Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 212144
Sự kiện nào đã đưa lịch sử Trung Quốc bước sang một kỉ nguyên mới?
- A. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời (1949).
- B. Công cuộc cải cách - mở cửa từ năm 1978.
- C. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ (1979)..
- D. Thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công (1997) và Ma Cao (1999).
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 212200
Trong những thập niên cuối thế kỉ XX, những năm đầu thế kỉ XXI, quốc gia/vùng lãnh thổ nào ở Đông Bắc Á có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và cao nhất thế giới?
- A. Nhật Bản
- B. Trung Quốc
- C. Hàn Quốc
- D. Đài Loan
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 212201
Trước khi trở về chủ quyền của Trung Quốc, Hồng Kông và Ma Cao là vùng đất thuộc địa của thực dân nào?
- A. Anh và Bồ Đào Nha.
- B. Bồ Đào Nha và Pháp.
- C. Anh và Tây Ban Nha.
- D. Mĩ và Tây Ban Nha.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 212202
Biến đổi lớn về kinh tế của cácnước Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là
- A. Sự ra đời của hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên.
- B. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.
- C. Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
- D. Các nước đạt sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 212204
Đâu không phải là biến đổi của các nước Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Sự ra đời của hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên.
- B. Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
- C. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.
- D. Các nước đạt sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 212205
Vấn đề chủ yếu gây nên tình trạng căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên hiện nay là gì?
- A. Sự đối lập về hệ tư tưởng giữa TBCN với XHCN.
- B. Do vấn đề dầu mỏ và việc sử dụng tài nguyên giữa hai nước.
- C. Do vấn đề phát triển công nghiệp quân sự - công nghiệp hạt nhân của Triều Tiên.
- D. Do sự hậu thuẫn của Mĩ đối với Hàn Quốc và Trung Quốc đối với Triều Tiên.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 212206
Tại sao Chiến tranh lạnh đã kết thúc nhưng quan hệ hai miền Triều Tiên hiện nay vẫn tiếp tục trong tình trạng căng thẳng?
- A. Do sự chia rẽ của các thế lực thù đich đặc biệt là Mĩ và các nước phương Tây.
- B. Do sự đối lập về hệ tư tưởng Tư bản chủ nghĩa với Xã hội chủ nghĩa.
- C. Do nhân dân hai miền không muốn hòa hợp do điều kiện chính trị khác nhau.
- D. Do vấn đề phát triển công nghiệp quân sự- công nghiệp hạt nhân của Triều Tiên.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 212210
Hiến chương Liên hợp quốc và quyết định chính thức thành lập Liên hợp quốc được thông qua tại hội nghị nào?
- A. Hội nghị Xanpanxixco (từ ngày 25/4 đến ngày 26/6/1945).
- B. Hội nghị Pốt-xđam (Đức) (7/8/1945).
- C. Hội nghị Ianta (Liên Xô) (từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945).
- D. Hội nghị Ianta và Pốt – xđam.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 212211
Vai trò trọng yếu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là
- A. giải quyết thỏa đáng các vấn đề về kinh tế - xã hội.
- B. tăng cường quan hệ họp tác giữa các nước.
- C. giải quyết mọi công việc của Đại hội đồng.
- D. chịu trách nhiệm chính về duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 212213
Nguyên tắc cơ bản nhất chỉ đạo hoạt động của Liên Hợp quốc
- A. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
- B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào.
- C. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
- D. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc).
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 212215
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc từ năm 2017 là người nước nào?
- A. Tây ban Nha.
- B. Hàn Quốc.
- C. Ca Na Đa.
- D. Bồ Đào Nha.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 212216
Đâu là cơ quan giữ vai trò trọng yếu nhất của Liên hợp quốc?
- A. Hội đồng bảo an.
- B. Hội đồng tài chính.
- C. Ban thư kí.
- D. Đại hội đồng.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 212217
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời câu hỏi sau:
Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malayxia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.
Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) tháng 2 - 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Ba-li).
Hiệp ước Ba-li đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.
Từ 5 nước sáng lập ban đầu, đến năm 1999, ASEAN đã phát triển thành mười nước thành viên. Từ đây, ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
Trong nhóm 5 nước sáng lập ASEAN. nước nào có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh nhất, trở thành một trong bốn "con rồng" kinh tế của Châu Á?
- A. Inđônêxia.
- B. Malayxia.
- C. Thái Lan.
- D. Xingapo.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 212219
Việc mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra lâu dài và đầy trở ngại chủ yếu là do
- A. Tác động của cuộc chiến tranh lạnh và cục diện hai cực, hai phe.
- B. Có nhiều khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia dân tộc.
- C. Các nước thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế khác nhau.
- D. Nguyên tắc hoạt động của ASEAN không phù hợp với một số nước.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 212220
Yếu tố khách quan dẫn tới sự ra đời của tổ chức ASEAN là
- A. Sự gần gũi về địa lí, tương đồng về lịch sử, kinh tế, văn hóa giữa các nước thành viên.
- B. Nhu cầu giúp đỡ nhau giải để quyết khó khăn và phát triển của các nước thành viên.
- C. Sự xuất hiện của những tổ chức hợp tác khu vực trên thế giới.
- D. Nhu cầu hạn chế ảnh hưởng của Mĩ và chủ nghĩa xã hội.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 212221
Tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thành lập trong bối cảnh
- A. Các nước Đông Nam Á đang kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
- B. Hầu hết các nước Đông Nam Á đang chống chủ nghĩa thực dân cũ.
- C. Hầu hết các nước Đông Nam Á đã giành được độc lập.
- D. Các nước Đông Nam Á đang phát triển mạnh mẽ kinh tế.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 212223
Nền tảng cơ bản giúp quá trình liên kết châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai có thể diễn ra thuận lợi là gì?
- A. Chung ngôn ngữ, đều nằm ở phía Tây châu Âu, cùng thể chế chính trị.
- B. Tương đồng nền văn hóa, trình độ phát triển, khoa học- kĩ thuật.
- C. Chung nền văn hóa, trình độ phát triển, khoa học- kĩ thuật.
- D. Quá trình liên kết châu Âu đã từng diễn ra trong lịch sử.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 212224
Cơ sở nào đã thúc đẩy sự liên kết giữa các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?
- A. Chung ngôn ngữ, đều nằm ở phía Tây châu Âu, cùng thể chế chính trị.
- B. Tương đồng nền văn hóa, trình độ phát triển, khoa học- kĩ thuật.
- C. Chung nền văn hóa, trình độ phát triển, khoa học- kĩ thuật.
- D. Tương đồng ngôn ngữ, đều nằm ở phía Tây châu Âu, cùng thể chế chính trị.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 212225
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự liên kết của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?
- A. Để giải quyết những mâu thuẫn bất đồng từ trước.
- B. Để cùng nhau phát triển kinh tế.
- C. Để thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.
- D. Để khôi phục lại địa vị kinh tế- chính trị và giải quyết những vấn đề bất đồng.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 212226
Sự trỗi dậy của Liên minh châu Âu (EU) có tác động như thế nào đến xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh?
- A. Góp phần vào sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta.
- B. Thúc đẩy các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế.
- C. Thúc đẩy sự hình thành trật tự thế giới đa cực.
- D. Củng cố nền hòa bình an ninh thế giới.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 212228
Sự kiện nào đánh dấu Liên minh châu Âu (EU) đã có sự thống nhất về kinh tế, thị trường?
- A. Cuộc bầu cử nghị viện châu Âu (6-1979).
- B. 7 nước châu Âu hủy bỏ sự kiểm soát đối với việc đi lại của công dân các nước (1995).
- C. Đồng tiền chung châu Âu chính thức được đưa vào sử dụng (2002).
- D. Hiệp ước Maxtrích được kí kết (1991).
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 212230
Ý nghĩa tích cực và bao quát nhất của Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) ra đời từ 1957?
- A. Tạo ra ở châu Âu một cộng đồng Kinh tế và một thị trường chung để đẩy mạnh phát triển kinh tế và ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật.
- B. Có điều kiện để cạnh tranh kinh tế, thương mại tài chính với Mĩ và Nhật.
- C. Tiến tới thống nhất chính sách đối nội đối ngoại giữa các nước trong cộng đồng.
- D. Phát hành đồng tiền chung.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 212231
Sự gia nhập Liên minh châu Âu (EU) mang lại lợi ích chủ yếu gì cho các nước thành viên tham gia?
- A. Mở rộng thị trường.
- B. Tranh thủ được nguồn vốn, nhân lực, khoa học- kĩ thuật…
- C. Giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.
- D. Sự hỗ trợ lẫn nhau trong các lĩnh vực kinh tế- chính trị cùng phát triển.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 212232
Bản chất của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc trong những năm 1946-1949 là
- A. Cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa thực dân phương Tây ở Trung Quốc.
- B. Cuộc tranh giành quyền lực giữa các lực lượng chính trị.
- C. Cuộc đấu tranh để lựa chọn con đường phát triển cho Trung Quốc.
- D. Cuộc đấu tranh để xóa bỏ tàn dư phong kiến.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 212234
Cuộc nội chiến ở Trung Quốc năm 1946 - 1949 mang tính chất?
- A. Một cuộc cách mạng dân chủ nhân dân.
- B. Một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
- C. Một cuộc cách mạng tư sản kiểu mới.
- D. Một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 212235
Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của cuộc nội chiến (1946-1949) ở Trung Quốc là gì?
- A. Do tác động của cuộc chiến tranh lạnh gây ra nhiều mâu thuẫn mới.
- B. Do sự đối lập về hệ tư tưởng và tham vọng lãnh đạo cách mạng Trung Quốc.
- C. Do sự phát triển lực lượng của Đảng cộng sản Trung Quốc.
- D. Do sự can thiệp của Mĩ đến nền chính trị của Trung Quốc.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 212237
Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Trung Quốc thời kì cải cách mở cửa là
- A. Nền kinh tế tự cấp, tự túc.
- B. Nền kinh tế thị trường.
- C. Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung.
- D. Nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 212238
Vì sao hiệp ước Bali (2-1976) đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức ASEAN?
- A. Kinh tế ASEAN bắt đầu tăng trưởng.
- B. Mối quan hệ giữa các nước hoà dịu.
- C. ASEAN được nâng tầm ảnh hưởng trên thế giới.
- D. Hiệp ước Bali xây dựng nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 212239
Việc kí kết Hiệp ước thân thiện và hợp tác có ý nghĩa như thế nào với các nước Đông Nam Á?
- A. Đề ra các biện pháp tích cực giúp nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế.
- B. Xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước.
- C. Đề ra các biện pháp xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, tự do, trung lập.
- D. Đánh dấu sự khởi sắc, bước phát triển mới của ASEAN.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 212241
Hiệp ước Bali năm 1976 đánh dấu bước phát triển mới của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vì đã
- A. Đề ra các biện pháp để nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế.
- B. Xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước.
- C. Đề ra các biện pháp xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, tự do, trung lập.
- D. Đề ra các biện pháp cụ thể về hợp tác kinh tế, chính trị trong khu vực.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 212244
Ý nào sau đây là nội dung của chiến lược công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN?
- A. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu.
- B. Tiến hành “mở cửa” nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật của nước ngoài.
- C. Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất.
- D. Tỉ trọng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân cao hơn nông nghiệp, mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 212245
Ý nào sau đây là nội dung của chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN?
- A. Tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu.
- B. Tiến hành "mở cửa" nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật nước ngoài.
- C. Phát triển ngoại thương.
- D. Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 212246
Mục đích của việc kí kết Hiến chương ASEAN là
- A. Xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh.
- B. Xây dựng ASEAN thành một tổ chức hợp tác toàn diện.
- C. Xây dựng ASEAN thành một cộng đồng kinh tế, văn hóa.
- D. Xây dựng ASEAN thành một tổ chức năng động và hiệu quả.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 212248
Điểm hạn chế từ những quyết định của hội nghị Ianta sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
- A. Chưa thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế.
- B. Chưa mang lại quyền lợi cho nhân dân các nước thuộc địa, chỉ phục vụ lợi ích của các cường quốc thắng trận.
- C. Quá khắc nghiệt với các nước thua trận.
- D. Là tiền đề dẫn tới hình thành cục diện “Chiến tranh lạnh” sau này.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 212249
Đáp án nào đúng nhất khi kể tên một số ta chỉ chuyên môn của Liên hợp quốc?
- A. UNDP, UNESCO, IMF, WHO, UNICEF.
- B. WB, INTERPOL, UNICEF, FAO, APE.
- C. WHO, IMF, UNFP, WB, UEFA.
- D. WHO, FAO, UNICEF, TPP.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 212250
Ý nào sau đây là biểu hiện “di chứng” của cuộc chiến tranh lạnh?
- A. Mâu thuẫn giữa Mĩ - Liên Xô tiếp tục phát triển dẫn đến các cuộc chiến tranh thương mại kéo dài.
- B. Các cuộc xung đột do những mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo và tranh chấp lãnh thổ vẫn diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới.
- C. Nền kinh tế của nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề do hậu quả của cuộc chiến tranh lạnh.
- D. Mâu thuẫn giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa do hai siêu cường Mĩ, Liên Xô đứng đầu tiếp tục phát triển.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 212252
Một trong những di chứng của chiến tranh lạnh còn tồn tại ở thế kỷ XXI là
- A. Cuộc chạy đua vũ trang giữa các cường quốc.
- B. Sự cạnh tranh về kinh tế giữa các cường quốc.
- C. Sự bùng nổ xung đột do tranh chấp lãnh thổ.
- D. Đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 212253
Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay Việt Nam cần vận dụng triệt để nguyên tắc nào của Liên Hợp Quốc
- A. Tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế.
- B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
- C. Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
- D. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 212255
Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian
1. Hội nghị Pốtxđam được tổ chức tại Đức.
2. Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc.
3. Hội nghị Ianta được triệu tập.
4. Hội nghị quốc tế được triệu tập tại Xan Phranxixcô.
- A. 3,4,1,2.
- B. 1,2,3,4.
- C. 2,3,4,1.
- D. 2,3,1,4.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 212256
Cho đoạn dữ liệu sau:
“Hiến chương của Liên hợp quốc nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ (...) giữa các dân tộc và tiến hành (...) quốc tế trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc (...) và quyền (...) của các dân tộc”
Chọn các cụm từ thích hợp nhất để điền vào những (...) trong đoạn dữ liệu theo thứ tự lần lượt là
- A. hợp tác, đoàn kết, tự quyết, chủ quyền.
- B. hữu nghị, hợp tác, bình đẳng, tự quyết.
- C. hữu nghị, đoàn kết, tự quyết, chủ quyền.
- D. hữu nghị, hợp tác, tự quyết, bình đẳng.