Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 243507
Có bao nhiêu hiện tượng sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kỳ?
I. Hằng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô
II. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm.
III. Cháy rừng làm các sinh vật trong rừng chết hàng loạt
IV. Số lượng động vật biến nhiệt thường giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét.
- A. 3
- B. 2
- C. 4
- D. 1
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 243508
Dựa vào những biến đổi về địa chất, khí hậu, sinh vật, người ta chia lịch sử Trái Đất thành các đại theo thời gian từ trước đến nay là:
- A. đại Cổ sinh, đại Nguyên sinh, đại Thái cổ, đại Trung sinh, đại Tân sinh.
- B. đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Trung sinh, đại Cổ sinh, đại Tân sinh.
- C. đại Thái cổ, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Nguyên sinh, đại Tân sinh.
- D. đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 243511
Diễn thế nguyên sinh có các đặc điểm sau, các phương án đúng là:
(1) Bắt đầu từ một môi trường chưa có sinh vật.
(2) Được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian.
(3) Quá trình diễn thế gắn liền với sự phá hại môi trường.
(4) Kết quả cuối cùng sẽ tạo ra quần xã đỉnh cực.
- A. (2), (3) và (4)
- B. (1), (2) và (4)
- C. (1), (3) và (4)
- D. (1), (2), (3) và (4)
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 243513
Hai loài ếch sống trong cùng 1 hồ nước, số lượng của loài A giảm chút ít, còn số lượng của loài B giảm đi rất mạnh. Điều đó chứng minh cho mối quan hệ
- A. hội sinh
- B. cạnh trạnh
- C. vật dữ - con mồi
- D. ức chế - cảm nhiễm
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 243521
Xét quần thể các loài sau: (1) Cá trích → (2) Cá mập → (3) Tép → (4) Tôm bạc
Kích thước quần thể của các loài theo thứ tự lớn dần là:
- A. (2), (1), (4) và (3)
- B. (3), (2), (1) và (4)
- C. (2), (3),(4) và (1)
- D. (1), (2), (3) và (4)
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 243546
Ở một hồ nước, khi đánh bắt cá mà các mẻ lưới thu được tỉ lệ cá con quá nhiều thì ta nên làm gì?
- A. tăng cường đánh cá vì quần thể đang ổn định
- B. tiếp tục đánh bắt vì quần thể đang ở trạng thái trẻ
- C. dừng ngay việc đánh bắt, nếu không nguồn cá trong hồ sẽ sạn kiệt
- D. hạn chế đánh bắt vì không đem lại hiệu quả kinh tế cao
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 243549
Quần thể được điều chỉnh về mức cân bằng khi nào?
- A. môi trường sống thuận lợi, thức ăn dồi dào, ít kẻ thù
- B. mật độ cá thể giảm xuống quá thấp đe dọa sự tồn tại của quần thể
- C. mật độ cá thể tăng lên quá cao dẫn đến thiếu thức ăn, nơi ở
- D. mật độ cá thể giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 243551
Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi
- A. nhóm sau sinh sản
- B. nhóm đang sinh sản và nhóm sau sinh sản
- C. nhóm đang sinh sản
- D. nhóm trước sinh sản và nhóm đang sinh sản
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 243553
Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là môi trường nào?
- A. Môi trường đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước
- B. Môi trường đất, môi trường trên cạn, môi trường nước ngọt, nước mặn
- C. Môi trường đất, môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường sinh vật
- D. Môi trường vô sinh, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 243557
Hiện tượng liền rễ ở cây thông nhựa là ví dụ minh họa cho mối quan hệ nào?
- A. cạnh tranh cùng loài
- B. hỗ trợ cùng loài
- C. hỗ trợ khác loài
- D. ức chế - cảm nhiễm
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 243558
Dấu hiệu nào không phải là đặc trưng của quần thể?
- A. độ đa dạng
- B. kích thước quần thể
- C. mật độ cá thể
- D. tỉ lệ đực – cái
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 243566
Quá trình diễn thế sinh thái tại rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn diễn ra theo trình tự như thế nào?
- A. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây gỗ nhỏ và cây bụi → trảng cỏ.
- B. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây gỗ nhỏ và cây bụi → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → trảng cỏ.
- C. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → cây gỗ nhỏ và cây bụi → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → trảng cỏ.
- D. Rừng lim nguyên sinh bị chết → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → cây gỗ nhỏ và cây bụi → trảng cỏ.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 243570
Mối quan hệ nào sau đây là biểu hiện của quan hệ cộng sinh?
- A. Trùng roi sống trong ống tiêu hóa của mối
- B. Sâu bọ sống trong các tổ mối
- C. Dây tơ hồng bám trên thân cây lớn
- D. Làm tổ tập đoàn giữa nhạn và cò biển
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 243576
Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái như thế nào?
- A. ở mức phù hợp nhất đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất
- B. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất
- C. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường
- D. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 243579
Khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể về mức ổn định phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường được gọi là gì?
- A. ức chế - cảm nhiễm
- B. ức chế - cảm nhiễm
- C. khống chế sinh học
- D. nhịp sinh học
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 243587
Trong quan hệ giữa 2 loài, có ít nhất 1 loài bị hại thì đó là mối quan hệ nào sau đây?
- A. quan hệ hội sinh
- B. quan hệ hỗ trợ
- C. quan hệ hợp tác
- D. quan hệ đối kháng
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 243592
Phân bố cá thể theo nhóm là gì?
- A. kiểu phân bố làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể
- B. kiểu phân bố giúp sinh vật tân dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường
- C. kiểu phân bố phổ biến nhất, thường gặp ở những sinh vật sống bầy đàn
- D. kiểu phân bố thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 243595
Trên một cây to, có nhiều loài chim sinh sống, có loài sống trên cao, có loài sống dưới thấp, hình thành các ……………. khác nhau
- A. ổ sinh thái
- B. quần thể
- C. sinh cảnh
- D. quần xã
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 243612
Cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài không có vai trò nào sau đây?
- A. Tạo động lực thúc đẩy sự hình thành các đặc điểm thích nghi mới
- B. Làm mở rộng ổ sinh thái của loài, tạo điều kiện để loài phân li thành các loài mới
- C. Làm tăng số lượng các cá thể của quần thể, tăng kích thước quần thể
- D. Duy trì số lượng và sự phân bố cá thể ở mức phù hợp
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 243614
Quần xã ở rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng của quần xã ……..(X)……., các loài thường có ổ sinh thái …..(Y)….. Vậy X và Y lần lượt là:
- A. cao, rộng
- B. thấp, hẹp
- C. cao, hẹp
- D. thấp, rộng
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 243617
Cho các phát biểu sau về kích thước của quần thể:
(1) Kích thước của quần thể sinh vật là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì cấu trúc.
(2) Nếu vượt quá kích thước tối đa thì số lượng sẽ nhanh chóng giảm vì giao phối gần dễ xảy ra làm 1 số lớn cá thể bị chết do thoái hóa giống.
(3) Các yếu tố ảnh hưởng tới kích thước của quần thể là nguồn thức ăn, nơi ở, sự phát tán cá thể trong quần thể.
(4) Số lượng cá thể của quần thể luôn là một hằng số (ổn định không đổi).
(5) Khi kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể có thể rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
- A. 1
- B. 5
- C. 4
- D. 2
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 243620
Sự phát sinh, phát triển của sự sống trên Trái Đất lần lượt trải qua các giai đoạn nào?
- A. Tiến hóa sinh học – tiến hóa hóa học – tiến hóa tiền sinh học.
- B. Tiến hóa hóa học – tiến hóa sinh học.
- C. Tiến hóa hóa học – tiến hóa tiền sinh học - tiến hóa sinh học.
- D. Tiến hóa tiền sinh học – tiến hóa sinh học – tiến hóa hóa học.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 243622
Ví dụ nào sau đây phản ánh mối quan hệ hội sinh:
- A. Chim sáo đậu trên lưng con trâu rừng
- B. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ cây họ đậu
- C. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ
- D. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 243630
Cá rô phi Việt Nam có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ bao nhiêu?
- A. 3,2°C – 38°C
- B. 20°C – 30°C
- C. 5,6°C – 42°C
- D. 20°C – 35°C
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 243631
Diễn thế sinh thái là quá trình như thế nào?
- A. biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường
- B. phát triển của quần xã sinh vật
- C. thay thế liên tục từ quần xã này đến quần xã khác
- D. biến đổi tuần tự từ quần xã này đến quần xã khác
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 243632
Nhóm cá thể sinh vật nào dưới đây là 1 quần thể?
- A. Cỏ ven bờ hồ
- B. Cá rô phi đơn tính trong hồ
- C. Chuột trong vườn
- D. Ếch xanh và nòng nọc của nó trong hồ
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 243634
Các đặc trưng cơ bản của quần xã là gì?
- A. thành phần loài, tỉ lệ nhóm tuổi, mật độ
- B. thành phần loài, sự phân bố các cá thể trong quần xã
- C. thành phần loài, sức sinh sản và sự tử vong
- D. độ phong phú, sự phân bố các cá thể trong quần xã
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 243635
Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái nào?
- A. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật
- B. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật
- C. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đén đời sống của sinh vật
- D. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 243636
Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật, ở kỉ nào sau đây dương xỉ phát triển mạnh?
- A. Kỉ Đêvôn
- B. Kỉ Cacbon (Than đá)
- C. Kỉ Pecmi
- D. Kỉ Triat (Tam điệp)
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 243638
Ý nghĩa của sự phân tầng trong quần xã là gì?
- A. làm giảm sự cạnh tranh nguồn sống giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống
- B. làm tăng khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau
- C. giúp các loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau
- D. làm tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 243657
Ở mối quan hệ nào sau đây, 1 loài có hại còn 1 loài không có lợi cũng không có hại?
- A. Hội sinh
- B. Kí sinh
- C. Ức chế - cảm nhiễm
- D. Vật ăn thịt – con mồi
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 243669
Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể nào?
- A. chim sâu và sâu đo
- B. tôm và tép
- C. ếch đồng và chim sẻ
- D. cá rô phi và cá chép
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 243674
Số lượng cá thể của 1 loài có thể tăng hoặc giảm do sự thay đổi của các nhân tố vô sinh và hữu sinh của môi trường được gọi là hiện tượng gì?
- A. Phân bố cá thể
- B. Tăng trưởng của quần thể
- C. Biến động số lượng cá thể
- D. Kích thước của quần thể
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 243680
Những con voi trong vườn bách thú là thuộc tổ chức nào?
- A. hệ sinh thái
- B. quần xã
- C. quần thể
- D. tập hợp cá thể voi
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 243688
Trong cùng một thủy vực, người ta thường nuôi ghép các loài cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, rô phi, cá chép để:
- A. thu được nhiều sản phẩm có giá trị khác nhau
- B. thỏa mãn nhu cầu thị hiếu khác nhau của người tiêu dùng
- C. tận dụng tối đa nguồn thức ăn có trong ao
- D. tăng tính đa dạng sinh học trong ao
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 243695
Cho các kiểu phân bố cá thể như sau:
I. Theo nhóm II. Theo chiều thẳng đứng III. Theo chiều ngang IV. Đồng đều V. Ngẫu nhiên.
Trong quần xã có các kiểu phân bố:
- A. I và II
- B. I, IV và V
- C. II, III và V
- D. II và III
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 243700
Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?
- A. Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường
- B. Tăng khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể
- C. Các cá thể tận dụng được nguồn sống từ môi trường
- D. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 243704
Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho biết điều gì?
- A. con đường trao đổi vật chất và năng lượng trong quần xã
- B. mức độ gần gũi giữa các cá thể trong quần xã
- C. nguồn thức ăn của các sinh vật tiêu thụ
- D. mức độ tiêu thụ các chất hữu cơ của các sinh vật
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 243709
Trong quần thể, các cá thể luôn gắn bó với nhau thông qua mối quan hệ nào sau đây?
- A. cạnh tranh
- B. hỗ trợ hoặc cạnh tranh
- C. không có mối quan hệ
- D. hỗ trợ
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 243715
Nhân tố nào là nhân tố hữu sinh gây biến động số lượng cá thể của quần thể?
- A. nhiệt độ xuống quá thấp
- B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong đàn
- C. khí hậu
- D. lũ lụt