Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 240695
Để huy động tối đa tiềm lực của Đông Dương cho cuộc chiến tranh đế quốc, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách kinh tế gì?
- A. Kinh tế vĩ mô
- B. Kinh tế chỉ huy
- C. Kinh tế mới
- D. Kinh tế thời chiến
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 240696
Phát xít Nhật đã thi hành chính sách gì ở Việt Nam trong những năm 1940 - 1945?
- A. Đầu tư vào các ngành phục vụ cho nhu cầu quân sự, buộc Pháp phải cung cấp các nguyên liệu như than sắt, cao su cho chúng với giá rẻ.
- B. Thực hiện chính sách Tổng động viên, vơ vét tiền, của, con người phục vụ cho cuộc chiến tranh phát xít
- C. Thực hiện chính sách “Kinh tế chỉ huy”, vơ vét tiền của, tài nguyên của đất nước ta phục vụ cho chiến tranh đế quốc
- D. Thực hiện chính sách “Kinh tế thời chiến”, ban hành lệnh Tổng động viên, bắt lính.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 240697
Tháng 9-1940, ở Đông Dương đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
- A. Phát xít Nhật vào Đông Dương
- B. Pháp kí với Nhật hiệp định phòng thủ chung Đông Dương
- C. Nhật đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương
- D. Nhật đầu hàng hoàn toàn quân Đồng minh
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 240698
Khi quân Nhật tiến vào Đông Dương, thực dân Pháp đã làm gì?
- A. Nhanh chóng câu kết với phát xít Nhật, để cùng bóc lột nhân dân Việt Nam.
- B. Ráo riết chuẩn bị, chờ thời cơ phản công quân Nhật.
- C. Quân Pháp nhanh chóng đầu hàng.
- D. Ra sức vơ vét, bóc lột nhân dân ta.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 240699
Ngày 10 – 10 – 1954 là ngày diễn ra sự kiện quan trọng nào ở Việt Nam?
- A. Quân đội Việt Nam tiếp quản thủ đô Hà Nội
- B. Trung ương Đảng, Chính phủ ra mắt nhân dân Thủ đô
- C. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng
- D. Pháp rút quân khỏi miền Nam
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 240701
Đâu không phải là âm mưu của đế quốc Mĩ từ năm 1954-1975 khi thay chân Pháp ở miền Nam Việt Nam?
- A. Chia cắt lâu dài Việt Nam
- B. Biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương
- C. Làm bàn đạp tấn công ra miền Bắc để tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản
- D. Thúc đẩy sự giàu mạnh của miền Nam để đối trọng với miền Bắc
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 240702
Nhiệm vụ của miền Bắc Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là
- A. Kháng chiến chống Mĩ cứu nước
- B. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh
- C. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa
- D. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 240704
Nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng miền Bắc sau 1954 là tiến hành
- A. Khắc phục hậu quả chiến tranh.
- B. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- C. Đấu tranh đòi Mỹ rút quân về nước.
- D. Cách mạng dân chủ tư sản.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 240705
Kẻ thù trực tiếp của nhân dân miền Nam hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là
- A. Đế quốc Mĩ
- B. Thực dân Pháp
- C. Chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm
- D. Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 240709
Sau những cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ tình hình miền Bắc có đặc điểm gì nổi bật?
- A. Vẫn tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội đạt kết quả to lớn
- B. Bị tàn phá nặng nề
- C. Không bị ảnh hưởng bởi các cuộc chiến tranh phá hoại
- D. Chịu ảnh hưởng không đáng kể của cuộc chiến tranh phá hoại
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 240710
Sau năm 1975 tình hình miền Nam có điểm gì nổi bật?
- A. Tàn dư của chiến tranh, chế độ thực dân mới còn tồn tại nặng nề
- B. Tàn dư của chế độ thực dân cũ còn nặng nề, công nhân thất nghiệp
- C. Chính quyền cũ chỉ mới bị xóa bỏ ở các trung tâm thành phố
- D. Lực lượng tay sai chống phá cách mạng vẫn liên tục gây bạo loạn
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 240711
Sau những cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ tình hình miền Bắc có đặc điểm gì nổi bật?
- A. Vẫn tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội đạt kết quả to lớn
- B. Bị tàn phá nặng nề
- C. Không bị ảnh hưởng bởi các cuộc chiến tranh phá hoại
- D. Chịu ảnh hưởng không đáng kể của cuộc chiến tranh phá hoại
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 240712
Đâu không phải là hạn chế của nền kinh tế miền Nam trong những năm 1954-1975?
- A. Vẫn mang tính chất nông nghiệp
- B. Phát triển không cân đối
- C. Lệ thuộc nặng nền vào viện trợ bên ngoài
- D. Công- thương nghiệp quy mô lớn phát triển
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 240714
Nội dung cơ bản của Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9-1975) là
- A. Nhất trí chủ trương thống nhất đất nước về mặt nhà nước
- B. Đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước
- C. Chuẩn bị kế hoạch tổng tuyển cử trong cả nước
- D. Chuẩn bị nội dung cơ bản cho kì họp Quốc hội khóa mới
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 240721
Hội nghị nào đã nhất trí về các chủ trương biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt nhà nước?
- A. Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9-1975)
- B. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (11-1975)
- C. Hội nghị lần thứ 25 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9-1975)
- D. Hội nghị lần thứ 26 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9-1975)
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 240725
Quốc hội nước Việt Nam thống nhất ra đời sau cuộc tổng tuyển bầu Quốc hội chung của cả nước (25 - 4 - 1976) là Quốc hội khoá mấy?
- A. Khoá IV.
- B. Khoá V.
- C. Khoá VI.
- D. Khoá VII.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 240728
Tên nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời từ khi nào?
- A. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12/1976)
- B. Tại Kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (7/1976)
- C. Tại Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9/1975)
- D. Trong “Tuyên ngôn độc lập” (02/09/1945)
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 240730
Ngày 25/4/1976, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì?
- A. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung
- B. Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước
- C. Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI
- D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 240736
Nội dung nào sau đây không phải là điểm tương đồng giữa chiến dịch Biên giới thu đông 1950 và chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947?
- A. loại hình chiến dịch
- B. địa hình tác chiến
- C. đối tượng tác chiến
- D. lực lượng của tham chiến
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 240738
Điểm khác của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 so với chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam là về
- A. Địa hình tác chiến.
- B. Loại hình chiến dịch.
- C. Đối tượng tác chiến
- D. Lực lượng chủ yếu
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 240741
Điểm chung về hoạt động quân sự của quân dân Việt Nam trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 và chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 là có sự kết hợp giữa
- A. đánh điểm, diệt viện và đánh vận động
- B. chiến trường chính và vùng sau lưng địch
- C. tiến công quân sự và nổi dậy của nhân dân
- D. bao vây, đánh lấn và đánh công kiên
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 240744
Đâu không phải là lý do để Bộ chính trị quyết định triệu tập Đại hội Đại biểu lần II của Đảng năm 1951?
- A. Do tình hình có sự chuyển biến đòi hỏi Đảng phải điều chỉnh, bổ sung đường lối
- B. Do yêu cầu kiện toàn tổ chức Đảng
- C. Do yêu cầu cần thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận riêng
- D. Do yêu cầu cần đưa Đảng ra hoạt động công khai để tăng cường sự lãnh đạo
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 240751
Đâu không phải là điểm tương đồng giữa cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội ngày 6-1-1946 và ngày 25-4-1976?
- A. Đều nhằm lật đổ chính quyền cũ ở địa phương
- B. Đều là các cuộc vận động chính trị để làm thất bại âm mưu chia rẽ, lật đổ của kẻ thù
- C. Đều tạo cơ sở pháp lý và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
- D. Đều diễn ra sau một thời gian dài đất nước bị chia cắt
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 240754
Kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (1976) và Quốc Hội khóa I (1946) đều đưa ra quyết định nào sau đây?
- A. Thông qua danh sách chính phủ Liên Hiệp kháng chiến
- B. Bầu Ban dự thảo hiến pháp
- C. Thống nhất về quốc kì, quốc ca, tên nước
- D. Thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 240757
Công cuộc cải tổ của Liên Xô (từ năm 1983) với cải cách mở của của Trung Quốc (từ năm 1978) và đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986) không chịu tác động của nhân tố nào sau đây?
- A. Cách mạng khoa học kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa
- B. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973
- C. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố
- D. Sự trì trệ, khủng hoảng ở bản thân mỗi nước
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 240759
Việt Nam đã vận dụng mô hình nào từ chính sách kinh tế mới (NEP) của Liên Xô vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam?
- A. Kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự điều tiết của nhà nước
- B. Kinh tế thị trường và có sự tham gia hoạt động kinh doanh của nhà nước
- C. Kinh tế nhiều thành phần vận hành theo quy luật của thị trường
- D. Kinh tế quan liêu, bao cấp
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 240763
Nguyên nhân chủ yếu quyết định việc Đảng Cộng sản Việt Nam xác định đổi mới kinh tế là trọng tâm của đường lối đổi mới từ năm 1986 là gì?
- A. Vì nguồn gốc của khủng hoảng là do mô hình kinh tế không phù hợp
- B. Vì cải cách chính trị có thể làm ảnh hưởng đến quyền lực của Đảng
- C. Vì nguyện vọng của quần chúng là cải cách về kinh tế
- D. Vì các thế lực thù địch tập trung mũi nhọn tấn công vào kinh tế
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 240764
Mở cửa hội nhập với thế giới Việt Nam có thể đón nhận được những cơ hội gì từ bên ngoài?
- A. Tranh thủ được nguồn vốn, khoa học kĩ thuật
- B. Xây dựng cơ cấu kinh tế mới hợp lý
- C. Tham gia vào các liên minh quân sự để tăng cường khả năng phòng thủ
- D. Xây dựng nền chính trị dân chủ theo mô hình phương Tây
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 240767
Gia nhập vào sân chơi quốc tế, Việt Nam không phải đối mặt với thách thức nào sau đây?
- A. Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc
- B. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nền kinh tế và nguy cơ tụt hậu
- C. Nguy cơ bị xâm phạm chủ quyền dân tộc
- D. Khó khăn trong vấn đề giáo dục, nâng cao dân trí
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 240769
Sau Chiến tranh lạnh, để xây dựng sức mạnh thực sự, các quốc gia trên thế giới đều tập trung vào
- A. Phát triển kinh tế
- B. Hội nhập quốc tế
- C. Phát triển quốc phòng
- D. Ổn định chính trị
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 240772
Sau chiến tranh lạnh, Mỹ có âm mưu gì?
- A. Vươn lên chi phối, lãnh đạo thế giới.
- B. Dùng sức mạnh kinh tế thao túng mọi hoạt động khác.
- C. Chuẩn bị đề ra chiến lược mới.
- D. Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 240775
Một trong những yếu tố tác động đến sự hình thành một trật tự thế giới mới sau chiến tranh lạnh là
- A. Tư bản tài chính xuất hiện và chi phối thế giới
- B. Các trung tâm kinh tế- tài chính Tây Âu và Nhật Bản ra đời
- C. Sự phát triển của các cường quốc và Liên minh châu Âu (EU)
- D. Sự xuất hiện và ngày càng mở rộng của các tổ chức độc quyền
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 240789
Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế là
- A. Tăng cường liên kết khu vực để tăng cường tiềm lực kinh tế, quân sự.
- B. Hòa bình, hợp tác và phát triển.
- C. Cạnh tranh khốc liệt để tồn tại.
- D. Cùng tồn tại trong hòa bình, các bên cùng có lợi
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 240795
Thách thức lớn nhất của thế giới trong thập kỉ đầu tiên của thế kỉ XXI là gì?
- A. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng
- B. Nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên
- C. Chiến tranh, xung đột ở nhiều khu vực trên thế giới
- D. Chủ nghĩa khủng bố hoành hành
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 240798
Xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh tạo ra
- A. Trật tự thế giới “đa cực”, với sự vươn lên của nhiều cường quốc.
- B. Thời cơ và thách thức với mỗi quốc gia, dân tộc.
- C. Điều kiện để các nước tập trung phát triển kinh tế, xây dựng sức mạnh quốc gia tổng hợp.
- D. Xung đột quân sự, khủng bố li khai ở nhiều khu vực trên thế giới.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 240802
Vì sao năm 1991 trật tự “hai cực” Ianta lại sụp đổ?
- A. Do sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và các nước Tây Âu.
- B. Liên Xô và Mĩ quá tốn kém trong việc chạy đua vũ trang.
- C. “cực” Liên Xô đã tan rã, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới không tồn tại.
- D. Nền kinh tế Liên Xô ngày càng lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 240806
Biển hiện nào dưới đây không phản ánh đúng xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh?
- A. Hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế chủ đạo của thế giới
- B. Các quốc gia đều lấy phát triển kinh tế làm trung tâm
- C. Trật tự thế giới đơn cực được xác lập trong quan hệ quốc tế
- D. Sự vươn lên cạnh tranh của các trung tâm kinh tế trong trật tự thế giới mới
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 240808
Đại hội đại biểu toàn quốc lần II lại cần phải quyết triệt để vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương không xuất phát từ lý do nào sau đây?
- A. Do sự lớn mạnh của lực lượng cách mạng ở Lào, Campuchia
- B. Do nguyện vọng của nhân dân Việt Nam là tách Đảng
- C. Do yêu cầu làm thất bại âm mưu chia rẽ khối đoàn kết 3 nước Đông Dương
- D. Do yêu cầu thực hiện quyền dân tộc tự quyết của mỗi nước
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 240810
Những thắng lợi của Việt Nam trong những năm 1950-1953 phản ánh tính đúng đắn của đường lối gì?
- A. Độc lập dân tộc - chủ nghĩa xã hội
- B. Đánh lâu dài
- C. Kháng chiến - kiến quốc
- D. Tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 240813
Điểm bất lợi của thực dân Pháp khi đề ra và thực hiện kế hoạch Đờ lát đờ Tátxinhi so với kế hoạch Rơve là gì?
- A. Viện trợ của Mĩ bị cắt giảm
- B. Mất quyền chủ động trên chiến trường
- C. Lực lượng quân Âu - Phi đang bận tác chiến ở An-giê-ri
- D. Vùng đồng bằng Bắc Bộ đã bị Việt Minh chiếm giữ