Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 368186
Dựa theo quan niệm hiện đại, trong quá trình phát sinh loài người, các nhân tố sinh học đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn nào?
- A. Người vượn hóa thạch và người cổ.
- B. Người hiện đại.
- C. Người vượn hóa thạch và người hiện đại.
- D. Người cổ và người hiện đại.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 368189
Em hãy cho biết: Trong lịch sử phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, loài người xuất hiện ở giai đoạn nào?
- A. đại Tân sinh
- B. đại Cổ sinh
- C. đại Nguyên sinh
- D. đại Trung sinh
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 368194
Hãy cho biết: Dạng vượn người nào dưới đây có quan hệ họ hàng gần gũi với người nhất?
- A. Đười ươi
- B. Gôrila
- C. Vượn
- D. Tinh tinh
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 368197
Xác định có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về sự phát sinh loài người?
I. Loài người xuất hiện tại kỉ thứ 3 của đại Tân sinh.
II. Tiến hóa xã hội là nhân tố chủ đạo trong sự phát triển của con người ngày nay.
III. Các bằng chứng hóa thạch cho thấy loài xuất hiện sớm nhất trong chi Homo là loài Homo. erectus.
IV. Giả thuyết “ra đi từ châu phi” cho rằng người Homo erectus từ châu Phi phát tán sang các châu lục khác rồi hình thành nên Homo Sapiens.
V. Nhờ tiến hóa văn hóa con người có khả năng gây ảnh hưởng đến sự tiến hóa của loài khác và điều chỉnh chiều hướng tiến hóa của chính mình.
- A. 5
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 368202
Hãy cho biết theo quan niệm hiện đại về quá trình phát sinh loài người, phát biểu nào sau đây là không đúng?
- A. Trong lớp Thú thì người có nhiều đặc điểm giống với vượn người (cấu tạo bộ xương, phát triển phôi, ... ).
- B. Người và vượn người ngày nay có nguồn gốc khác nhau nhưng tiến hoá theo cùng một hướng.
- C. Người có nhiều đặc điểm giống với động vật có xương sống và đặc biệt giống lớp Thú (thể thức cấu tạo cơ thể, sự phân hoá của răng, ...).
- D. Người có nhiều đặc điểm khác với vượn người (cấu tạo cột sống, xương chậu, tư thế đứng, não bộ, ...).
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 368204
Người ta dựa vào cơ sở nào sau đây để chia lịch sử Trái Đất thành các đại, các kỉ?
- A. Những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu của Trái Đất và các hóa thạch.
- B. Lịch sử phát triển của thế giới sinh vật qua các thời kì.
- C. Thời gian hình thành và phát triển của quả đất.
- D. Sự hình thành hóa thạch và khoáng sản ở trong lòng Trái Đất.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 368212
Em hãy cho biết: Sự xuất hiện của sâu bọ bay trong kỉ Jura tạo điều kiện cho?
- A. sự phát triển ưu thế của bò sát khổng lồ.
- B. cây hạt trần phát triển mạnh.
- C. sự chuyển từ lưỡng cư thành các bò sát đầu tiên.
- D. sự xuất hiện của bò sát bay ăn sâu bọ.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 368213
Hãy cho biết: Trong quá trình tiến hóa sinh học, chim và thú phát sinh ở đại nào?
- A. Đại Nguyên sinh
- B. Đại Tân sinh
- C. Đại Cổ sinh
- D. Đại Trung sinh
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 368217
Hãy cho biết: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, thực vật có hạt và bò sát phát sinh ở kỉ nào?
- A. Kỉ Đệ tam
- B. Kỉ Đệ tứ
- C. Kỉ Cacbon (Than đá)
- D. Kỉ Krêta (Phấn trắng)
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 368218
Hãy cho biết: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát cố ngự trị ở?
- A. Kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh
- B. Kỉ Đệ tam thuộc đại Tân sinh
- C. Kỉ Jura thuộc đại Trung sinh
- D. Kỉ Pecmi thuộc đại Cổ sinh
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 368222
Xác định đâu là nhóm động vật phát triển mạnh ở kỉ Jura trong đại Trung sinh?
- A. lưỡng cư.
- B. thú có túi.
- C. bò sát khổng lồ.
- D. cá giáp có hàm.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 368224
Khi nói về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất, ý nào không đúng?
- A. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học tạo nên các tế bào sơ khai và sau đó hình thành nên tế bào sống đầu tiên
- B. Một số bằng chứng khoa học cho rằng vật chất di truyền đầu tiên có lẽ là ARN mà không phải là ADN vì ARN có thể tự nhân đôi và xúc tác
- C. Sự xuất hiện sự sống gắn liền với sự xuất hiện phức hợp đại phân tử protein và axit nucleic có khả năng tự nhân đôi và dịch mã
- D. Nhiều bằng chứng thực nghiệm thu được đã ủng hộ quan điểm cho rằng các chất hữu cơ đầu tiên trên Trái Đất được hình thành bằng con đường tổng hợp hóa học
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 368226
Cho biết: Quá trình tiến hóa dẫn tới hình thành các hợp chất hữu cơ đầu tiên trên Quả đất không có sự tham gia của những nguồn năng lượng nào?
- A. Tia tử ngoại, hoạt động núi lửa
- B. Phóng điện trong khí quyển, tia tử ngoại
- C. Tia tử ngoại, năng lượng sinh học
- D. Hoạt động núi lửa, bức xạ Mặt trời.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 368228
Em hãy cho biết: Trong giai đoạn tiến hóa hóa học không xảy ra sự kiện nào?
- A. Các axit amin liên kết với nhau thành chuỗi polipeptit đơn giản
- B. Từ các chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản
- C. Sự hình thành tế bào sơ khai với các cơ chế nhân đôi, phiên mã, dịch mã, trao đổi chất, phân chia
- D. Các nucleotit liên kết nhau thành các phân tử axit nucleic
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 368230
Em hãy cho biết: Trong khí quyển nguyên thủy của vỏ Trái Đất không có khí nào?
- A. CO2
- B. NH3
- C. CH4
- D. O2
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 368235
Hãy cho biết: Quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí sẽ khó xảy ra nếu như?
- A. phiêu bạt di truyền xảy ra ở quần thể có kích thước nhỏ
- B. quần thể cách li chịu áp lực chọn lọc tự nhiên khác với quần thể gốc
- C. chọn lọc tự nhiên xảy ra làm phân hoá vốn gen của các quần thể cách li
- D. diễn ra dòng gen thường xuyên giữa hai quần thể cùng loài
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 368238
Đâu là ý không đúng về quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lý (hình thành loài khác khu vực địa lý)?
- A. Điều kiện địa lý là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật, từ đó tạo thành loài mới.
- B. Hình thành loài mới bằng con đường địa lý có thể xảy ra đối với các loài động vật có khả năng phát tán kém.
- C. Hình thành loài mới bằng con đường địa lý diễn ra chậm chạp trong thời gian lịch sử lâu dài.
- D. Trong những điều kiện địa lý khác nhau, CLTN đã tích lũy các đột biến và các biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 368240
Xác định: Trong các hình thức cách li được trình bày dưới đây, loại cách li nào bao gồm các trường hợp còn lại?
- A. Cách li sinh thái
- B. Cách li tập tính
- C. Cách li cơ học
- D. Cách li sinh sản
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 368243
Khi nói về sự hình thành loài mới bằng con đường địa lí, phát biểu nào sau đây sai?
- A. Sự hình thành loài mới luôn gắn liền với sự hình thành đặc điểm thích nghi mới.
- B. Là phương thức hình thành loài có ở cả động vật và thực vật.
- C. Cách li địa lí là nhân tố tạo điều kiện cho sự phân hóa trong loài.
- D. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 368248
Xác định đâu là biểu hiện của cơ chế cách li trước hợp tử?
- A. Hai loài ếch đốm có tiếng kêu khác nhau khi giao phối.
- B. Cừu có thể giao phối với dê tạo thành hợp tử nhưng hợp tử không phát triền thành phôi.
- C. Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
- D. Trứng nhái thụ tinh bằng tinh trùng cóc thì hợp tử không phát triển.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 368250
Hãy cho biết: Trong quá trình tiến hóa nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm nhất là gì?
- A. Đột biến
- B. Các yếu tố ngẫu nhiên
- C. Chọn lọc tự nhiên
- D. di – nhập gen
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 368251
Hãy cho biết: Đối với quá trình tiến hóa, yếu tố ngẫu nhiên?
- A. làm biến đổi mạnh tần số alen của những quần thể có kích thước nhỏ.
- B. làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể sinh vật.
- C. làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
- D. chỉ đào thải các alen có hại và giữ lại các alen có lợi cho quần thể.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 368255
Xác định: Yếu tố qui định giới hạn thường biến của kiểu hình?
- A. Điều kiện môi trường
- B. Thời kì sinh trưởng
- C. Kiểu gen của cơ thể
- D. Thời kì phát triển
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 368258
Đâu là nguyên nhân: Đối với vi khuẩn, tốc độ tiến hoá diễn ra một cách nhanh chóng?
- A. Vi khuẩn có ít gen nên tỷ lệ gen đột biến cao.
- B. Vi khuẩn sinh sản nhanh và gen đột biến được biểu hiện ngay thành kiểu hình.
- C. Vi khuẩn có kích thước nhỏ, tốc độ trao đổi chất mạnh nên dễ chịu ảnh hưởng của môi trường.
- D. Quần thể vi khuẩn có kích thước nhỏ nên dễ chịu sự tác động của các nhân tố tiến hoá.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 368261
Mối liên hệ trong sự hình thành một đặc điểm thích nghi ở sinh vật liên quan với gen là?
- A. Không chỉ liên quan đến một alen nào đó mà còn là kết quả củasự kiên định một tổ hợp gen thích nghi.
- B. Chỉ liên quan với một alen lặn.
- C. Chỉ liên quan với sự kiên định một tổ hợp gen thích nghi.
- D. Chỉ liên quan với một alen trội
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 368263
Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình tiến hóa nhỏ?
- A. Tiến hóa nhỏ giúp hình thành các đơn vị phân loại trên loài
- B. Tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô loài và diễn biến không ngừng
- C. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử lâu dài
- D. Tiến hóa nhỏ làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 368266
Dựa theo Kimura, các đột biến trung tính thuộc loại nào?
- A. Đột biến gen.
- B. Đột biến cấu trúc NST.
- C. Đột biến dị bội thể.
- D. Đột biến đa bội thể.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 368268
Đâu là ý kiến sai, Khi nói về hiện tượng đa hình cân bằng di truyền?
- A. Trong sự đa hình cân bằng, thường có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác
- B. Quần thể song song tồn tại một số loại kiểu hình ở trạng thái cân bằng ổn định
- C. Quần thể ưu tiên duy trì các thể dị hợp về một gen hoặc một hóm gen
- D. Các thể dị hợp thường tỏ ra có ưu thế so với các thể đồng hợp tương ứng.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 368272
Hãy cho biết: Đâu là nguyên nhân gây nên hiện tượng đa hình cân bằng?
- A. CLTN ủng hộ các cá thể có kiểu gen đồng hợp tử trội.
- B. CLTN xảy ra theo kiểu chọn lọc phân hoá.
- C. CLTN ủng hộ các cá thể có kiểu gen đồng hợp tử lặn.
- D. CLTN ủng hộ các cá thể có kiểu gen dị hợp tử.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 368277
Đâu là bản chất thực của quá trình tiến hóa nhỏ?
- A. Hình thành loài mới
- B. Hình thành các đơn vị tiến hóa trên loài
- C. Làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể
- D. Tạo ra nguồn biến dị di truyền của quần thể
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 368280
Theo Đacuyn nhận xét về mối quan hệ giữa các loài là?
- A. Các loài không có họ hàng về mặt nguồn gốc
- B. Các loài cùng được sinh ra cùng một lúc và không hề biến đổi
- C. Các loài được biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện nhưng có nguồn gốc riêng
- D. Các loài là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 368284
Theo Đacuyn, có các loại biến dị nào?
- A. Biến dị thường biến và đột biến
- B. Biến dị di truyền và biến dị không di truyền.
- C. Biến dị xác định và biến dị cá thể.
- D. Biến dị tố hợp và đột biến.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 368287
Đâu là ý không đúng, khi nói về học thuyết tiến hóa của Đacuyn?
- A. Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là do CLTN tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
- B. CLTN là quá trình đào thải các sinh vật mang các biến dị không thích nghi và giữ lại các sinh vật mang các biến dị di truyền giúp chúng thích nghi.
- C. Hạn chế của học thuyết tiến hóa Đacuyn là chưa làm rõ được nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền của biến dị.
- D. Để giải thích về nguồn gốc các loài, theo Đacuyn nhân tố tiến hóa quan trọng nhất là biến dị cá thể.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 368292
Đâu là điểm tiến bộ cơ bản trong học thuyết tiến hoá của Đacuyn so với học thuyết tiến hoá của Lamac?
- A. giải thích cơ chế tiến hoá ở mức độ phân tử, bổ sung cho quan niệm của Lamac.
- B. giải thích nguyên nhân phát sinh các biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
- C. giải thích sự hình thành loài mới bằng con đường phân li tính trạng dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
- D. xác định vai trò quan trọng của ngoại cảnh.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 368295
Dựa theo quan điểm của Đác Uyn, sự đa dạng của sinh giới là kết quả?
- A. chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng
- B. sự biến đổi liên tục theo điều kiện môi trường.
- C. chọn lọc tự nhiên dựa trên nguồn đột biến gen và biến dị tổ hợp.
- D. sự tích lũy ngẫu nhiên các đột biến trung tính.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 368298
Hãy xác định: Dacuyn không đưa ra khái niệm nào?
- A. Chọn lọc tự nhiên.
- B. Đột biến.
- C. Phân ly tính trạng.
- D. Biến dị cá thể.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 368302
Hãy cho biết: Việc con người giữ lại các giống cây trồng, vật nuôi có các tính trạng có lợi cho con người và nhân giống chúng, loại bỏ các giống có các tính trạng không có lợi cho con người được coi là gì?
- A. Chọn lọc tự nhiên
- B. Chọn lọc nhân tạo
- C. Phân ly tính trạng
- D. Đấu tranh sinh tồn
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 368306
Loại bằng chứng tiến hóa nào có sức thuyết phục nhất?
- A. bằng chứng giải phẫu so sánh
- B. bằng chứng địa lí - sinh học.
- C. bằng chứng sinh học phân tử.
- D. bằng chứng phôi sinh học.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 368307
Cho biết: Các tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một loại mã di chuyền, đều dùng cùng 20 loại axit amin để cấu tạo nên prôtêin, điều này chứng minh?
- A. các loài có chung một nguồn gốc.
- B. các loài có nhiều đặc điểm giống nhau.
- C. các loài có quan hệ họ hàng gần nhau.
- D. các loài có nguồn gốc khác nhau.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 368309
Xác định: bằng chứng nào được xem là bằng chứng trực tiếp?
- A. Bằng chứng phôi sinh học.
- B. Bằng chứng địa lý sinh học.
- C. Bằng chứng sinh học phân tử.
- D. Bằng chứng hóa thạch.