Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 275772
Ý nào không phản ánh đúng tình hình nước Nga Xô viết khi bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước (1921 – 1941)?
- A. Tình hình chính trị không ổn định.
- B. Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn.
- C. Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng.
- D. Chính quyền Xô viết nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của nước ngoài.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 275773
Đâu không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc ?
- A. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
- B. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
- C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì quốc gia nào.
- D. Tiêu diệt tận gốc phát xít Đức và quân phiệt Nhật Bản.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 275774
Trong đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên Xô đã mắc những thiếu sót sai lầm chủ yếu nào?
- A. Thiếu công bằng xã hội, chủ quan nóng vội đốt cháy giai đoạn.
- B. Mất cảnh giác trước những âm mưu chống phá của các thế lực thù địch.
- C. Không chú trọng phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.
- D. Không xây dựng nhà nước công nông vững mạnh.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 275775
Đâu là điểm chung của các nước Đông Bắc Á trước Chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Hầu hết đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch (trừ Nhật Bản).
- B. Đều bị phát xít chiếm đóng.
- C. Đều là những quốc gia độc lập.
- D. Đều là các quốc gia phong kiến.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 275776
Biến đổi lớn nhất của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
- A. Các nước Đông Nam Á trở thành trung tâm kinh tế tài chính thế giới.
- B. Các nước đều giành được độc lập.
- C. Các nước Đông Nam Á phát triển đất nước theo mô hình của chủ nghĩa tư bản.
- D. Các nước đều gia nhập ASEAN.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 275777
Trong phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực nào được mệnh danh là "Lục địa bùng cháy"
- A. Châu Á
- B. Châu Phi
- C. Các nước Mĩ Latinh
- D. Châu Mĩ
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 275778
Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng nhân quyền của người da đen ở Nam Phi là
- A. chủ nghĩa thực dân cũ.
- B. chủ nghĩa Apácthai.
- C. chủ nghĩa thực dân mới.
- D. chủ nghĩa thực dân cũ và mới.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 275779
Thời kì " Phi thực dân hóa" trên phạm vi toàn thế giới được đánh dấu bằng việc:
- A. xu thế hòa bình của thế giới sau chiến tranh và sự hoạt động mạnh mẽ của "Phong trào không liên kết".
- B. phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa lên cao buộc các nước Anh, Pháp và Hà Lan phải trao trả độc lập.
- C. hàng loạt các nước tư bản Tây Âu trao trả độc lập cho các nước thuộc địa.
- D. sự nỗ lực của Liên Hợp quốc trong việc phi thực dân hóa trên thế giới.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 275780
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự liên kết kinh tế giữa các nước Tây Âu là
- A. muốn liên kết để cạnh tranh với các nước ngoài khu vực
- B. muốn liên kết kinh tế, thành lập nhà nước chung châu Âu.
- C. thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.
- D. muốn khẳng định sức mạnh và tiềm lực kinh tế của mình.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 275781
Kế hoạch Mác san được ra đời vào thời gian nào?
- A. Tháng 6 - 1946.
- B. Tháng 7 - 1947.
- C. Tháng 7 - 1946.
- D. Tháng 6 - 1947.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 275782
Ý nào không phải nguyên nhân dẫn đến những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến xảy ra ở
- A. Mâu thuẫn về văn hóa.
- B. Tranh chấp biên giới, lãnh thổ.
- C. Mâu thuẫn về dân tộc.
- D. Mâu thuẫn về tôn giáo.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 275783
Tác động quan trọng nhất của việc chấm dứt chiến tranh lạnh so với tình hình thế giới là gì?
- A. Các khối, quốc gia đối đầu không còn tồn tại.
- B. Quan hệ Mĩ và Liên Xô được cải thiện.
- C. Việc sản xuất, buôn bán vũ khí trên thế giới chấm dứt.
- D. Xu thế hòa bình, đối thoại và hợp tác được lan rộng.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 275784
Ngày 19-11-1873, Gác-ni-ê gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Nguyễn Tri Phương yêu cầu
- A. giải tán quân đội, nộp khí giới…
- B. ta phải đàn áp lực lượng nghĩa quân.
- C. "mở cửa" ở Bắc Kì
- D. được thương thuyết với Tổng đốc thành Hà Nội
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 275785
Nguyễn Phúc Ưng Lịch là tên thật của vị vua nào thời Nguyễn?
- A. Đồng Khánh.
- B. Hàm Nghi.
- C. Duy Tân.
- D. Kiến Phúc.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 275786
Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội; cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân; cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên có điểm chung là
- A. các cuộc khởi nghĩa vũ trang.
- B. lực lượng chính là binh lính.
- C. được một vị vua nhà Nguyễn làm lãnh tụ tinh thần.
- D. do văn thân, sĩ phu lãnh đạo.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 275787
Bối cảnh lịch sử quyết định việc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?
- A. Thực dân Pháp đặt xong ách thống trị trên đất nước Việt Nam.
- B. Tư tưởng cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ảnh hưởng sâu rộng đến nước ta.
- C. Con đường cứu nước giải phóng dân tộc ở Việt Nam đang bế tắc, chưa có lối thoát.
- D. Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 275788
Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên được thành lập vào tháng, năm nào? Ở đâu?
- A. Tháng 6/1925 ở Hương Cảng (Trung Quốc).
- B. Tháng 5/1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc).
- C. Tháng 5/1925 ở Hương Cảng (Trung Quốc).
- D. Tháng 6/1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc).
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 275789
Các yếu nhân trong tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng gồm:
- A. Nguyễn Thái Học, Nguyễn Phan Long, Bùi Quang Chiêu, Phó Đức Chính.
- B. Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Nguyễn Phan Long.
- C. Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Nguyễn Đình Kiên.
- D. Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 275790
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, lĩnh vực nào không được Pháp chú trọng đầu tư?
- A. Giao thông vận tải.
- B. Ngoại thương.
- C. Công nghiệp nhẹ.
- D. Công nghiệp nặng.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 275791
Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam đã bước đầu chuyển sang đấu tranh tự giác?
- A. Công nhân Bắc Kì đấu tranh đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương (1922).
- B. Cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son (8-1925).
- C. Thành lập Công hội tại Sài Gòn (1920).
- D. Cuộc đấu tranh của công nhân mỏ than Mạo Khê.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 275792
Chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh tồn tại trong khoảng thời gian bao lâu?
- A. Từ 5 đến 6 tháng.
- B. Từ 3 đến 4 tháng.
- C. Từ 2 đến 3 tháng.
- D. Từ 4 đến 5 tháng.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 275793
Sau khi Nhật đảo chính Pháp, kẻ thù cụ thể trước mắt và duy nhất của nhân dân Đông Dương lúc này là
- A. phát xít Nhật và phong kiến.
- B. phát xít Nhật.
- C. thực dân Pháp.
- D. phát xít Nhật và thực dân Pháp.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 275794
Ở Bắc Kì và Bắc Trung Kì, khẩu hiệu "Phá kho thóc, giải quyết nạn đói" được Đảng ta đề ra trong
- A. cao trào kháng Nhật cứu nước.
- B. cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
- C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11 - 1939).
- D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5 - 1941).
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 275795
Mục tiêu đấu tranh trong phong trào cách mạng 1930 -1931 là gì?
- A. Chống chủ nghĩa đế quốc.
- B. Ruộng đất cho dân cày.
- C. Độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho dân cày.
- D. Độc lập cho dân tộc.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 275796
Thắng lợi nào đã đưa nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước?
- A. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
- B. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
- C. Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 275797
Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào thời gian nào?
- A. Sáng 19-12-1946.
- B. Trưa 19-12-1946.
- C. Chiều 19-12-1946.
- D. Tối 19-12-1946.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 275798
Trong năm 1950, Pháp đã thiết lập hệ thống phòng ngự ở những nơi nào?
- A. Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4 và thiết lập "hành lang Đông Tây".
- B. Lập phòng tuyến "Boong-ke" và "vành đai trắng" xung quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ.
- C. Thiết lập hệ thống phòng thủ ở vùng trung du và miền núi phía Bắc.
- D. Xây dựng hệ thống phòng ngự ở Đồng bằng Bắc Bộ và Trung du.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 275799
Đâu không phải nguyên nhân việc Đảng ta thực hiện đường lối kháng chiến lâu dài trong cuộc kháng chiến chống Pháp ?
- A. Trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến ta yếu hơn địch.
- B. Hậu phương của ta chưa vững mạnh.
- C. Ta chưa khôi phục được lực lượng sau Cách mạng tháng Tám.
- D. Ta cần có thời gian để chuẩn bị lực lượng.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 275800
Nội dung nào dưới đây không nằm trong kế hoạch Đờ-lat-đờ-tát-xi-nhi ?
- A. Xây dựng lực lượng cơ động mạnh gồm quân Pháp và ngụy quân.
- B. Lập tuyến phòng thủ "boong ke" và một vành đai trắng bao quanh đồng bằng Bắc Bộ.
- C. Phòng thủ chiến lược ở Bắc Bộ, tiến công chiến lược để bình định Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
- D. Tiến hành chiến tranh tổng lực và bình định vùng tạm chiếm, chuẩn bị tấn công vào hậu phương của ta.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 275801
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, quân đội các nước Đồng minh nào đã có mặt trên lãnh thổ nước ta ?
- A. Anh, Mĩ, Nhật.
- B. Anh, Trung Quốc.
- C. Anh, Pháp, Trung Quốc.
- D. Pháp, Mĩ, Trung Quốc.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 275802
Điểm khác nhau cơ bản giữa Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) với Hiệp định Giơnevơ ?
- A. A.Pháp và các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương.
- B. Pháp công nhận độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương.
- C. Pháp công nhận Việt Nam là một nước tự do nằm trong Liên hiệp Pháp.
- D. Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chính phủ, Hiến pháp riêng.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 275803
Vì sao trong thư gửi đồng bào Nam Bộ trước ngày đi Pháp dự cuộc Hội nghị Phông-ten-nơ-blô, Bác Hồ viết : "Đồng bào cả nước phải nhớ ơn đồng bào Nam Bộ"?
- A. Vì đồng bào Nam Bộ đã góp gạo, gửi ra Miền Bắc.
- B. Vì nhân dân Nam bộ đã đi tiên phong trong việc thực hiện đường lối kháng chiến chống Pháp.
- C. Vì sự đóng góp công sức, tiền của của Nam Bộ trong những ngày đầu xây đựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.
- D. Vì cuộc chiến đấu của đồng bào Nam bộ đã làm chậm kế hoạch xâm lược của Pháp, tạo tiền đề cho kháng chiến lâu dài.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 275804
Từ năm 1954 - 1975, cách mạng Việt Nam diễn ra theo hình thái độc đáo nào ?
- A. Tiến hành đồng thời hai cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân với hai hình thức khác nhau ở miền Bắc và miền Nam.
- B. Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
- C. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
- D. Tiến hành đồng thời cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 275805
Mỹ ồ ạt đưa quân viễn chinh xâm lược Việt Nam vào năm nào?
- A. 1957.
- B. 1965.
- C. 1973.
- D. 1966.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 275806
Tinh thần "đi nhanh đến, đánh nhanh thắng’’ với khí thế "thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng’’ là của chiến dịch nào trong năm 1975?
- A. Chiến dịch Tây Nguyên và Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
- B. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
- C. Chiến dịch Tây Nguyên.
- D. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 275807
Với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, chúng ta đã hoàn thành nhiệm vụ nào trên cả nước?
- A. Cách mạng ruộng đất.
- B. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- C. Chiến tranh giải phóng dân tộc.
- D. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 275808
Từ sau năm 1960 đến trước năm 1969, cách mạng miền Nam dưới sự lãnh đạo của tổ chức nào?
- A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- B. Mặt trận Liên Việt.
- C. Mặt trận Việt Minh.
- D. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 275809
Trước khi bắt đầu chiến dịch giải phóng Sài Gòn, ta phải tấn công những căn cứ trọng yếu nào của địch?
- A. Xuân Lộc và Phan Rang.
- B. Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng.
- C. Phước Long, Long An .
- D. Phan Rang và Phước Long.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 275810
Mối quan hệ của cách mạng 2 miền Nam Bắc sau khi Hiệp định Giơnevơ được kí kết là
- A. gắn bó mật thiết, tác động qua lại.
- B. hợp tác, giúp đỡ nhau.
- C. hỗ trợ lẫn nhau.
- D. hợp tác với nhau.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 275811
Đâu không phải là ý nghĩa của việc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước (1975 -1976)?
- A. Tạo điều kiện cho sự thống nhất dân tộc ở các lĩnh vực khác.
- B. Đáp ứng nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân.
- C. Đánh dấu sự hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
- D. Tạo điều kiện thuận lợi để cả nước cùng nhau xây dựng và bảo vệ tổ quốc tiến lên chủ nghĩa xã hội.