Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 367379
Sau khi kí hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946) thực dân Pháp có thái độ và hành động như thế nào?
- A. Nghiêm chỉnh thi hành hiệp định
- B. Chuẩn bị rút quân về nước
- C. Tiếp tục câu kết với Trung Hoa Dân Quốc chống phá cách mạng Việt Nam
- D. Tìm cách phá hoại hiệp định, gây xung đột vũ trang
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 367387
Ngày 7 tháng 5 năm 1954, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử trọng đại gì?
- A. Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu
- B. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi
- C. Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương khai mạc
- D. Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 367389
Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam thời kì năm 1939 - 1945 là gì?
- A. Đánh đổ đế quốc, phát xít xâm lược giành độc lập dân tộc
- B. Đánh đổ các giai cấp bóc lột giành quyền tự do dân chủ
- C. Lật đổ chế độ phong kiến giành ruộng đất cho dân cày
- D. Lật đổ chế độ phản động thuộc địa cải thiện dân sinh
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 367394
Chính quyền cách mạng ra đời trong phong trào năm 1930-1931 ở Nghệ An và Hà Tĩnh theo hình thức nào?
- A. Chính quyền công- nông- binh
- B. Chính quyền dân chủ tư sản
- C. Chính quyền Xô viết
- D. Chính quyền của dân, do dân, vì dân
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 367396
Chủ trương “vô sản hóa” của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhằm thực hiện mục tiêu gì?
- A. Rèn luyện hội viên trong thực tế, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, tổ chức và lãnh đạo công nhân đấu tranh
- B. Rèn luyện tính kỉ luật cho hội viên của hội, giúp hội viên trưởng thành hơn trong đấu tranh.
- C. Tạo điều kiện để hội viên sống gần gũi với quần chúng để tổ chức phong trào đấu tranh
- D. Xây dựng cơ sở cách mạng trong phong trào nông dân và công nhân
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 367398
Đâu không phải là điểm mới của phong trào công nhân Việt Nam trong giai đoạn năm 1926-1929?
- A. Mang tính thống nhất trong toàn quốc
- B. Đều mang tính chất chính trị rõ nét
- C. Công nhân trở thành lực lượng chính trị độc lập dẫn đầu phong trào yêu nước
- D. Phong trào công nhân thực sự trở thành phong trào tự giác
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 367400
Chính quyền cách mạng đã thực hiện các biện pháp cấp thời nào để giải quyết nạn đói ?
- A. Phát động phong trào tăng gia sản xuất.
- B. Chia ruộng đất công theo nguyên tắc công bằng dân chủ.
- C. Giúp dân khôi phục, xây dựng lại hộ thống đê diều.
- D. Lập các hũ gạo cứu đói, không dùng gạo, ngô để nấu rượu.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 367402
“Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già người trẻ, không chia tôn giáo đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc” Đoạn văn trên phản ánh nội dung nào trong đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng?
- A. Kháng chiến toàn dân
- B. Kháng chiến toàn diện
- C. Kháng chiến trường kì
- D. Kháng chiến lâu dài
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 367404
Cho biết khó khăn lớn nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cách mạng tháng Tám năm 1945 là
- A. Chính quyền cách mạng non trẻ
- B. Kinh tế- tài chính kiệt quệ
- C. Văn hóa lạc hậu
- D. Ngoại xâm và nội phản
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 367406
Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930 có tác động như thế nào đến việc giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối cách mạng ở Việt Nam?
- A. Mở đường cho việc giải quyết khủng hoảng đường lối ở Việt Nam.
- B. Xác định một con đường cứu nước mới cho dân tộc
- C. Chấm dứt thời kì khủng hoảng đường lối của cách mạng Việt Nam.
- D. Là bước chuẩn bị đầu tiên cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 367407
Đâu không phải là quyết định của Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào từ ngày 16 đến ngày 17 tháng 8 năm 1945?
- A. Tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng
- B. Thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa
- C. Thông qua 10 chính sách của Việt Minh
- D. Cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 367409
Cho biết lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa nào?
- A. Khởi nghĩa Bắc Sơn
- B. Khởi nghĩa Nam Kì
- C. Binh biến Đô Lương
- D. Khởi nghĩa từng phần
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 367411
Mặt trận nào là biểu tượng của khối đoàn kết 3 nước Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?
- A. Liên minh nhân dân Đông Dương
- B. Liên minh nhân dân Việt- Miên- Lào
- C. Liên minh Việt- Miên- Lào
- D. Mặt trận nhân dân Việt- Miên- Lào
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 367414
Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của cao trào kháng Nhật cứu nước?
- A. Lực lượng cách mạng được củng cố, phát triển vượt bậc
- B. Tập dượt quần chúng đấu tranh
- C. Thúc đẩy thời cơ cách mạng chín muồi
- D. Báo hiệu giờ hành động quyết định đã đến
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 367415
Gấp rút xây dựng lực lượng, bình định vùng tạm chiếm, kết hợp với phản công và tiến công lực lượng cách mạng là nội dung kế hoạch quân sự nào của Pháp- Mĩ?
- A. Kế hoạch Valuy
- B. Kế hoạch Rơve
- C. Kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi
- D. Kế hoạch Nava
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 367417
Đâu không phải là phong trào được tiến hành trong cuộc vận động dân chủ năm 1936-1939?
- A. Đông Dương đại hội
- B. Đón phái viên và toàn quyền mới
- C. Đấu tranh báo chí
- D. Cuộc tấn công vào khu Đấu Xảo (Hà Nội)
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 367420
Đường lối chiến lược của cách mạng Đông Dương được xác định như thế nào trong Luận Cương chính trị tháng 10 năm 1930?
- A. Tiến hành cuộc tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản
- B. Lúc đầu là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa
- C. Tiến hành cách mạng ruộng đất để tiến tới xã hội cộng sản
- D. Tiến hành giải phóng dân tộc và cách mạng ruộng đất
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 367421
Vì sao có thể khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) đóng vai trò quyết định chấm dứt chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương?
- A. Đập tan nỗ lực cao nhất của Pháp- Mĩ, dẫn tới việc kí kết hiệp định Giơ-ne-vơ
- B. Thúc đẩy phong trào đấu tranh ở các thuộc địa của Pháp phát triển mạnh
- C. Đè bẹp ý chí xâm lược của thực dân Pháp
- D. Đã giải phóng được một vùng rộng lớn ở phía Bắc
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 367424
Cho biết con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có điểm gì mới so với Phan Bội Châu?
- A. Đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.
- B. Đi sang châu Mĩ tìm đường cứu nước.
- C. Đi sang châu Phi tìm đường cứu nước.
- D. Đi sang phương Đông tìm đường cứu nước.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 367426
Vì sao chỉ trong một thời gian ngắn, ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời ở Việt Nam?
- A. Những điều kiện thành lập một Đảng cộng sản đã chín muồi
- B. Chủ nghĩa Mác- Lênin được truyền bá sâu rộng rãi vào Việt Nam
- C. Do ảnh hưởng của phong trào Vô sản hóa
- D. Do phong trào yêu nước có bước phát triển mới
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 367428
Nguyên nhân sâu xa nào sau đây dẫn tới sự bùng nổ phong trào năm 1930-1931?
- A. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933
- B. Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới
- C. Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt
- D. Sự ra đời và lãnh đạo cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 367430
Nhiệm vụ đấu tranh trước mắt của phong trào dân chủ 1936- 1939 so với phong trào cách mạng 1930-1931 có điểm gì khác?
- A. Tập trung chống Pháp để giành độc lập dân tộc
- B. Đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình
- C. Tập trung giải quyết vấn đề đấu tranh giai cấp
- D. Tập trung giải quyết cả vấn đề dân tộc và dân chủ
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 367432
Vì sao khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) Đảng cộng sản Đông Dương không phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền?
- A. Quân Nhật mới chỉ suy yếu
- B. Tầng lớp trung gian vẫn chưa ngả hẳn về phía cách mạng
- C. Đảng Cộng sản Đông Dương và quần chúng chưa sẵn sàng hành động
- D. Thời cơ cách mạng chưa chín muồi
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 367434
Nguyên nhân khách quan đưa tới thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
- A. Nhân dân Việt Nam có truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất
- B. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Đông Dương
- C. Sự chuẩn bị chu đáo trong suốt 15 năm của Đảng cộng sản Đông Dương và nhân dân
- D. Thắng lợi của quân Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 367437
Cơ sở chính để Đảng và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương đánh lâu dài trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954) là
- A. Do sự chênh lệch lớn về tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Pháp
- B. Để khoét sâu những mâu thuẫn trong kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp
- C. Để tranh thủ thời gian để củng cố, phát triển lực lượng
- D. Để huy động toàn dân tham gia kháng chiến
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 367438
Lý do chủ yếu để Trung ương Đảng quyết định triệu tập Đại hội Đại biểu lần II (1951) là
- A. Đã hơn 15 năm Đảng vẫn chưa Đại hội để kiện toàn lại tổ chức
- B. Do cần phải đưa Đảng ra hoạt động công khai, tránh sự nghi kị của quốc tế
- C. Do cần phải giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương
- D. Do cuộc kháng chiến có bước phát triển, cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 367440
Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đã có tác động như thế nào đến hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc?
- A. Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới
- B. Mở đầu quá trình sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới
- C. Mở đầu quá trình sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên thế giới
- D. Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên thế giới
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 367443
Nhân vật lịch sử nào đã nhờ đồng đội chặt đứt cánh tay bị thương của mình để tiếp tục chiến đấu trong chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950?
- A. Trần Cừ
- B. Phan Đình Giót
- C. La Văn Cầu
- D. Bế Văn Đàn
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 367447
Tại sao trong cùng một khoảng thời gian thuận lợi nhưng ở Đông Nam Á chỉ có 3 nước Indonexia, Việt Nam và Lào giành được chính quyền?
- A. Do quân Đồng minh vẫn chưa vào giải giáp ở 3 nước này
- B. Do quân Nhật và lực lượng thân Nhật ở 3 nước này đã rệu rã
- C. Do ý chí quyết tâm cao của nhân dân 3 nước
- D. Do 3 nước đã có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để chớp thời cơ
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 367451
“Dĩ bất biến, ứng vạn biến” là câu nói nổi tiếng của nhân vật lịch sử nào
- A. Huỳnh Thúc Kháng
- B. Hồ Chí Minh
- C. Tôn Đức Thắng
- D. Võ Nguyên Giáp
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 367459
Tham gia lãnh đạo công nhân xưởng đóng tàu Ba Son bãi công (8-1925) là:
- A. Nguyễn Văn Cừ.
- B. Trần Phú.
- C. Nguyễn Ái Quốc.
- D. Tôn Đức Thắng.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 367461
Cho biết tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam:
- A. Trần Phú.
- B. guyễn Văn Cừ.
- C. Nguyễn Ái Quốc.
- D. Lê Hồng Phong.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 367464
Tiền thân của lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam là:
- A. Đội du kích Bắc Sơn.
- B. Đội du kích Nam Kì.
- C. Đội du kích Đình Bảng.
- D. Đội du kích Bát Sắt.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 367465
Thực dân Pháp tiến công căn cứ địa Việt Bắc để thực hiện chiến lược:
- A. Đánh lâu dài.
- B. Đánh nhanh, thắng nhanh.
- C. Đánh dập đầu não cách mạng.
- D. Dùng người Việt trị người Việt.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 367467
Mở đầu chiến dịch Biên giới, quân ta tấn công:
- A. Thất Khê.
- B. Na Sầm.
- C. Đông Khê.
- D. Cao Bằng.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 367468
- A. Hai bước
- B. Ba bước
- C. Bốn bước
- D. Năm bước
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 367470
Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc vào ngày:
- A. 13 - 3 - 1954.
- B. 17 - 3 - 1954
- C. 26 - 4 - 1954
- D. 7 - 5 - 1954
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 367471
Tiền thân của tổ chức Đông Dương cộng sản đảng là:
- A. Tân Việt cách mạng đảng
- B. Việt Nam Quốc dân đảng
- C. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
- D. Hội Phục Việt
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 367473
Nội dung cơ bản của chiến lược "Chiến tranh cục bộ" mà Mĩ sử dụng ở Việt Nam là
- A. Sử dụng quân đội tay sai, do cố vấn Mĩ chỉ huy với vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mĩ.
- B. Sử dụng quân đội Mĩ, quân đội tay sai với kế hoạch “tìm diệt” và “bình định”.
- C. Sử dụng không quân và hải quân đánh phá ác liệt ở nhiều nơi của Việt Nam.
- D. Sử dụng quân đội Sài Gòn chủ yếu, dưới sự yểm trợ của hỏa lực và không quân Mĩ.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 367474
Xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng năm 1930-1931 là bởi vì
- A. Có lực lượng quần chúng tham gia đông đảo.
- B. Nổ ra ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
- C. Thành lập chính quyền cách mạng, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.
- D. Lật đổ ách thống trị của đế quốc Pháp và tay sai.