Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 102415
Chọn câu đúng khi nói về dao động điều hòa của một vật.
- A. Li độ dao động điều hòa của vật biến thiên theo định luật hàm sin hoặc cosin theo thời gian.
- B. Tần số của dao động phụ thuộc vào cách kích thích dao động.
- C. Ở vị trí biên, vận tốc của vật là cực đại.
- D. Ở vị trí cân bằng, gia tốc của vật là cực đại.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 102416
Năng lượng trong dao đồng điều hòa của hệ “quả cầu – lò xo”
- A. tăng hai lần khi biên độ tăng hai lần.
- B. không đổi khi biên độ tăng hai lần và chu kỳ tăng hai lần.
- C. tăng hai lần khi chu kỳ tăng hai lần.
- D. tăng 16 lần khi biên độ tăng hai lần và chu kỳ tăng hai lần.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 102417
Một con lắc có chiều dài l = 1m. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng sao cho dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc 100 rồi thả không vận tốc đầu. Lấy \(g = 10m/{s^2}\). Vận tốc của con lắc qua vị trí cân bằng là
- A. 0,5m/s.
- B. 0,55m/s.
- C. 1,25m/s.
- D. 0,77m/s.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 102418
Chọn phát biểu đúng. Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc
- A. pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
- B. biên độ ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
- C. tần số ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
- D. hệ số lực cản (của ma sát nhớt) tác dụng lên vật dao động
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 102419
Một con lắc lò xo được treo thẳng đứng gồm lò xo có độ cứng k và vật nặng khối lượng 2m. Từ vị trí cân bằng đưa vật tới vị trí lò xo không bị biến dạng rồi thả nhẹ cho vật dao động. Khi vật xuống dưới vị trí thấp nhất thì khối lượng của vật đột ngột giảm xuống còn một nửa. Bỏ qua mọi ma sát và gia tốc trọng trường là g. Biên độ dao động của vật sau khi khối lượng giảm là
- A. \(\frac{{3mg}}{k}\)
- B. \(\frac{{2mg}}{k}\)
- C. \(\frac{{3mg}}{{2k}}\)
- D. \(\frac{{mg}}{{2k}}\)
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 102420
Cho một sóng ngang \(u = \cos 2\pi (\frac{t}{{0,1}} - \frac{d}{{50}})\,\,mm\) , trong đó d tính bằng cm, t tính bằng giây. Bước sóng là:
- A. \(\lambda = 40\,\,c\,m\)
- B. \(\lambda = 50\,\,c\,m\)
- C. \(\lambda = 30\,\,c\,m\)
- D. \(\lambda = 20\,\,c\,m\)
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 102421
Hãy chọn câu đúng ? Trong một hệ sóng dừng trên sợi dây khoảng cách giữa hai nút liên tiếp bằng
- A. một bước sóng.
- B. nửa bước sóng
- C. một phần tư bước sóng.
- D. hai lần bước sóng.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 102422
Khi có sóng dừng trên một dây AB thì thấy trên dây có 7 nút (A và B đều là nút). Tần số sóng là 42 Hz. Với dây AB và vận tốc truyền sóng như trên, muốn trên dây có 5 nút (A và B cũng đều là nút) thì tần số sóng phải là:
- A. 30 Hz
- B. 28 Hz
- C. 58,8 Hz
- D. 63 Hz
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 102423
Cho điện áp tức thời giữa hai đầu mạch là \(u = 80\cos 100\pi t\). Điện áp hiệu dụng là bao nhiêu ?
- A. 80V.
- B. 40V
- C. 70V
- D. \(40\sqrt 2 \,\,V\)
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 102424
Một đoạn mạch xoay chiều gồm một tụ điện và một điện trở thuần mắc nối tiếp. Điện áp hiệu dụng trên điện trở và tụ điện lần lượt là 24 V; 18 V. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch bằng
- A. 42 V.
- B. 6 V.
- C. 30 V.
- D. 12 V.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 102425
Một đoạn mạch gồm một điện trở R mắc nối tiếp với một tụ điện. Hệ số công suất của đoạn mạch là 0,5. Tỉ số giữa dung kháng của tụ điện và điện trở R là:
- A. \(\sqrt 2 \)
- B. \(\sqrt 3 \)
- C. 1
- D. 2
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 102426
Một đường dây có điện trở 4\(\Omega \) dẫn một dòng điện xoay chiều một pha nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Điện áp hiệu dụng ở nguồn là U = 6KV, công suất nguồn cung cấp P = 510 KW. Hệ số công suất của mạch điện là 0,85. Vậy công suất hao phí trên đường dây tải là:
- A. 40 KW.
- B. 4 KW
- C. 16 KW.
- D. 1,6 KW.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 102427
Một đoạn mạch gồm một tụ điện có dung kháng \({Z_C} = 200\Omega \) và một cuộn cảm có cảm kháng \({Z_L} = 100\Omega \) mắc nối tiếp. Điện áp tại hai đầu cuộn cảm có dạng \({u_L} = 100\cos (100\pi t + \frac{\pi }{6})\,\,(V)\). Biểu thức điện áp ở hai đầu tụ điện có dạng:
- A. \({u_C} = 100\cos (100\pi t - \frac{\pi }{2})\,\,(V)\)
- B. \({u_C} = 100\cos (100\pi t + \frac{\pi }{6})\,\,(V)\)
- C. \({u_C} = 200\cos (100\pi t - \frac{\pi }{3})\,\,(V)\)
- D. \({u_C} = 200\cos (100\pi t - \frac{{5\pi }}{6})\,\,(V)\)
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 102428
Hãy chọn câu đúng. Để truyền các tín hiệu truyền hình vô tuyến, người ta thường dùng các sóng điện từ có tần số vào khoảng
- A. vài kHz
- B. vài MHz
- C. vài chục MHz
- D. vài nghìn MHz
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 102429
Một mạch dao động gồm một tụ điện C = 20 nF và một cuộn cảm \(L = 8\mu H\), điện trở không đáng kể. Hiệu điện thế cực đại ở hai đầu tụ điện là \({U_0} = 1,5V\). Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là:
- A. 53 mA
- B. 48 mA
- C. 65 mA
- D. 72 mA
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 102430
Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến điên gồm cuộn cảm \(L = 5\mu H\) và một tụ xoay, điện dung biến đổi từ \({C_1} = 10pF\) đến \({C_2} = 250pF\). Dãi sóng mà máy thu được trong khoảng:
- A. 10,5 m đến 92,5 m
- B. 11 m đến 75 m.
- C. 15,6 m đến 41,2 m
- D. 13,3 m đến 66,6 m
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 102431
Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Trong chân không, phôtôn bay với tốc độ c = 3.108 m/s dọc theo các tia sáng.
- B. Phôtôn của các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì mang năng lượng khác nhau.
- C. Phôtôn tồn tại trong cả trạng thái đứng yên và trạng thái chuyển động.
- D. Năng lượng của một phôtôn không đổi khi truyền trong chân không.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 102432
Theo mẫu nguyên tử Bo, trong nguyên tử hidrô, khi êlectron chuyển từ quỹ đạo P về quỹ đạo K thì nguyên tử phát ra phôton ứng với bức xạ có tần số f1 . Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo P về quỹ đạo L thì nguyên tử phát ra phôtôn ứng với bức xạ có tần số f2. Nếu êlectron chuyển từ quỹ đạo L về quỹ đạo K thì nguyên tử phát ra phôtôn ứng với bức xạ có tần số
- A. f3 = f1 – f2
- B. f3 = f1 + f2
- C. \({{\rm{f}}_{\rm{3}}} = {\rm{ }}\sqrt {{{\rm{f}}_{\rm{1}}}^2{\rm{ + }}{{\rm{f}}_{\rm{2}}}^2} \)
- D. \({{\rm{f}}_{\rm{3}}} = {\rm{ }}\sqrt {{{\rm{f}}_{\rm{1}}}^2{\rm{ - }}{{\rm{f}}_{\rm{2}}}^2} \)
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 102433
Một ánh sáng đơn sắc màu cam có tần số f được truyền từ chân không vào một chất lỏng có chiết suất là 1,5 đối với ánh sáng này. Trong chất lỏng trên, ánh sáng này có
- A. màu tím và tần số f.
- B. màu cam và tần số 1,5f.
- C. màu cam và tần số f.
- D. màu tím và tần số 1,5f
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 102434
Chiếu xiên từ không khí vào nước một chùm sáng song song rất hẹp (coi như một tia sáng) gồm ba thành phần đơn sắc: đỏ, lam và tím. Gọi rđ, rl, rt lần lượt là góc khúc xạ ứng với tia màu đỏ, tia màu lam và tia màu tím. Hệ thức đúng là:
- A. rl= rt = rđ.
- B. rt < rl < rđ.
- C. rđ < rl < rt.
- D. rt < rđ < rl.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 102495
Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình: \({x_1} = {A_1}\cos (\omega t + \frac{\pi }{3})(cm)\); \({x_2} = {A_2}\cos (\omega t - \frac{\pi }{4})(cm)\). Dao động tổng hợp của hai dao động trên có phương trình \(x = 20\cos (\omega t + \varphi )(cm)\). Giá trị cực đại của biên độ dao động tổng hợp gần nhất với giá trị nào sau đây?
- A. 23cm
- B. 33 cm
- C. 42cm
- D. 35 cm
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 102496
Từ một trạm phát điện xoay chiều một pha đặt tại vị trí M, điện năng được truyền tải đến nơi tiêu thụ tại vị trí N cách M 180km. Biết đường dây có điện trở tổng cộng 80\(\Omega \) (coi dây tải điện là đồng chất, có điện trở tỉ lệ thuận với chiều dài của dây). Do sự cố đường dây bị rò điện tại điểm Q (hai dây tải điện bị nối tắt bởi một vật có điện trở R xác định). Để xác định vị trí Q, trước tiên người ta ngắt đường dây khỏi máy phát và tải tiêu thụ, sau đó dùng nguồn điện không đổi 12V, điện trở trong không đáng kể, nối vào hai đầu của hai dây tải điện tại M. Khi hai đầu dây tại N để hở thì cường độ dòng điện qua nguồn là 0,4A, còn khi hai đầu dây tại N được nối tắt bởi một đoạn dây có điện trở không đáng kể thì cường độ dòng điện qua nguồn là 0,42A. Khoảng cách MQ là
- A. 135 km
- B. 167 km
- C. 45 km
- D. 90 km
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 102497
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Y-âng. Nguồn S phát ra 3 ánh sáng đơn sắc có bước sóng \({\lambda _1} = 0,42\mu m\) (màu tím), \({\lambda _2} = 0,56\mu m\) (màu lục), \({\lambda _3} = 0,70\mu m\) (màu đỏ). Giữa hai vân sáng liên tiếp cùng màu với vân sáng trung tâm có 14 vân màu lục. Giữa hai vân sáng liên tiếp kể trên có
- A. 19 vân tím và 11 vân đỏ
- B. 20 vân tím và 12 vân đỏ
- C. 17 vân tím và 10 vân đỏ
- D. 20 vân tím và 11 vân đỏ
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 102499
Trong thí nghiệm Yâng về giao thoa ánh sáng, nguồn phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc: màu đỏ (bước sóng λ1 = 720 nm) và màu lục (bước sóng λ2 = 560 nm). Cho khoảng cách giữa hai khe không đổi và khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát biến thiên theo thời gian với quy luật \(D = 2 + 2\cos \left( {\frac{\pi }{2}t - \frac{\pi }{2}} \right)\) m (t tính bằng s). Trong vùng giao thoa quan sát được trên màn, ở thời điểm t = 0, tại M có một vân sáng cùng màu với vân sáng trung tâm và giữa M với vân trung tâm còn có thêm một vân sáng cùng màu như vậy nữa. Trong 4 s kể từ lúc t = 0, số lần một vân sáng đơn sắc (màu đỏ hoặc màu lục) xuất hiện tại M là
- A. 80.
- B. 75.
- C. 76.
- D. 84.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 102500
Một máy tăng áp có cuộn thứ cấp mắc với điện trở thuần, cuộn sơ cấp mắc với nguồn điện xoay chiều. Tần số dòng điện trong cuộn thứ cấp
- A. có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp.
- B. bằng tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp.
- C. luôn nhỏ hơn tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp.
- D. luôn lớn hơn tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 102501
Trong sơ đồ khối của máy thu thanh vô tuyến điện đơn giản KHÔNG có bộ phận nào dưới đây?
- A. Mạch biến điệu.
- B. Anten thu.
- C. Mạch khuếch đại dao động điện từ âm tần.
- D. Mạch tách sóng.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 102502
Khi nghiên cứu quang phổ của các chất, chất nào dưới đây khi bị nung nóng đến nhiệt độ cao thì KHÔNG phát ra quang phổ liên tục?
- A. Chất lỏng.
- B. Chất rắn.
- C. Chất khí ở áp suất lớn.
- D. Chất khí ở áp suất thấp.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 102503
Giới hạn quang điện của mỗi kim loại là
- A. bước sóng của ánh sáng kích thích chiếu vào kim loại.
- B. công thoát của các electrôn ở bề mặt kim loại đó.
- C. bước sóng giới hạn của ánh sáng kích thích để gây ra hiện tượng quang điện đối với kim loại đó.
- D. tần số của ánh sáng kích thích chiếu vào kim loại.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 102504
Một khung dây phẳng, diện tích 20 cm2, gồm 10 vòng dây đặt trong từ trường đều. Vectơ cảm ứng từ làm thành với mặt phẳng khung dây một góc 300 và có độ lớn B = 2.10-4 T. Người ta làm cho từ trường giảm đều đến không trong khoảng thời gian 0,01s. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây trong khoảng thời gian từ trường biến đổi là
- A. 3,46.10-4 V .
- B. 0,2 mV.
- C. 4.10-4 V.
- D. 4 mV.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 102505
Giao thoa sóng là hiện tượng
- A. giao nhau của hai sóng trong một môi trường khi chúng gặp nhau.
- B. cộng hưởng của hai sóng kết hợp truyền trong một môi trường.
- C. hai sóng khi gặp nhau trong một vùng xác định làm tăng cường độ sóng của nhau.
- D. hai sóng kết hợp khi gặp nhau thì có những điểm ở đó chúng luôn luôn hoặc tăng cường hoặc triệt tiêu lẫn nhau.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 102562
Một con lắc lò xo gồm viên bi nhỏ và lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m, dao động điều hòa với biên độ 0,1 m. Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Khi viên bi cách vị trí cân bằng 6 cm thì động năng của con lắc bằng
- A. 0,64 J.
- B. 3,2 mJ.
- C. 6,4 mJ.
- D. 0,32 J.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 102563
Lực tương tác Cu-lông giữa êlectron và hạt nhân của nguyên tử hiđrô khi nguyên tử này ở quỹ đạo dừng L là F. Khi nguyên tử này chuyển lên quỹ đạo N thì lực tương tác giữa êlectron và hạt nhân là:
- A. F/16.
- B. F/4.
- C. F/144.
- D. F/2.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 102564
Công thoát êlectron của một kim loại là 7,64.10-19J. Chiếu lần lượt vào bề mặt tấm kim loại này các bức xạ có bước sóng là l1 = 0,18 mm, l2 = 0,21 mm và l3 = 0,35 mm. Lấy h=6,625.10-34 J.s, c = 3.108 m/s. Bức xạ nào gây được hiện tượng quang điện đối với kim loại đó?
- A. Hai bức xạ (l1 và l2).
- B. Không có bức xạ nào trong ba bức xạ trên.
- C. Cả ba bức xạ (l1, l2 và l3).
- D. Chỉ có bức xạ l1.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 102565
Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc, trong đó bức xạ màu đỏ có bước sóng 720 nm và bức xạ màu lục có bước sóng λ (có giá trị trong khoảng từ 500 nm đến 575 nm). Trên màn quan sát, giữa hai vân sáng gần nhau nhất và cùng màu với vân sáng trung tâm có 8 vân sáng màu lục. Giá trị của λ là
- A. 500 nm.
- B. 520 nm
- C. 540 nm.
- D. 560 nm.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 102566
Trên mặt nước phẳng lặng, hai điểm A, B cách nhau 21 cm, điểm M cách A và B lần lượt 17 cm và 10 cm, điểm N đối xứng với M qua đường thẳng AB. Đặt tại A và B hai nguồn sóng dao động theo phương thẳng đứng, cùng biên độ, cùng tần số, cùng pha. Khi đó sóng trên mặt nước có bước sóng 2 cm. Số điểm đứng yên trên đường thẳng MN là
- A. 9.
- B. 11.
- C. 8.
- D. 10.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 102567
Một học sinh làm thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Y-âng để đo bước sóng của nguồn sáng đơn sắc. Khoảng cách hai khe sáng đo được là 1,00 ± 0,05% (mm). Khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn đo được là 2000 ± 0,24% (mm). Khoảng cách 10 vân sáng liên tiếp đo được là 10,80 ± 0,64% (mm). Kết quả bước sóng đo được bằng
- A. 0,60 μm ± 0,93%.
- B. 0,54 μm ± 0,93%.
- C. 0,60 μm ± 0,59%.
- D. 0,60 μm ± 0,31%.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 102568
Điện năng được truyền đi từ một máy phát đến một khu dân cư bằng đường dây tải một pha, với hiệu suất truyền tải 90%. Do nhu cầu tiêu thụ điện của khu dân cư tăng 11% nhưng chưa có điều kiện nâng công suất máy phát, người ta dùng máy biến áp để tăng điện áp trước khi truyền đi. Coi hệ số công suất của hệ thống không thay đổi. Tỉ số vòng dây giữa cuộn thứ cấp và cuộn sơ cấp là
- A. 11.
- B. 8
- C. 9
- D. 10
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 102569
Nếu chiếu một chùm tia hồng ngoại vào tấm kẽm tích điện âm, thì:
- A. Tấm kẽm mất dần điện tích dương.
- B. Tấm kẽm mất dần điện tích âm.
- C. Tấm kẽm trở nên trung hoà về điện.
- D. Điện tích âm của tấm kẽm không đổi.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 102570
Trên đường dây tải điện Bắc – Nam ở Việt Nam, trước khi đưa điện năng lên đường dây truyền tải, người ta tăng điện áp lên 500 kV nhằm mục đích
- A. tăng cường độ dòng điện trên dây tải điện. B. C. D.
- B. tăng công suất điện trên dây truyền tải.
- C. giảm hao phí điện năng khi truyền tải.
- D. tăng hệ số công suất của mạch truyền tải
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 102835
Hai máy phát điện xoay chiều một pha đang hoạt động bình thường và tạo ra hai suất điện động có cùng tần số f. Rôto của máy thứ nhất có p1 cặp cực và quay với tốc độ n1=1800 vòng /phút. Rôto của máy thứ hai có p2 =4 cặp cực và quay với tốc độ n2. Biết n2 có giá trị trong khoản từ 12 vòng/giây đến 18 vòng/giây. Giá trị của f là.
- A. 54 Hz.
- B. 60 Hz.
- C. 50 Hz.
- D. 48 Hz.