Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 272970
Trước khi cách mạng bùng nổ năm 1917, Nga là nước có thể chế chính trị như thế nào?
- A. Cộng hòa tư sản.
- B. Quân chủ chuyên chế
- C. Quân chủ lập hiến
- D. Độc tài chuyên chế.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 272971
Hội nghị Ianta có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai ?
- A. A.Trở thành khuôn khổ một trật tự thế giới mới, từng bước được thiết lập trong những năm 1945 - 1949.
- B. Làm nảy sinh những mâu thuẫn giữa các phe phái trên thế giới.
- C. Đánh dấu sự hình thành trật tự thế giới đơn cực.
- D. Đánh dấu sự xác lập vai trò bá chủ thế giới của Mĩ.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 272972
Trong khoảng ba thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô là nước đi đầu trong lĩnh vực nào dưới đây?
- A. Công nghiệp nhẹ.
- B. Công nghiệp dầu mỏ.
- C. Công nghiệp vũ trụ và công nghiệp điện hạt nhân.
- D. Sản xuất nông nghiệp.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 272973
Từ năm 1947, các chiến khu Lào dần dần được thành lập ở các vùng nào?
- A. Trung Lào, Tây Lào, Hạ Lào.
- B. Thượng Lào, Tây Bắc Lào, Hạ Lào.
- C. Tây Lào, Thượng Lào, Trung Lào.
- D. Tây Lào, Thượng Lào, Đông Bắc Lào.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 272974
Cuộc chiến tranh hai miền Nam - Bắc Triều Tiên được sự hậu thuẫn của hai nước nào?
- A. Liên Xô và Anh.
- B. Liên Xô và Trung Quốc.
- C. Mĩ và Anh.
- D. Liên Xô và Mĩ.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 272975
Khác với châu Á và châu Phi, đối tượng đấu tranh của nhân dân các nước Mĩ Latinh là đáp án?
- A. chế độ phân biệt chủng tộc.
- B. chế độ độc tài thân Mĩ.
- C. đế quốc Mĩ.
- D. thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 272976
Nguyên nhân quyết định nhất mang lại thắng lợi của nhân dân Việt Nam và Lào năm 1945 là
- A. có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
- B. các nước Đồng minh giúp đỡ để giải phóng.
- C. quân Đồng minh chưa vào Đông Nam Á giải giáp quân đội Nhật Bản.
- D. phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 272977
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã gặp phải những khó khăn gì cho quá trình phát triển kinh tế?
- A. Bị các nước đế quốc bao vây về kinh tế.
- B. Bị quân đội Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân quản.
- C. Bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề, nghèo tài nguyên thiên nhiên.
- D. Nạn thất nghiệp, thiếu lương thực, thực phẩm.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 272978
Nhân vật nào của nước Mĩ đã đề ra kế hoạch góp phần giúp các nước Tây Âu nhanh chóng khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Rudơven
- B. Kennơđi
- C. Truman
- D. Mác san
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 272979
Quan hệ quốc tế bắt đầu chuyển từ đối đầu sang đối thoại từ
- A. Nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX.
- B. Nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX.
- C. Nửa đầu những năm 90 của thế kỉ XX.
- D. Nửa đầu những năm 80 của thế kỉ XX.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 272980
Mục tiêu bao trùm của Mĩ sau Chiến tranh lạnh là
- A. liên kết, hợp tác quân sự.
- B. thiết lập trật tự thế giới "đơn cực".
- C. duy trì ổn định trật tự thế giới.
- D. thiết lập trật tự đa phương.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 272981
Sự kiện khởi đầu Chiến tranh lạnh là
- A. Kế hoạch Mác san ra đời.
- B. Mĩ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
- C. Mĩ thành lập khối quân sự NATO.
- D. bài phát biểu của Tống thống Mĩ tháng 3 năm 1947
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 272982
Nội dung nào dưới đây không phải nguyên nhân Yên Thế được chọn để xây dựng căn cứ khởi nghĩa?
- A. Vùng đất màu mỡ thuận lợi cho sản xuất phát triển.
- B. Vùng đất dưới sự cai quản của Pháp còn lỏng lẻo.
- C. Vùng rừng núi hiểm trở dễ tiến, dễ lui.
- D. Vùng đất này dân lưu tán đông.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 272983
Tại sao các vua quan triều Nguyễn lại không kiên quyết đứng lên đấu tranh chống Pháp?
- A. Đặt quyền lợi giai cấp lên trên quyền lợi dân tộc.
- B. Sợ hao tổn về nhân tài và vật lực quốc gia.
- C. Cho rằng không thể giành thắng lợi nếu không thương lượng và điều đình với chính phủ Pháp.
- D. Không có cơ hội đứng lên đánh Pháp vì tương quan lực lượng bất lợi.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 272984
Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu khi thành lập Hội Duy tân chịu ảnh hưởng của sự kiện nào ?
- A. Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- B. Cách mạng Tân Hợi.
- C. Cách mạng tháng Mười (Nga).
- D. Cuộc Duy tân Minh Trị.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 272985
Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội; cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân; cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên có điểm chung là
- A. các cuộc khởi nghĩa vũ trang.
- B. lực lượng chính là binh lính.
- C. được một vị vua nhà Nguyễn làm lãnh tụ tinh thần.
- D. do văn thân, sĩ phu lãnh đạo.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 272986
Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp bắt đầu vào thời điểm nào?
- A. Năm 1920.
- B. Năm 1919.
- C. Năm 1918.
- D. Năm 1924.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 272987
Trong những năm 1919-1929, Pháp đã thực hiện chính sách chủ yếu nào dưới đây ở Việt Nam?
- A. Phát triển giáo dục.
- B. Khai thác thuộc địa lần thứ hai.
- C. Cải lương hương chính.
- D. Khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 272988
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, ngoại thương có phát triển hơn giai đoạn trước là do
- A. người dân Việt Nam có thói quen thích dùng hàng ngoại nhập.
- B. thực dân Pháp miễn thuế cho hàng ngoại vào Việt Nam.
- C. Pháp dựng lên hàng rào thuế quan, đánh thuế mạnh vào hàng của Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Dương chủ yếu là hàng của Pháp.
- D. giao thông thuận tiện hàng hóa từ nhiều nước vào Việt Nam.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 272989
Điểm khác nhau căn bản trong hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên với Việt Nam Quốc dân Đảng là
- A. A.chú trọng tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin.
- B. chú trọng xây dựng tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh cách mạng.
- C. tăng cường tổ chức quần chúng đấu tranh vũ trang.
- D. tập trung phát triển lực lượng cách mạng.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 272990
Khẩu hiệu ''Đánh đuổi Nhật - Pháp'' được thay bằng khẩu hiệu "Đánh đuổi phát xít Nhật" được nêu ra trong
- A. Hội nghị toàn quốc của Đảng (từ 13 đến 15-8-1945).
- B. Đại hội quốc dân Tân Trào.
- C. Chỉ thị ''Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta".
- D. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (9-3-1945).
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 272991
Chiều ngày 16-8-1945, theo lệnh của Uỷ ban khởi nghĩa, một đội quân giải phóng do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào về giải phóng địa phương nào?
- A. Thị xã Thái Nguyên.
- B. Thị xã Cao Bằng.
- C. Thị xã Tuyên Quang.
- D. Thị xã Lào Cai.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 272992
Hãy chỉ ra nguyên nhân cơ bản nhất quyết định thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945?
- A. Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương đứng đầu là Hồ Chủ Tịch.
- B. Sự hậu thuẫn của nhân dân quốc tế.
- C. Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước.
- D. Nhờ hoàn cảnh thuận lợi trong chiến tranh thế giới II Phát xít Nhật bị Hồng quân Liên Xô và Đồng minh đánh bại.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 272993
Phong trào cách mạng 1930 -1931 lên đến đỉnh cao với sự kiện.
- A. cuộc biểu tình ngày 1-5-1930
- B. cuộc biểu tình của nông dân Tiền Hải - Thái Bình
- C. cuộc bãi công của công nhân đồn điền cao su Phú Riềng
- D. thành lập các Xô viết ở một số địa phương thuộc Nghệ An - Hà Tĩnh
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 272994
Điều gì chứng tỏ rằng: Từ tháng 9 - 1930 trở đi phong trào cách mạng 1930 - 1931 dần dần đạt tới đỉnh cao?
- A. Phong trào diễn ra trong khắp cả nước.
- B. Sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa và thành lập chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh.
- C. Vấn đề ruộng đất của nông dân được giải quyết triệt để.
- D. Đã thực hiện liên minh công - nông vững chắc.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 272995
So với phong trào (1930 -1931), lực lượng tham gia cách mạng thời kì 1936 -1939 có thêm
- A. tiểu tư sản trí thức.
- B. công nhân.
- C. các lực lượng tiến bộ yêu nước.
- D. nông dân.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 272996
Bài học nào của Cách mạng tháng Tám năm 1945 cũng là vấn đề có ý nghĩa sống còn của nước ta hiện nay?
- A. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn cách mạng nước ta.
- B. Linh hoạt trong việc kết hợp các hình thức đấu tranh cách mạng.
- C. Tập hợp rộng rãi các lực lượng yêu nước, phân hóa, cô lập kẻ thù.
- D. Dự đoán, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 272997
Chiến dịch Biên giới bắt đầu vào ngày tháng năm nào? Tại đâu ?
- A. 16/911951 - Thất Khê.
- B. 16/9/1950 - Đông Khê.
- C. 6/9/1950 - Cao Bằng.
- D. 9/6/1951 - Lạng Sơn.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 272998
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (12 - 1946)?
- A. Thời kì đấu tranh ngoại giao đã kết thúc.
- B. Hội nghị ở Phông-ten-blô không thành công.
- C. Pháp đã kiểm soát Thủ đô Hà Nội.
- D. Pháp ngày càng lộ rõ âm mưu thôn tính nước ta, xé bỏ hiệp định sơ bộ, tạm ước và gây chiến ở nhiều nơi.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 272999
Nội dung nào trong Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 có lợi thực tế cho ta?
- A. Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do.
- B. Chính phủ Việt Nam thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc thay thế quân Tưởng.
- C. Pháp công nhận ta có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng.
- D. Hai bên thực hiện ngừng bắn ngay ở Nam Bộ.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 273000
Từ cuộc đấu tranh ngoại giao sau Cách mạng tháng Tám1945 có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hiện nay?
- A. Nhân nhượng với kẻ thù.
- B. Mềm dẻo nhưng cương quyết trong đấu tranh.
- C. Luôn mềm dẻo trong đấu tranh.
- D. Cương quyết trong đấu tranh.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 273001
Giữa tháng 5 – 1956, Pháp rút quân trong khi tình hình thực hiện Hiệp định Giơnevơ thế nào?
- A. Pháp chuyển giao mọi trách nhiệm thi hành hiệp định cho chính quyền Bửu Lộc.
- B. Pháp đã xúc tiến mọi việc chuẩn bị cho quá trình tổng tuyển cử.
- C. Pháp chưa thực hiện cuộc hiệp thương tổng tuyển cử hai miền Nam – Bắc Việt Nam.
- D. Mọi điều khoản của Hiệp định đã được thực hiện.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 273002
Tinh thần "đi nhanh đến, đánh nhanh thắng’’ với khí thế "thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng’’ là của chiến dịch nào trong năm 1975?
- A. Chiến dịch Tây Nguyên và Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
- B. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
- C. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
- D. Chiến dịch Tây Nguyên.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 273003
Trong phong trào đấu tranh chính trị trong thời kì chống chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" của Mĩ ở miền Nam diễn ra khắp Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng...vai trò quan trọng nhất thuộc về giai cấp nào?
- A. Học sinh, sinh viên.
- B. Phật tử.
- C. Dân nghèo thành thị.
- D. Công nhân, nông dân.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 273004
Chiến thắng lớn đầu tiên của quân dân ta khi quân Mỹ vừa đến xâm lược Việt Nam là gì?
- A. Chiến khu D.
- B. Vạn Tường.
- C. Củ Chi.
- D. Ấp Bắc.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 273005
Từ sau năm 1960 đến trước năm 1969, cách mạng miền Nam dưới sự lãnh đạo của tổ chức nào?
- A. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
- B. Mặt trận Việt Minh.
- C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- D. Mặt trận Liên Việt.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 273006
Điểm khác nhau căn bản giữa hai chiến lược: Chiến tranh cục bộ và Việt Nam hóa chiến tranh là về vấn đề gì?
- A. Về sự viện trợ tiền của từ chính phủ Mĩ.
- B. Về mục tiêu phát động chiến tranh.
- C. Về việc mở rộng chiến tranh ra miền Bắc.
- D. Về lực lượng chủ lực tiến hành chiến tranh.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 273007
Nét độc đáo về nghệ thuật chỉ đạo quân sự của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là
- A. kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.
- B. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
- C. kết hợp khởi nghĩa từng phần với chiến tranh cách mạng, tiến công và nổi dậy.
- D. kết hợp đấu tranh trên ba mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 273008
Tội ác tàn bạo nhất của đế quốc Mĩ trong việc đánh phá miền Bắc nước ta là gì?
- A. Ném bom vào các mục tiêu quân sự.
- B. Ném bom vào các đầu mối giao thông.
- C. Ném bom vào khu đông dân, trường học, nhà trẻ, bệnh viện.
- D. Ném bom vào các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, công trình thủy lợi.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 273009
Thuận lợi cơ bản nhất của đất nước sau 1975 là gì?
- A. Đất nước đã được độc lập, thống nhất.
- B. Có miền Bắc XHCN, miền Nam hoàn toàn giải phóng.
- C. Nhân dân phấn khởi với chiến thắng vừa giành được.
- D. Các nước XHCN tiếp tục ủng hộ ta.