạo Trái Đất; đường thẳng nối vệ tinh với tâm trái đất đi qua kinh tuyến 30°Đ. Coi Trái Đất như một quả cầu, bán kính là 6370 km; khối lượng là 6.1024 kg và chu kì quay quanh trục của nó là 24 h; hằng số hấp dẫn G = 6,67.10 − 11 N.m2/kg2. Sóng cực ngắn f > 30 MHz phát từ vệ tinh truyền thắng đến các điểm nằm trên Xích Đạo Trái Đất trong khoảng kinh độ nào dưới đây:
- A. Từ kinh độ 85°20’ Đ đến kinh độ 85°20’T.
- B. Từ kinh độ 111°20' Đ đến kinh đô 51°20’T.
- C. Từ kinh độ 81°20’ Đ đến kinh độ 81°20’T.
- D. Từ kinh độ 83°20'T đến kinh độ 83°20'Đ.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 383610
Chiếu một tia sáng trắng vào một lăng kính đặt trong không khí có góc chiết quang A=4o dưới góc tới hẹp. Biết chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ và tím lần lượt là 1,62 và 1,68. Độ rộng góc quang phổ của tia sáng đó sau khi ló khỏi lăng kính là
- A. 0,015 rad
- B. 0,0150
- C. 0,24 rad.
- D. 0,240
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 383611
Thực hiện giao thoa ánh sáng với nguồn gồm hai thành phần đơn sắc nhìn thấy có bước sóng λ1= 0,42 μm và λ2> λ1.Trên màn hứng các vân giao thoa, giữa hai vân gần nhất cùng màu với vân sáng trung tâm đếm được 14 vân sáng. Trong đó, số vân của bức xạ λ1 và của bức xạ λ2 lệch nhau 2 vân,, bước sóng của λ2 là
- A. 0,72 μm
- B. 0,54 μm
- C. 0,48 μm
- D. 0,45 μm
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 383612
Khi nghiên cứu quang phổ của các chất, chất nào dưới đây khi bị nung nóng đến nhiệt độ cao thì không phát ra quang phổ liên tục?
- A. Chất rắn.
- B. Chất lỏng.
- C. Chất khí ở áp suất thấp.
- D. Chất khí ở áp suất lớn
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 383613
Một bức xạ hồng ngoại có bước sóng 6.10-3mm, so với bức xạ tử ngoại có bước sóng 125nm thì có tần số nhỏ hơn
- A. 50 lần
- B. 48 lần
- C. 44 lần
- D. 40 lần
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 383614
Tia hồng ngoại, tia tử ngoại và tia Rơn – ghen không có tính chất chung nào nêu dưới đây?
- A. Đều có bước sóng nhỏ hơn so với ánh sáng nhìn thấy
- B. Đều là sóng điện từ
- C. Đều có tốc độ bằng nhau trong chân không
- D. Đều có tính chất sóng
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 383615
Phát biêu nào sau đây là đúng? Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân của chúng có
- A. số khối A bằng nhau.
- B. số prôton bằng nhau, số notron khác nhau.
- C. số nơtron bằng nhau, số prôton khác nhau.
- D. khối lượng bằng nhau.