YOMEDIA

Đề thi thử THPT QG 2019 môn Ngữ văn lần 1 Trường THPT Ngô Sĩ Liên – tỉnh Bắc Ninh

120 phút 7 câu 146 lượt thi
ATNETWORK

Câu hỏi Tự luận (7 câu):

 

  • Câu 1: Mã câu hỏi: 58387

    Phần 1: Đọc – hiểu (3.0 điểm)

    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

    Tôi hỏi đất: - Đất sống với nhau như thế nào?

    - Chúng tôi tôn cao nhau.

    Tôi hỏi nước: - Nước sống với nhau như thế nào?

    - Chúng tôi làm đầy nhau.

    Tôi hỏi cỏ: - Cỏ sống với nhau như thế nào?

    - Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời.

    Tôi hỏi người: - Người sống với nhau như thế nào?

    Tôi hỏi người: - Người sống với nhau như thế nào?

    Tôi hỏi người: - Người sống với nhau như thế nào?

                (Hỏi - Hữu Thỉnh)

  • Câu 2: Mã câu hỏi: 58389

    Chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên. (0.5 điểm)

    Xem đáp án
  •  
  • Câu 3: Mã câu hỏi: 58391

    Xác định nội dung chính của văn bản trên. Dựa vào nội dung đó, hãy đặt cho văn bản một nhan đề khác. (0.5 điểm)

    Xem đáp án
  • Câu 4: Mã câu hỏi: 58392

    Nêu và giải thích lối sống của: đất, nước, cỏ trong văn bản. (1.0 điểm)

    Xem đáp án
  • Câu 5: Mã câu hỏi: 58393

    Xác định những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong ba câu cuối của văn bản và phân tích hiệu quả nghệ thuật của những biện pháp nghệ thuật ấy. (1.0 điểm)

    Xem đáp án
  • Câu 6: Mã câu hỏi: 58394

    Phần 2: Làm văn (7,0 điểm)

    (2.0 điểm)

    Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) tìm lời giải đáp cho câu hỏi của tác giả: Người sống với nhau như thế nào?

    Xem đáp án
  • Câu 7: Mã câu hỏi: 58397

    Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

    “Những đường Việt Bắc của ta

    Đêm đêm rầm rập như là đất rung

    Quân đi điệp điệp trùng trùng

    Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.

    Dân công đỏ đuốc từng đoàn

    Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.

    Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

    Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.

    Tin vui chiến thắng trăm miền

    Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về

    Vui từ Đồng Tháp, An Khê

    Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”.

    (Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, 2008, tr.112-113)

    Từ đó, liên hệ với khổ thơ đầu của bài Từ ấy để nhận xét về sự trưởng thành của hồn thơ Tố Hữu.

    “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

    Mặt trời chân lí chói qua tim

    Hồn tôi là một vườn hoa lá

    Rất đậm hương và rộn tiếng chim…”

    (Trích Từ ấy, Tố Hữu, Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục, 2011, tr.44)

    (5.0 điểm)

    Xem đáp án
NONE

Đề thi nổi bật tuần

AANETWORK
 

 

ATNETWORK
ON