Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 366543
Theo quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.
- B. Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể.
- C. Đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là các cá thể trong quần thể.
- D. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 366544
Xác định phát biểu không đúng về tiến hoá nhỏ là?
- A. tiến hoá nhỏ là hệ quả của tiến hoá lớn.
- B. quá trình tiến hoá nhỏ diễn ra trong phạm vi phân bố tương đối hẹp.
- C. quá trình tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn.
- D. tiến hoá nhỏ có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 366545
Phát biểu nào là đúng với quan niệm của Đacuyn?
- A. Chỉ có các biến dị tổ hợp xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
- B. Những biến dị cá thể xuất hiện một cách lẻ tẻ trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa.
- C. Chỉ có các đột biến gen xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
- D. Những biến dị xuất hiện đồng loạt, theo cùng một hướng xác định, có lợi cho sinh vật mới là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 366546
Phát biểu nào không đúng khi nói về những đóng góp của học thuyết tiến hóa Đácuyn?
- A. Đácuyn giải thích thành công sự hình thành đặc điểm thích nghi ở sinh vật.
- B. Đácuyn đã đề xuất khái niệm biến dị cá thể, nêu lên tính vô hướng của loại biến dị này.
- C. Đácuyn đã phát hiện vai trò sáng tạo của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.
- D. Đácuyn đã giải thích nguyên nhân phát sinh biến dị, nêu cơ chế di truyền các biến dị.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 366547
Cho biết: Theo Đácuyn, quá trình chọn lọc tự nhiên có vai trò gì?
- A. hình thành tập quán hoạt động của động vật.
- B. tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại cho con người và bản thân với sinh vật.
- C. tạo ra những biến đổi thích ứng trên cơ thể sinh vật với những biến đổi của ngoại cảnh.
- D. là nhân tố chính hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 366549
Xác định: Bằng chứng tiến hóa nào có sức thuyết phục nhất?
- A. bằng chứng giải phẫu so sánh
- B. bằng chứng địa lí - sinh học.
- C. bằng chứng sinh học phân tử.
- D. bằng chứng phôi sinh học.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 366550
Khi nói về các bằng chứng tiến hóa, phát biểu nào đúng?
- A. Cơ quan tương tự phản ánh hướng tiến hóa phân li.
- B. Cơ quan tương đồng phản ánh hướng tiến hóa đồng quy.
- C. Tính phổ biến của mã di truyền là một bằng chứng sinh học phân tử.
- D. Hóa thạch là bằng chứng tiến hóa gián tiếp.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 366552
Xác định: Các tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một loại mã di chuyền, đều dùng cùng 20 loại axit amin để cấu tạo nên prôtêin, là một bằng chứng chứng minh:
- A. các loài có chung một nguồn gốc.
- B. các loài có nhiều đặc điểm giống nhau.
- C. các loài có quan hệ họ hàng gần nhau.
- D. các loài có nguồn gốc khác nhau.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 366553
Xác định: Ví dụ nào là cơ quan thoái hóa?
- A. Diều của chim
- B. Nhụy trong hoa đực của cây ngô
- C. Ngà voi
- D. Gai cây hoa hồng
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 366555
Trong số các bằng chứng tiến hóa sau, bằng chứng nào được xem là bằng chứng trực tiếp?
- A. Bằng chứng phôi sinh học.
- B. Bằng chứng địa lý sinh học.
- C. Bằng chứng sinh học phân tử.
- D. Bằng chứng hóa thạch.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 366557
Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào đúng?
- A. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một hướng xác định.
- B. Di - nhập gen chỉ làm thay đổi tần số alen của các quần thể có kích thước nhỏ.
- C. Giao phối không ngẫu nhiên luôn dẫn đến trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.
- D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 366559
Căn cứ thuyết tiến hóa hiện đại, hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc các giao tử giữa các quần thể cùng loài được gọi là gì?
- A. giao phối không ngẫu nhiên.
- B. chọn lọc tự nhiên.
- C. di - nhập gen.
- D. đột biến.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 366560
Xác định phát biểu đúng: Khi nói về chọn lọc tự nhiên?
- A. Trong một quần thể, quá trình chọn lọc tự nhiên có thể sẽ làm tăng tính đa dạng của sinh vật.
- B. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, qua đó gián tiếp làm biến đổi kiểu gen và tần số alen.
- C. Chọn lọc tự nhiên chỉ làm thay đổi tần số alen mà không làm thay đổi tỉ lệ kiểu gen của quần thể.
- D. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 366562
Xác định: Khi nói về nhân tố tiến hóa, phát biểu nào đúng?
- A. Giao phối không ngẫu nhiên không chỉ làm thay đổi tần số alen mà còn làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
- B. Thực chất của chọn lọc tự nhiên là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
- C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, qua đó làm thay đổi tần số alen của quần thể.
- D. Yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố duy nhất làm thay đổi tần số alen của quần thể ngay cả khi không xảy ra đột biến và không có chọn lọc tự nhiên.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 366563
Xác định: Trong quần thể có xuất hiện thêm alen mới là kết quả của nhân tố tiến hóa nào?
- A. Chọn lọc tự nhiên.
- B. Giao phối không ngẫu nhiên.
- C. Đột biến.
- D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 366564
Xác định: Di – nhập gen có đặc điểm gì?
- A. Luôn mang đến cho quần thể các alen mới, kiểu gen mới.
- B. Luôn làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.
- C. Làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định.
- D. Tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 366567
Xác định nguyên nhân vì sao: Đối với vi khuẩn, tốc độ tiến hoá diễn ra một cách nhanh chóng?
- A. Vi khuẩn có ít gen nên tỷ lệ gen đột biến cao.
- B. Vi khuẩn sinh sản nhanh và gen đột biến được biểu hiện ngay thành kiểu hình.
- C. Vi khuẩn có kích thước nhỏ, tốc độ trao đổi chất mạnh nên dễ chịu ảnh hưởng của môi trường.
- D. Quần thể vi khuẩn có kích thước nhỏ nên dễ chịu sự tác động của các nhân tố tiến hoá.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 366569
Dựa theo lịch sử tiến hoá, những sinh vật xuất hiện sau mang nhiều đặc điểm hợp lí hơn những sinh vật xuất hiện trước là do đâu?
- A. Áp lực của chọn lọc thường diễn ra theo hướng tăng dần trong điều kiện tự nhiên
- B. Chọn lọc tự nhiên đã đào thải những dạng kém thích nghi cũ, chỉ giữa lại những dạng mới
- C. Sinh vật dễ dàng thay đổi khi điều kiện sống thay đổi
- D. Đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, chọn lọc tự nhiên không ngừng tác động nên các đặc điểm thích nghi liên tục được hoàn thiện ngay cả khi hoàn cảnh sống ổn định
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 366571
Cho biết: Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo sinh học hiện đại, đặc điểm thích nghi này được hình thành do
- A. Ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu.
- B. Chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu.
- C. Chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ
- D. Khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 366572
Xác định sự hình thành một đặc điểm thích nghi ở sinh vật liên quan với gen như thế nào?
- A. Không chỉ liên quan đến một alen nào đó mà còn là kết quả củasự kiên định một tổ hợp gen thích nghi.
- B. Chỉ liên quan với một alen lặn.
- C. Chỉ liên quan với sự kiên định một tổ hợp gen thích nghi.
- D. Chỉ liên quan với một alen trội
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 366574
Xác định: Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra tương đối nhanh trong trường hợp nào?
- A. Chọn lọc tự nhiên diễn ra theo chiều hướng khác nhau.
- B. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá.
- C. Hình thành loài bằng con đường sinh thái.
- D. Hình thành loài bằng con đường địa lý.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 366576
Xác định: Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52 trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài bông của châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 toàn NST nhỏ. Cơ chế nào đã dẫn đến sự hình thành loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52?
- A. Con đường lai xa và đa bội hoá.
- B. Con đường sinh thái.
- C. Con đường địa lí.
- D. Con đường cách li tập tính.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 366578
Xác định: Tiến hành phép lai xa giữa hai loài thực vật họ hàng gần, bộ NST giống nhau về số lượng 2n = 18. Thỉnh thoảng thu được những con lai hữu thụ. Giải thích nào sau đây là hợp lý trong trường hợp này?
- A. Số lượng bộ NST của hai loài là giống nhau nên tổng hợp lại bộ NST chẵn, có thể phân chia trong giảm phân bình thường và tạo giao tử bình thường.
- B. Vì đây là hai loài họ hàng gần, cấu trúc của hầu hết NST có sự giống nhau nên hiện tượng tiếp hợp trao đổi đoạn vẫn có thể xảy ra và sự hình thành giao tử ở con lai xảy ra bình thường.
- C. Trong quá trình lai xa, rối loạn giảm phân dẫn tới hình thành các giao tử lưỡng bội. Sự kết hợp của các giao tử này tạo thành dạng song nhị bội có khả năng sinh sản bình thường.
- D. Cấu trúc và số lượng NST giống nhau sẽ dẫn đến khả năng giảm phân bình thường và sinh giao tử hữu thụ.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 366580
Xác định: Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa chủ yếu gặp ở các loài
- A. Động vật bậc cao.
- B. Động vật bậc thấp.
- C. Thực vật sinh sản hữu tính.
- D. Thực vật sinh sản vô tính.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 366585
Xác định hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá là phương thức thường thấy ở đâu?
- A. Thực vật
- B. Động vật
- C. Động vật ít di động
- D. Động vật kí sinh
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 366588
Xác định đâu là đặc điểm cơ bản giúp ta nhận biết sự tiến hoá sinh học?
- A. Phân hoá ngày càng đa dạng
- B. Tổ chức cơ thể ngày càng phức tạp
- C. Thích nghi ngày càng hợp lí
- D. Phương thức sinh sản ngày càng hoàn thiện
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 366590
Đâu là chiều hướng tiến hóa cơ bản nhất của sinh giới?
- A. Ngày càng đa dạng và phong phú.
- B. Tổ chức ngày càng cao.
- C. Thích nghi ngày càng hợp lý.
- D. Lượng ADN ngày càng tăng
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 366592
Cho biết: Sinh giới đã không tiến hoá theo chiều hướng nào?
- A. Ngày càng đa dạng và phong phú
- B. Ngày càng phức tạp
- C. Thích nghi ngày càng hợp lí
- D. Có tổ chức ngày càng cao
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 366595
Xác định nguyên nhân vì sao có sự song song tồn tại các nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh vật có tổ chức cao?
- A. Vì trong những điều kiện xác định, có những sinh vật duy trì tổ chức nguyên thuỷ của chúng hoặc đơn giản hoá tổ chức mà vẫn đảm bảo sự thích nghi thì vẫn tồn tại và phát triển.
- B. Vì các sinh vật có tổ chức thấp vẫn không ngừng phát sinh.
- C. Vì các sinh vật có tổ chức thấp không có nhu cầu nhiều về dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển.
- D. Vì các sinh vật có tổ chức thấp không có nhu cầu nhiều về năng lượng cho các hoạt động sống
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 366598
Cho biết: Trong việc giải thích nguồn gốc chung của các loài quá trình nào dưới đây đóng vai trò quyết định?
- A. Quá trình đột biến
- B. Quá trình giao phối
- C. Quá trình chọn lọc tự nhiên
- D. Quá trình phân li tính trạng
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 366600
Cho biết: Nhà khoa học nào trong lý thuyết Tái tạo của mình đã nói rằng "ontogeny tái tổng hợp phát sinh loài"?
- A. Ernst Haeckel
- B. Louis Pasteur
- C. Charles Darwin
- D. SL Miller
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 366602
Hãy cho biết: Khoảng cách các sao được đo bằng?
- A. Cây số
- B. Năm ánh sáng
- C. Mỗi giây
- D. Giới hạn Chandrasekhar
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 366605
Xác định: Trong hệ tiêu hóa của người, dưới tác động của enzim tiêu hóa, tinh bột được biến đổi thành chất nào?
- A. Glixerol
- B. Glucozo
- C. Axit béo
- D. Axit amin
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 366609
Em hãy cho biết: Phát biểu nào không đúng khi nói về nguồn gốc sự sống?
- A. Tiến hóa hóa học là giai đoạn tiến hóa hình thành nên các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ.
- B. Tiến hóa sinh học là giai đoạn tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức sinh học
- C. Tiến hóa tiền sinh học là giai đoạn hình thành nên các tế bào sơ khai và sau đó là hình thành nên những tế bào sống đầu tiên.
- D. Quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất có thể chia thành các giai đoạn: tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 366610
Cho biết: Sự kiện đánh dấu kết thúc tiến hóa hóa học là?
- A. hình thành các đại phân tử hợp chất hữu cơ
- B. hình thành hệ đại phân tử có khả năng tự nhân đôi
- C. hình thành ARN
- D. hình thành ARN và ADN
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 366611
Chọn đáp án đúng: Đại Cổ sinh gồm các kỉ xếp theo thứ tự từ sớm đến muộn là?
- A. cambri → ocđôvic → silua → đêvôn → cacbon → pecmi
- B. cambri → silua → pecmi → cacbon → đêvôn → ocđôvic
- C. cambri → ocđôvic → silua → cacbon → đêvôn → pecmi
- D. cambri → ocđôvic → đêvôn → pecmi → cacbon → silua
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 366612
Cho biết: Trong quá trình phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, loài người xuất hiện ở kỉ?
- A. Tam Điệp.
- B. Phấn Trắng.
- C. Đệ tứ.
- D. Ocđôvic.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 366613
Cho biết: Nguyên nhân nào không dẫn đến sự tiến hóa của sinh giới qua các đại địa chất?
- A. Sự trôi dạt các mảng lục địa.
- B. Sự xuất hiện của loài người.
- C. Sự biến đổi điều kiện khí hậu.
- D. Do động đất, sóng thần, núi lửa phun trào.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 366614
Cho biết: Khẳng định nào không đúng khi nói về sự phát triển của sinh vật qua các đại địa chất ?
- A. Ở kỉ phấn trắng, các đại lục bắc liên kết với nhau, biển thu hẹp, khí hậu khô. Xuất hiện thực vật có hoa. Tiến hóa động vật có vú; cuối kỉ tuyệt diệt nhiều sinh vật kế cả bò sát cổ.
- B. Ở kỉ Đevon, khí hậu lục địa khô hanh, ven biển ẩm ướt, hình thành sa mạc. Phân hóa cá xương; phát sinh lưỡng cư, côn trùng.
- C. Ở kỉ Tam điệp, đại lục chiếm ưu thế, khí hậu khô. Cây hạt trần ngự trị, phân hóa bò sát cổ. Cá xương phát triển. Phát sinh các nhóm linh trưởng.
- D. Ở kỉ Đệ tam, các đại lục gần giống hiện nay, khí hậu đầu kỉ ấm áp, cuối kỉ lạnh. Phát sinh các nhóm linh trưởng, cây có hoa ngự trị. Phân hóa các lớp Thú, Chim, Côn trùng.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 366615
Cho biết ở kỉ Tam Điệp, chưa có sự phát sinh các nhóm linh trưởng. Sự phát sinh nhóm linh trưởng ở kỉ đệ Tam của Đại Tân sinh
- A. Tân sinh.
- B. Trung sinh.
- C. Thái cổ.
- D. Nguyên sinh.