Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 379330
Phong trào “Đồng khởi" (1959 - 1960) ở miền Nam Việt Nam đã
- A. làm sụp đổ hoàn toàn chỉnh quyền tay sai Ngô Đình Diệm
- B. làm thất bại hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ
- C. giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ
- D. mở ra bước ngoặt mới cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 379332
Với việc kí bản Tạm ước 14 - 9 - 1946, ta tiếp tục nhận nhượng cho Pháp một số quyền Việt Nam về
- A. kinh tế - văn hoá
- B. chính trị - quân sự
- C. kinh tế - quân sự
- D. chính trị - xã hội
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 379333
Hội nghị Ianta (tháng 2 - 1945) đã quyết định thành lập tổ chức nào nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới?
- A. ASEAN
- B. Liên minh châu Âu
- C. Hội Quốc liên
- D. Liên hợp quốc
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 379334
Tháng 12 - 1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã giành thắng lợi lớn ở
- A. Bắc Sơn và Võ Nhai
- B. Chợ Rạng và Đô Lương
- C. Phay Khắt và Nà Ngần
- D. Bắc Sơn và Đinh Bảng
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 379335
Cơ quan ngôn luận của Đông Dương Cộng sản đảng (tháng 6 - 1929) là báo
- A. Nhành lúa
- B. Thanh niên
- C. Búa liềm
- D. Chuông rè
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 379337
Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã?
- A. Nước Cộng hòa Namibia tuyên bố độc lập (1990)
- B. Thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla (1975)
- C. Nhân dân Nam Phi xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (1993)
- D. 17 nước châu Phi giành được độc lập (1960)
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 379339
Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (7 – 1973) xác định kẻ thù của nhân dân miền Nam là
- A. đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu
- B. chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm
- C. đế quốc Mĩ và tập đoàn Ngô Đình Diệm
- D. chính quyền tay sai Dương Văn Minh
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 379341
Xu thế toàn cầu hoá diễn ra từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX là hệ quả của
- A. cách mạng khoa học - công nghệ
- B. sự ra đời của các công ti xuyên quốc gia
- C. sự phát triển quan hệ thương mại thế giới
- D. sự sáp nhập các công ti thành những tập đoàn lớn
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 379343
Năm 1949, Liên Xô đã đạt thành tựu gì trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật?
- A. Đa người lên mặt trăng
- B. Chế tạo thành công tàu ngầm
- C. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo
- D. Chế tạo thành công bom nguyên tử
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 379344
Năm 1986, Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối
- A. duy tân
- B. cải tổ
- C. đổi mới
- D. cải cách
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 379346
Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông (1919 - 1929), nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương là
- A. Bộ Thuộc địa Pháp
- B. Toàn quyền Đông Dương
- C. Kho bạc Nhà nước
- D. Ngân hàng Đông Dương
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 379351
Khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới là
- A. Anh
- B. Pháp
- C. Nhật Bản
- D. Mĩ
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 379354
Sự kiện nào đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava
- B. Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập khối SEV
- C. Mĩ đưa ra “Học thuyết Truman”
- D. Sự ra đời của “Kế hoạch Mácsan”
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 379356
Từ nửa sau những năm 80 của thế kỷ XX, Nhật Bản đã vươn lên thành
- A. trung tâm kinh tế - tài chính số một thế giới
- B. nước tư bản giàu tranh nhất thế giới
- C. trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất thế giới
- D. siêu cường tài chính số một thế giới
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 379357
Để tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ đã
- A. sử dụng chiến thuật “tìm diệt” và “bình định"
- B. tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn
- C. đưa quân viễn chinh Mĩ vào miền Nam
- D. sử dụng những thủ đoạn ngoại giao mới
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 379360
Năm 1945, những quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á đã giành được độc lập?
- A. Campuchỉa, Lan, Inđônêxia
- B. Inđônêxia, Lào, Thái Lan
- C. Inđônêxia, Việt Nam, Campuchia
- D. Inđônêxia, Việt Nam, Lào
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 379363
Trong Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, ở mặt trận hướng đông, quân dân ta phục kích giành thắng lợi vang dội tại
- A. đèo Bông Lau
- B. Đoan Hùng
- C. Khe Lau
- D. đèo Pha Đin
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 379365
Hội nghị Ban Chấp hảnh Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 7 - 1936) xác định phương pháp đấu tranh trong thời kì 1936 - 1939 là kết hợp các hình thức
- A. đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao
- B. công khai, bí mật và đấu tranh vũ trang
- C. công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp
- D. hợp pháp, bất hợp pháp, tiến công và nổi dậy
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 379370
Tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam là cuộc khởi nghĩa
- A. Hương Khê (Hà Tĩnh)
- B. Yên Thế (Bắc Giang)
- C. Ba Đình Thanh Hoá)
- D. Bãi Sậy (Hưng Yên)
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 379372
Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) quy định ở Việt Nam lấy vĩ tuyến 17 (dọc sông Bến Hải) làm
- A. giới tuyến quân sự tạm thời
- B. vị trí tập kết của hai bên
- C. đường biên giới tạm thời
- D. vị trí tập kết của quân Pháp
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 379375
Bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định
- A. sự thắng lợi tuyệt đối của cách mạng xã hội chủ nghĩa
- B. sự khốn khổ của giai cấp bị bóc lột ở các nước thuộc địa
- C. bản chất bóc lột của chủ nghĩa đế quốc trên thế giới
- D. con đường giành độc lập và tự do của nhân dân Việt Nam
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 379377
Từ ngày 6 - 3 - 1946 đến trước ngày 19 - 12 - 1946, Trung ương Đảng và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà thực hiện chủ trương
- A. toàn quốc kháng chiến chống Pháp
- B. kháng chiến chống Pháp tại Nam Bộ
- C. hòa hoãn với thực dân Pháp
- D. kí với Pháp Hiệp định Giơnevơ
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 379380
Cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
- A. cao trào kháng Nhật cứu nước năm 1945
- B. phong trào cách mạng 1930 - 1931
- C. phong trào dân tộc dân chủ 1936 – 1939
- D. cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939 – 1945
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 379382
Trong những năm 1897 – 1914, mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng trở nên gay gắt vì thực dân Pháp
- A. bắt đầu chiến tranh xâm lược Việt Nam
- B. mở đầu bình định Việt Nam về quân sự
- C. bước đầu thiết lập chế độ bảo hộ ở Việt Nam
- D. đẩy mạnh cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 379387
Thắng lợi nào đã mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc Việt Nam – kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội?
- A. Cuộc kháng chiến chống Pháp (1954)
- B. Cuộc kháng chiến chống Mĩ (1975)
- C. Hiệp định Giơnevơ được kí kết (1954)
- D. Hiệp định Pari được kí kết (1973)
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 379389
Trong giai đoạn 1954 – 1975, thắng lợi nào của quân dân miền Nam Việt Nam buộc Mĩ phải chấp nhận đến bàn đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam?
- A. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
- B. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972
- C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975
- D. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 379391
Mặt trận riêng đầu tiên ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương trong thời kì cách mạng 1930 – 1945 là
- A. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương
- B. Việt Nam độc lập đồng minh
- C. Mặt trận dân chủ Đông Dương
- D. Hội phản đế Đồng minh Đông Dương
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 379395
Trong giai đoạn 1975 – 1979, nhân dân Việt Nam phải tiến hành các cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới
- A. phía Đông và phía Bắc
- B. phía Tây và phía Bắc
- C. Tây Nam và phía Bắc
- D. Tây Nam và phía Đông
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 379398
Tính chất triệt để của phong trào cách mạng 1930 – 1931 được biểu hiện ở nội dung nào sau đây?
- A. Hình thức đấu tranh phong phú
- B. Không ảo tưởng vào kẻ thù của dân tộc và giai cấp
- C. Lần đầu tiên có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
- D. Diễn ra trên quy mô rộng lớn
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 379402
Nội dung nào sau đây là điểm mới của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5 – 1941 so với Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 – 1939?
- A. Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất
- B. Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương
- C. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất
- D. Đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và tay sai
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 379408
Đặc điểm nổi bật của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong những năm 1919 – 1930 là
- A. tồn tại song song hai khuynh hướng cách mạng tư sản và vô sản
- B. phát triển mạnh mẽ của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản
- C. phát triển của phong trào công nhân từ tự phát sang tự giác
- D. tồn tại song song hệ tư tưởng tư sản và phong kiến
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 379415
Kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (1976) và Quốc hội khóa I (1946) của Việt Nam đều đưa ra quyết định nào sau đây?
- A. Thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến
- B. Quyết định Quốc kì, Quốc ca
- C. Thông qua chính sách đối nội, đối ngoại
- D. Bầu Ban dự thảo Hiến pháp
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 379418
Điểm giống nhau cơ bản của cách mạng Lào và Campuchia sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1954 là
- A. kháng chiến chống Pháp dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản
- B. kháng chiến chống Pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
- C. cùng thực hiện đường lối hòa bình, trung lập
- D. cùng kháng chiến chống Pháp và Mĩ xâm lược
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 379421
Ở Việt Nam, từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20 của thế kỉ XX, giai cấp nào sau đây sớm tiếp thu tư tưởng Mác – Lênin?
- A. Nông dân
- B. Tiểu tư sản
- C. Công nhân
- D. Tư sản
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 379423
Hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng trong những năm 20 của thế kỉ XX đều
- A. chú trọng xây dựng hệ thống tổ chức trên cả nước
- B. tăng cường huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng
- C. truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc
- D. góp phần thúc đẩy phong trào yêu nước phát triển
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 379426
Nội dung nào sau đây đánh giá đúng về chủ trương của Đảng đối với vấn đề chống thù trong giặc ngoài (từ sau ngày 2 – 9 – 1945 đến trước ngày 19 – 12 – 1946)?
- A. Vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo về nguyên tắc
- B. Mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược
- C. Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược
- D. Cứng rắn về sách lược, mềm dẻo về nguyên tắc
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 379429
Nội dung nào dưới đây là điểm giống nhau của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt (1961 – 1965), chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1969), chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973) của Mĩ ở Việt Nam?
- A. Hòa hoãn với Liên Xô, thỏa hiệp với Trung Quốc để cô lập ta
- B. Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ
- C. Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân
- D. Sử dụng quân Mĩ và quân một số nước đồng minh của Mĩ
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 379431
Lối đánh nào được quân dân ta sử dụng trong chiến dịch Biên giới thu – đông 1950?
- A. Đánh điểm, diệt viện
- B. Đánh nhanh, thắng nhanh
- C. Đánh chắc, tiến chắc
- D. Đánh du kích
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 379434
Hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1921 – 1929 có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?
- A. Đánh dấu phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam chuyển sang tự giác hoàn toàn
- B. Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
- C. Chấm dứt sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam
- D. Chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 379437
Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công đã phản ánh đúng nghệ thuật chỉ đạo khởi nghĩa vũ trang, đó là sự kết hợp
- A. khởi nghĩa vũ trang với tiến công và nổi dậy
- B. tổng công kích với tổng khởi nghĩa
- C. đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang
- D. tổng khởi nghĩa và tiến công quân sự