Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 262817
Nội dung nào sau đây không phải là quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945)?
- A. Thành lập Tòa án Quốc tế để xét xử tội phạm chiến tranh.
- B. Thỏa thuận về việc đóng quân nhằm giải giáp quân đội phát xít.
- C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật.
- D. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 262820
Năm 1949 đã ghi dấu ấn vào lịch sử Liên Xô bằng sự kiện nổi bật nào?
- A. Liên Xô thực hiện được nhiều kế hoạch dài hạn.
- B. Liên Xô đập tan âm mưu chống phá của phương tây.
- C. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
- D. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 262825
Đường lối đối ngoại của Campuchia từ 1954 đến đầu năm 1970 là gì?
- A. Trung lập tích cực.
- B. Nhận viện trợ từ các nước.
- C. Xâm lược các nước láng giềng.
- D. Hòa bình, trung lập.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 262827
Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là "Năm châu Phi" vì
- A. có 17 nước ở Châu Phi được trao trả độc lập.
- B. châu Phi là "Lục địa mới trỗi dậy".
- C. tất cả các nước ở Châu Phi được trao trả độc lập.
- D. phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh nhất.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 262830
Ba nước đầu tiên ở châu Á biết tận dụng cơ hội Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc để giành chính quyền và tuyên bố độc lập là
- A. In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan.
- B. Việt Nam, Mi-an-ma, Lào.
- C. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào.
- D. Phi-lip-pin, Việt Nam, Ma-lai-xi-a.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 262834
Trong giai đoạn 1950 – 1973 nhiều thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan tuyên bố độc lập, đánh dấu thời kì
- A. “Thực dân hóa” trên phạm vi toàn thế giới.
- B. “Khủng hoảng” của chủ nghĩa thực dân.
- C. “Thức tỉnh” của các dân tộc thuộc địa.
- D. “Phi thực dân hóa” trên phạm vi thế giới.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 262838
Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỷ XX, hình thức đấu tranh nào dưới đây đã biến Mĩ La tinh thành “Lục địa bùng cháy”?
- A. Nổi dậy của nông dân.
- B. Đấu tranh vũ trang.
- C. Đấu tranh nghị trường.
- D. Bãi công của công nhân.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 262843
Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là:
- A. liên minh chặt chẽ với các nước Đông Nam Á.
- B. liên minh chặt chẽ với Mĩ.
- C. chống phá Liên Xô và các nước XHCN trên thế giới.
- D. triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 262847
Nguyên nhân chủ yếu khiến nền kinh tế các nước Tây Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái trong những năm 1973 – 1991 là gì?
- A. Tác động từ cuộc khủng hoảng của nước Mỹ và Nhật.
- B. Các nước Tây Âu mất hết thuộc địa ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ La Tinh.
- C. Bị bao vây bởi hệ thống XHCN lớn mạnh trên thế giới.
- D. Tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới bắt đầu từ năm 1973.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 262850
Nhận định nào dưới đây phản ánh đầy đủ mối quan hệ quốc tế trong nửa sau thế kỉ XX?
- A. Sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học - công nghệ đã tác động đến quan hệ giữa các nước.
- B. Quy mô toàn cầu của các hoạt động kinh tế, tài chính và chính trị của các quốc gia và các tổ chức quốc tế.
- C. Các quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng hóa, các quốc gia cùng tồn tại hòa bình, vừa đấu tranh vừa hợp tác.
- D. Sự tham gia của các nước Á, Phi, Mĩ La tinh mới giành được độc lập vào các hoạt động chính trị quốc tế.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 262851
Nhân tố hàng đầu chi phối quan hệ quốc tế trong nửa sau thế kỷ XX là
- A. trật tự hai cực Ianta với đặc trưng hai cực, hai phe.
- B. phong trào giải phóng dân tộc.
- C. sự liên minh kinh tế khu vực và quốc tế.
- D. cục diện “Chiến tranh lạnh”.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 262853
Nét mới trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam (1919 - 1929) so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) là gì?
- A. Tập trung vốn đầu tư nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp.
- B. Thực hiện tăng thuế để tăng nguồn thu cho ngân sách Đông Dương.
- C. Đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế.
- D. Chú trọng phát triển giao thong vận tải để phục vụ nhu cầu quân sự.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 262856
Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên trên cơ sở nòng cốt là
- A. nhóm Cộng sản đoàn.
- B. Hội Hưng Nam.
- C. Nam đồng thư xã.
- D. Hội Phục Việt.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 262859
Sự khác nhau cơ bản giữa tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng là ở
- A. Khuynh hướng cách mạng.
- B. Phương pháp, hình thức đấu tranh.
- C. Địa bàn hoạt động.
- D. Thành phần tham gia.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 262863
Bài học chủ yếu nào có thể rút ra cho cách mạng Việt Nam từ sự chia rẽ của ba tổ chức cộng sản năm 1929?
- A. Xâỵ dựng khối đoàn kết trong Đảng.
- B. Thống nhất trong lực lượng lãnh đạo.
- C. Xâỵ dựng khối liên minh công nông vững chắc.
- D. Thống nhất về tư tưởng chính trị.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 262864
Đâu không phải là hình thức Mặt trận dân tộc thống nhất do Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập từ năm 1930 đến năm 1945?
- A. Mặt trận Việt Minh.
- B. Mặt trận Liên Việt.
- C. Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương.
- D. Hội phản đế đồng minh Đông Dương.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 262866
Căn cứ vào đâu để khẳng định tính chất điển hình của Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam là giải phóng dân tộc?
- A. Nhiệm vụ cách mạng.
- B. Giai cấp lãnh đạo.
- C. Phương pháp đấu tranh.
- D. Hình thái phát triển.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 262867
“Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc/ Cơm áo là đây, hạnh phúc đây rồi” đã phản ánh sự kiện nào trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc?
- A. Ra đi tìm đường cứu nước.
- B. Đọc Tuyên ngôn Độc lập.
- C. Đọc Sơ thảo luận cương của Lênin.
- D. Gửi yêu sách đến Hội nghị Vécxai.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 262869
Cách mạng dân tộc dân chủ (1946 – 1949) ở Trung Quốc và cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có điểm gì giống nhau?
- A. Xóa bỏ tàn dư phong kiến và ách thống trị của đế quốc.
- B. Tăng cường sức mạnh phe xã hội chủ nghĩa.
- C. Là một cuộc nội chiến giữa các thế lực trong nước.
- D. Xóa bỏ quyền lợi và ách nô dịch của Mỹ.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 262871
Hình thái của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa được xác định trong Hội nghị nào?
- A. Hội nghị BCH Trung ương Đảng (5-1941).
- B. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930).
- C. Hội nghị toàn quốc của Đảng ở Tân Trào (8-1945).
- D. Hội nghị BCH Trung ương Đảng (11-1939)
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 262873
Nghị quyết của hội nghị nào dưới đây đã khắc phục triệt để những hạn chế trong Luận cương chính trị (tháng 10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương?
- A. Hội nghi Ban Chấp hành Trung Ương Đảng (tháng 11/1939).
- B. Hội nghi Ban Chấp hành Trung Ương Đảng (tháng 11/1940).
- C. Hội nghi Ban Chấp hành Trung Ương Đảng (tháng 5/1941).
- D. Hội nghi Ban Chấp hành Trung Ương Đảng (tháng 3/1945).
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 262875
Phương pháp đấu tranh trong thời kì 1936 – 1939 ở Việt Nam là
- A. Đấu tranh công khai đối mặt với kẻ thù.
- B. Kết hợp đầu tranh chính trị của quần chúng nhân dân.
- C. Hợp pháp và bất hợp pháp, công khai và bí mật.
- D. Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 262878
Nhận xét nào sau đây là đúng về phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1928 - 1929?
- A. Đã có đường lối đấu tranh hoàn toàn đúng đắn.
- B. Đã đấu tranh hoàn toàn tự giác.
- C. Có một tổ chức lãnh đạo thống nhất.
- D. Có sức quy tụ và dẫn đầu phong trào yêu nước.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 262880
Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là một phong trào
- A. có tính chất dân tộc.
- B. chỉ có tính dân chủ.
- C. không mang tính cách mạng.
- D. không mang tính dân tộc.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 262881
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của Cách mạng Việt Nam là
- A. Nông dân.
- B. Tư sản dân tộc.
- C. Tiểu tư sản.
- D. Công nhân.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 262883
Biện pháp trước mắt để giải quyết nạn đói sau cách mạng tháng Tám 1945 là gì?
- A. Tổ chức “Tuần lễ vàng”.
- B. Tổ chức “Ngày đồng tâm”.
- C. Xây dựng "Quỹ độc lập”.
- D. Tăng gia sản xuất.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 262886
Sự thất bại của phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX (đến 1918) chứng tỏ
- A. các văn thân, sĩ phu không còn khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào yêu nước.
- B. kể từ đây, ngọn cờ lãnh đạo phong trào dân tộc chuyển hẳn sang tay giai cấp vô sản.
- C. các trí thức Việt Nam không thể tiếp thu hệ tư tưởng mới để đấu tranh giành độc lập.
- D. giai cấp tư sản không đủ khả năng lãnh đạo phong trào dân tộc.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 262887
Tính chất điển hình của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là tính
- A. dân chủ.
- B. dân tộc.
- C. cải lương.
- D. cách mạng.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 262889
Một trong những nội dung của Chính sách kinh tế mới (1921) ở nước Nga Xô viết là
- A. Nhà nước không thu thuế lương thực.
- B. bãi bỏ chính sách trung thu lương thực thừa.
- C. Nhà nước nắm độc quyền nền kinh tế.
- D. Nhà nước chỉ nắm ngành ngân hàng.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 262890
Một trong những điểm tương đồng giữa Cách mạng tháng Tám năm 1945 với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) ở Việt Nam là
- A. có sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.
- B. lực lượng vũ trang giữ vai trò quyết định thắng lợi.
- C. kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.
- D. có chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 262892
Trong phong trào cách mạng 1930 – 1931, nhân dân ta chĩa mũi nhọn đấu tranh vào kẻ thù là
- A. đế quốc và tay sai.
- B. địa chủ phong kiến.
- C. bọn phản cách mạng.
- D. đế quốc và phong kiến.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 262893
Khó khăn lớn nhất của nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945 là gì?
- A. Ngoại xâm và nội phản đe dọa.
- B. Nạn đói tiếp tục đe dọa đời sống nhân dân.
- C. Chính quyền cách mạng còn non trẻ.
- D. Các tệ nạn xã hội cũ, có hơn 90% dân ta mù chữ.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 262895
Điều kiện lịch sử nào quyết định bùng nổ phong trào Đồng khởi (1959-1960)?
- A. Do chính sách cai trị của Mĩ - Diệm làm cho cách mạng miền Nam tổn thất nặng nề.
- B. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 (1/1959) về đường lối cách mạng miền Nam.
- C. Phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ.
- D. Mĩ - Diệm phá hoại Hiệp định Giơnevơ, thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 262896
Thực hiện “chiến lược chiến tranh cục bộ”, Mĩ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở Miền Nam và
- A. mở rộng chiến tranh xâm lược Lào và Campuchia.
- B. đưa quân Mĩ và quân các nước đồng minh vào miền Nam.
- C. đưa vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại vào Miền Nam.
- D. mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 262899
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của Đảng (9/1960 ) xác định miền Bắc có vai trò, vị trí như thế nào?
- A. Quyết định nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
- B. Quyết định trực tiếp đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.
- C. Quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.
- D. Quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 262901
Đường lối đổi mới của Đảng ta được đề ra lần đầu tiên tại đại hội nào của Đảng Cộng sản Việt Nam?
- A. Đại Hội VI (12/1986).
- B. Đại hội VIII (6/1996).
- C. Đại hội VII (6/1991).
- D. Đại hội IX (4/2001).
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 262903
Âm mưu cơ bản của chiến lược Chiến tranh đặc biệt mà Mĩ áp dụng ở miền Nam Việt Nam (1961 – 1965) là gì?
- A. Giành lại thế chủ động trên chiến trường miền Nam.
- B. “Dùng người Việt đánh người Việt”.
- C. Mở rộng chiến tranh xâm lược ra toàn Đông Dương.
- D. Biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 262904
Từ Đại hội lần thứ VI (12-1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương tiến hành đổi mới đất nước vì
- A. tình hình trong nước có nhiều thuận lợi.
- B. đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng.
- C. đất nước đang trên đà phát triển nhanh.
- D. đất nước nhận được sự ủng hộ của Mĩ.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 262906
Trong thời kì 1954 – 1975, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam Việt Nam có vai trò trực tiếp đối với việc giải phóng miền Nam vì
- A. trực tiếp đánh đổ ách thống trị của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.
- B. trực tiếp đánh đổ ách áp bức của địa chủ, tư sản ở miền Nam.
- C. bảo vệ vững chắc cho hậu phương miền Bắc XHCN.
- D. làm thất bại hoàn toàn chiến lược toàn cầu của đế quốc Mĩ.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 262909
Biện pháp cơ bản được Mĩ thực hiện xuyên suốt trong các chiến lược chiến tranh miền Nam Việt Nam (1961-1973) là
- A. sử dụng quân Mĩ làm nòng cốt.
- B. ra sức chiếm đất, giành dân.
- C. sử dụng quân đội đồng minh.
- D. tiến hành chiến tranh tổng lực.